Banner TOP 1

Vai trò Đạo Đức Trong Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp

Mới nhất
khám phá tuyệt phẩm cty mix's thiết kế phòng ăn
BẠC ĐẠN NSK GIÁ TẬN GỐC CHÍNH HÃNG

Cổ nhân nói, phàm việc gì có Đức mới lâu bền. Suy rộng ra, kinh doanh phải có Đức thì mới lâu bền. Chữ Tâm gắn liền với Đức, vì thế khuyên doanh nhân làm gì cũng phải có Tâm, phải dùng Tâm thì mới thành. Doanh nhân giàu phải có Tâm Đức mới được mọi người nể trọng và là điều mong mỏi của toàn xã hội.Vậy đạo đức kinh doanh là gì ?

Vai trò Đạo Đức Trong Kinh Doanh Của Các Doanh NghiệpVai trò Đạo Đức Trong Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp

“Đạo đức kinh doanh là hệ thống các nguyên tắc luân lý được áp dụng trong thế giới thương mại, chỉ dẫn các hành vi được chấp nhận trong cả chiến lược và vận hành hàng ngày của tổ chức. Phương thức hoạt động có đạo đức ngày càng trở nên cần thiết trong tìm kiếm thành công và xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp”. Giáo sư Phillip V.Lewis, sau khi đúc rút từ 185 định nghĩa khác nhau về đạo đức kinh doanh, đã đưa ra định nghĩa: “Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định”. Từ những nội dung trên có thể thấy, cách hiểu về khái niệm đạo đức kinh doanh trên cốt lõi cơ bản lúc đầu là hướng về tính nhân văn trong kinh doanh thì về sau, nó còn trở thành chính phương thức kinh doanh của doanh nghiệp, nếu muốn phát triển theo hướng thu được lợi nhuận một cách ổn định và bền vững. Ở đây, vai trò đạo đức kinh doanh đã được nhấn mạnh trong những trường hợp đưa ra những quyết định mở rộng hoặc thu hẹp kinh doanh của các chủ doanh nghiệp. Việc tuân thủ đạo đức kinh doanh sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trên con đường kiếm tìm ngày càng nhiều lợi nhuận cho mình.

Tuy nhiên, các định nghĩa nêu trên mới giải quyết trực tiếp nội hàm của khái niệm đạo đức kinh doanh mà không đề cập nó trong quan hệ với đạo đức xã hội nói chung. Vì nó coi những chuẩn mực đạo đức kinh doanh là đã có, đã tồn tại trong xã hội mà không tính đến quá trình hình thành các chuẩn mực đó. Điều đó là đúng, là cần thiết nhưng chưa đủ. Vì ta biết sự hình thành đạo đức xã hội được bắt nguồn từ sự phát triển của đời sống kinh tế – xã hội.

Đạo đức kinh doanh, một mặt, cũng được hình thành như vậy, nhưng mặt khác, nó còn cần phải dựa trên cả cơ sở những giá trị đạo đức chung đã hoặc đang được xây dựng trong xã hội đó. Nếu coi đạo đức kinh doanh là sự thể hiện của những chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung vào trong lĩnh vực cụ thể là hoạt động kinh doanh, thì sẽ không thấy được tính đặc thù của đạo đức kinh doanh, mà nó chỉ được hình thành sau này cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và đạo đức xã hội là quan hệ giữa cái chung và cái riêng chứ không phải giữa cái bộ phận và cái toàn thể. Đạo đức xã hội lúc nào cũng có những chuẩn mực tiêu biểu cho thời đại kinh tế – xã hội của mình. Nhưng khi chưa có kinh tế thị trường thì rõ ràng, chưa thể nói đến kinh doanh (nền kinh tế tự nhiên) nên cũng chưa có đạo đức kinh doanh. Chính sau này, khi hoạt động kinh doanh phát triển thì từ đó mới hình thành nên đạo đức kinh doanh và nó bổ sung những chuẩn mực và nội dung mới vào những chuẩn mực đạo đức xã hội đã có. Nhưng rõ ràng là, những chuẩn mực của đạo đức kinh doanh lại chỉ được hình thành trong xã hội với những chuẩn mực đạo đức đã có. Như vậy, quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và đạo đức xã hội là quan hệ giữa cái riêng với cái chung chứ không phải là giữa cái bộ phận với cái toàn thể. Chẳng hạn, để tuân theo chuẩn mực đạo đức xã hội là “lá lành đùm lá rách”, các doanh nghiệp làm công tác từ thiện xã hội. Nhưng hành động đó chỉ được đánh giá là hành động có đạo đức của doanh nhân chứ chưa phải đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Vì đạo đức kinh doanh, như đã nêu trên, chỉ gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm sao đem lại lợi nhuận mà không ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài đến lợi ích của cộng đồng. Hơn nữa, ở những nước phát triển, người ta còn coi việc thực hiện đạo đức kinh doanh như là sự đầu tư cho phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp, tức là việc tuân thủ nó còn đem lại lợi nhuận cho chính bản thân doanh nhân đó trong tương lai. Như vậy, đạo đức kinh doanh ở mỗi nước khác nhau sẽ có những chuẩn mực khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát triển của bản thân đời sống xã hội ở nước đó. Những chuẩn mực đạo đức xã hội sẽ được bổ sung thêm từ những chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.

 

 

Qua những phân tích trên có thể thấy, khi nói về đạo đức kinh doanh là nói về mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng xã hội trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, người kinh doanh ngoài việc quan tâm đến lợi nhuận cho công ty mình, còn phải quan tâm đến lợi ích cộng đồng xã hội trong cả trước mắt và lâu dài, mà ở đây trước hết là lợi ích vật chất của cộng đồng. Vì thế, đạo đức kinh doanh luôn giữ vai trò điều chỉnh hành vi kinh doanh của doanh nghiệp như là phương thức bổ sung cho việc thực thi luật pháp cho doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh. Đạo đức kinh doanh như là công cụ bổ sung cho những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bên cạnh những luật kinh doanh. Điều này được thể hiện khác nhau ở những nước có trình độ phát triển khác nhau. Ở đây có sự chuyển đổi từ một số chuẩn mực đạo đức kinh doanh thành luật kinh doanh hay còn được gọi là luật hóa những chuẩn mực đạo đức và ngược lại, cũng có những luật lệ kinh doanh trở thành chuẩn mực đạo đức kinh doanh khi các doanh nghiệp thực hiện nó như là sự tự nguyện bên trong.

Đối với các nước phát triển thì vấn đề đạo đức kinh doanh đã và đang được các doanh nhân coi như chiến lược phát triển, là phương thức hoạt động kinh doanh của mình. Họ coi đạo đức kinh doanh như là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững và sự tăng lợi nhuận không ngừng của doanh nghiệp. Điều này đã được nhiều học giả chứng minh bằng thực tiễn kinh doanh của các công ty lớn ở Mỹ và các nước phát triển khác. Bởi vì, ở một nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì mỗi doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình luôn là một bộ phận hữu cơ của cả nền kinh tế – xã hội. Vì thế, những hành vi quyết định hướng kinh doanh cũng như phương thức kinh doanh của họ đều tuân theo những tiêu chuẩn và quy định của xã hội trên cả phương diện đạo đức cũng như luật pháp.

Nói một cách khác, ở những nước phát triển thì những chuẩn mực đạo đức đã trở thành phẩm chất không thể thiếu đối với mỗi người kinh doanh và đối với từng doanh nghiệp và chính hệ thống luật pháp hoàn chỉnh ở những nước này đã giữ vai trò chủ yếu trong việc ngăn chặn những hoạt động kinh doanh vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung và đạo đức kinh doanh nói riêng. Hơn nữa, ở các nước phát triển, do có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh hoàn chỉnh hơn, nên việc tuân thủ những chuẩn mực đạo đức kinh doanh chính là tạo ra những giá trị cho doanh nghiệp (uy tín, thương hiệu, chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng để thu hút khách hàng ngày càng nhiều hơn), làm động lực cho việc tăng năng suất của công ty. Trong khi đó, tại các nước có nền kinh tế kém phát triển như nước ta, do hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, nên cơ hội phát triển kinh tế và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền của kinh tế nhà nước, của tham nhũng và những lợi ích nhóm nên vai trò của luật pháp giữ vị trí quan trọng nhằm định hướng, xử lý và ngăn chặn những hành động kinh doanh phi đạo đức.

Hiện nay, ở Việt Nam đang xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước và coi đó là mô hình phát triển kinh tế phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển kinh tế của thế giới. Nhưng rõ ràng là, cho đến nay, khi Việt Nam đã trải qua gần 30 năm tiến hành đổi mới nhưng nền kinh tế thị trường vẫn đang trong tiến trình hoàn thiện cả về cơ chế thị trường lẫn thể chế xã hội. Vì thế, phương thức kinh doanh và hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh vẫn còn chưa hoàn toàn đầy đủ. Do đó, hoạt động kinh doanh còn nhiều lĩnh vực chưa tuân thủ theo pháp luật và chưa được bảo đảm bằng hệ thống pháp luật. Nếu như giai đoạn mới bước vào đổi mới, do hệ thống luật kinh doanh chưa đầy đủ và thể chế hoạt động kinh doanh chưa rõ ràng nên những phương thức kinh doanh có tính chất cơ hội, chộp giật đã mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp và cùng với nó là vi phạm nặng nề đạo đức kinh doanh mà cộng đồng phải gánh chịu, thì đến nay, cùng với hàng loạt điều luật trong hoạt động kinh doanh ra đời, nó đã dần được thay thế bằng sự làm ăn chính đáng, tuân thủ theo luật pháp và không ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng. Điều này đã thể hiện rõ ràng rằng, khi hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh thì những kẽ hở sẽ còn nhiều và trở thành điều kiện cho những doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh. Trong quá trình đổi mới, ở Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận mà vi phạm vệ sinh môi trường, làm ăn gian dối, sản xuất hàng giả, hàng nhái nhưng mãi sau này mới bị phát hiện, bị pháp luật xử lý. Sự chậm trễ trong xử lý đã vô hình trung tạo ra các doanh nghiệp coi thường pháp luật trong hoạt động kinh doanh và vì thế, khái niệm đạo đức kinh doanh đối với họ coi như không tồn tại. Trong những năm gần đây, khi một loạt các doanh nghiệp bị pháp luật xử lý thì lại tạo cho họ và cho cả người dân hiểu rằng, khi nói về đạo đức kinh doanh chính là hoạt động kinh doanh không vi phạm pháp luật. Vì thế, vấn đề tuân thủ đạo đức kinh doanh đối với các doanh nghiệp Việt Nam đến nay vẫn chưa chi phối những hành vi kinh doanh của họ trên cả chiến lược kinh doanh lẫn phương thức kinh doanh mà lẽ ra, theo yêu cầu của phát triển doanh nghiệp, thì đạo đức kinh doanh phải được tập thể quan tâm ngay trong khâu lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh, trong sản xuất, tài chính, đào tạo nhân viên và trong các mối quan hệ với khách hàng nói chung.

Trong những năm gần đây, khi một loạt doanh nghiệp Việt Nam giải thể, đóng cửa, hoặc tuyên bố phá sản, khi tồn tại nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và thị trường bất động sản đóng băng thì ngoài nguyên nhân chung về khủng hoảng kinh tế – tài chính, việc vi phạm đạo đức kinh doanh cũng là nguyên nhân không nhỏ góp phần gây ra tình trạng trên. Vì như một định nghĩa đã nêu trên thì đạo đức kinh doanh là hành vi đầu tư vào tương lai; do đó, nếu doanh nghiệp nào vi phạm đạo đức kinh doanh thì không thể có phát triển bền vững được. Để bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, ngoài những nguyên tắc kinh doanh tuân thủ theo cơ chế thị trường và luật pháp, các doanh nghiệp còn phải tuân theo những chuẩn mức đạo đức xã hội và chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, ở nước ta, không chỉ hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, cơ chế thị trường chưa hoàn thiện mà ngay cả những chuẩn mực đạo đức kinh doanh cũng chưa hình thành một cách đầy đủ, thậm chí cả các chuẩn mực, các giá trị đạo đức đã có cũng không được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do còn quá nhiều hành vi kinh doanh vi phạm đạo đức chưa bị xã hội lên án, chưa bị pháp luật trừng trị. Trên thực tế, chính nhờ sự vi phạm này mà các doanh nghiệp lại thu được nhiều lợi nhuận hơn. Nghĩa là, trong khi mọi thứ chưa hoàn chỉnh, nhất là trong những năm đầu đổi mới, những người làm ăn chính đáng thường chịu nhiều thiệt thòi hơn những người làm ăn vi phạm đạo đức kinh doanh. Từ đó nảy sinh tình trạng anh làm được tôi cũng làm được, làm cho tình trạng vi phạm đạo dức kinh doanh, đạo đức xã hội ngày càng trầm trọng hơn và dẫn đến nhiều người đổ lỗi cho kinh tế thị trường, mà không hiểu nguyên nhân sâu xa chính là sự yếu kém của pháp luật và thực thi pháp luật. Như vậy, ở đây sự hỗ trợ của luật pháp đối với việc hình thành và thực hiện đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng. Nói đúng ra thì đó là sự chuyển đổi, hỗ trợ lẫn nhau giữa chuẩn mực đạo đức kinh doanh và những điều luật kinh doanh. Có những điều luật khi đi vào cuộc sống đã làm cho nhà kinh doanh chấp hành nó một cách tự nguyện, coi đó là điều kiện sống còn cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mình và có những chuẩn mực đạo đức kinh doanh khi mới hình thành lại cần sự hỗ trợ của luật pháp để nó được tuân thủ một cách chặt chẽ, đảm bảo các doanh nghiệp phải làm theo để khỏi vi phạm pháp luật.

 

 

Qua toàn bộ những lý giải trên, có thể thấy, để các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh tuân thủ theo những chuẩn mực đạo đức kinh doanh thì trước mắt, các doanh nghiệp Việt Nam khi hoạt động kinh doanh phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

– Xác định mục tiêu kinh doanh là đạt tới sự thống nhất giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích cộng đồng. Lợi ích cộng đồng ở đây phải được tính đến cả về trước mắt và lâu dài. Vì vậy, việc hoạch định chiến lược kinh doanh và mở rộng kinh doanh phải đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng trên cả phương diện lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần, cả về chất lượng sản phẩm lẫn vấn đề đảm bảo môi trường sinh thái cho cộng đồng. Việc tuân thủ nguyên tắc này cũng có nghĩa là người kinh doanh không vi phạm đạo đức kinh doanh.

– Trong kinh doanh phải luôn giữ chữ tín. Chữ tín phải được thể hiện không chỉ ở nhãn hiệu hàng hóa, mà quan trọng hơn là ở thương hiệu của doanh nghiệp, của sản phẩm. Thực hiện nguyên tắc này chính là đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong kinh doanh. Trên cơ sở đó, nhà doanh nghiệp sẽ hiểu được vai trò quan trọng của việc thực hiện đạo đức kinh doanh trong chiến lược kinh doanh lâu dài của mình.

– Sự trung thực trong kinh doanh. Đương nhiên, trong nền kinh tế thị trường thì nguyên tắc này cần được áp dụng một cách mềm dẻo và phù hợp vì tính chất cạnh tranh của nó. Nó phải được thể hiện ở cả thương hiệu hàng hóa và cả uy tín đối với khách hàng. Đó chính là vấn đề xây dựng thương hiệu trong kinh doanh mà thiếu đạo đức kinh doanh – một trong những chuẩn mực của nó là tính trung thực – thì không thể nào có được. Trên cơ sở thực hiện nguyên tắc này sẽ làm cho nhà doanh nghiệp tự ý thức được vấn đề thực hiện đạo đức kinh doanh là vấn đề sống còn của thương hiệu doanh nghiệp lẫn sản phẩm của họ.

– Kinh doanh phải tuân thủ theo pháp luật, phải phù hợp cả với các quy định và các văn bản dưới luật được nhà nước và xã hội quy định. Trong kinh doanh phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với xã hội. Đây là nguyên tắc bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển một cách lâu dài. Chính tuân thủ nguyên tắc này sẽ tránh cho doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh, như buôn lậu, làm hàng giả, phá vỡ môi trường sinh thái và xã hội,… Tức là, ở mức độ nhất định thì tuân thủ nguyên tắc này cũng là tránh cho doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh.

– Phải thường xuyên làm công tác xã hội, làm từ thiện. Vì đây cũng chính là phương thức quảng bá và củng cố thương hiệu của doanh nghiệp, là thể hiện đạo đức kinh doanh của người kinh doanh đối với cộng đồng phù hợp với truyền thống người Việt Nam.

– Là chủ doanh nghiệp phải có hành xử đối với những cộng sự, những người làm trong đơn vị kinh doanh của mình một sự biết ơn, công bằng và sòng phẳng. Nói cách khác là tạo ra tình người trong quan hệ với đồng nghiệp và người dưới quyền trong hoạt động kinh doanh và trong cả việc phân chia lợi nhuận và trả lương. Đây cũng có thể coi là một trong những thủ thuật trong quản lý kinh doanh có lãi của doanh nghiệp, vừa là tạo ra sự đồng thuận trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vừa góp phần quảng bá thương hiệu doanh nghiệp của mình thông qua cung cách làm ăn.

Đó là những nguyên tắc để một doanh nghiệp thành đạt trên cơ sở có đạo đức kinh doanh phải tuân thủ nó. Nhưng trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp muốn tuân thủ những nguyên tắc đó thì lại không dễ dàng. Bởi ở Việt Nam hiện nay, ngoài tình trạng không ổn định của một nền kinh thị trường đang hoàn thiện, kéo theo nó là tình trạng tham nhũng, lạm phát, thì vấn đề thiếu vốn của các doanh nghiệp là khá phổ biến, sự thiếu minh bạch trong đầu tư, trong cơ chế giám sát hoạt động kinh doanh và đặc biệt là sự thiếu thông tin ở tầm vĩ mô trong những lĩnh vực liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sự phiền hà của những thủ tục hành chính và gắn liền với nó là “chế độ bôi trơn” mà các doanh nghiệp muốn nhanh chóng thủ tục phải tiến hành là những cản trở rất lớn cho việc người kinh doanh thực hiện đạo đức kinh doanh. Đó là những hạn chế lớn cho kinh doanh của các doanh nghiệp trong việc tuân thủ những chuẩn mực đạo đức kinh doanh của mình.

Tuy vậy, trên thực tế, cùng với sự phát triển của cả nền kinh tế thì những nguyên tắc đó đang được các doanh nghiệp tuân thủ nhằm đảm bảo tính phát triển bền vững của mình. Hiện nay, trước tình hình có sự chuyển biến trong hoạt động kinh doanh từ làm ăn chộp giật, không chân chính sang làm ăn chân chính thì các doanh nghiệp, để thực hiện đạo đức kinh doanh, một nhà kinh doanh phải đồng thời giải quyết tốt các quan hệ sau:

– Quan hệ của doanh nghiệp với toàn xã hội và với các doanh nghiệp khác trên tinh thần cùng phát triển. Mỗi doanh nghiệp phải tự coi mình như một bộ phận hữu cơ của toàn bộ nền kinh tế, là một thành viên trong cả cộng đồng xã hội. Đây là giải quyết mối quan hệ giữa doanh nghiệp với bên ngoài doanh nghiệp. Nghĩa là doanh nghiệp phải tuân thủ những gì cả về chuẩn mực đạo đức kinh doanh và luật pháp kinh doanh mà xã hội đã và đang có.

– Quan hệ của cá nhân người chủ kinh doanh với các doanh nghiệp khác và với các nhân viên trong doanh nghiệp của mình trên tinh thần tôn trọng, công khai, minh bạch, sòng phẳng. Đây là giải quyết mối quan hệ trong cộng đồng mỗi doanh nghiệp theo hướng phát huy tối đa nội lực và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp qua phương thức quản lý hoạt động kinh doanh.

Nhìn chung, để thực hiện đạo đức kinh doanh đối với nước ta hiện nay, cần có sự giáo dục các doanh nghiệp và cho cả cộng đồng ý thức rõ về vai trò của đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh. Bởi vì, khi nói về kinh doanh hiện nay không chỉ theo ý nghĩa sản phẩm, việc làm và lợi nhuận chỉ của doanh nghiệp đó, mà còn theo nghĩa một doanh nghiệp kinh doanh là một thành viên trong cộng đồng. Vì vậy, việc theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và phát triển kinh tế không có nghĩa là doanh nghiệp được phép bỏ qua các quy chuẩn, giá trị, những chuẩn mực tôn trọng con người. Một doanh nghiệp thành đạt không chỉ hoạt động tuân thủ pháp luật, mà còn phải tuân theo các chuẩn mực đạo đức chung của xã hội và của đạo đức kinh doanh. Muốn vậy, việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và các văn bản dưới luật rõ ràng là cần thiết nhưng chưa đủ, mà phải đưa ra được những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức kinh doanh đủ sức để hướng dẫn những hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp. Các chuẩn mực đạo đức kinh doanh không chỉ có các doanh nghiệp cần nắm được và tuân thủ, mà còn phải giáo dục cho cả cộng đồng hiểu được những chuẩn mực này để có dư luận kịp thời ngăn chặn những hoạt động kinh doanh nào vi phạm nó. Vì vai trò điều chỉnh hành vi đạo đức đối với doanh nghiệp chính là thông qua dư luận xã hội. Hơn nữa, việc giáo dục phải làm thế nào để các doanh nghiệp tự ý thức được rằng, thực hiện đạo đức kinh doanh chính là đầu tư cho tương lai và cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đây là quá trình hình thành cần có thời gian và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Nhưng điều đó không ngăn cản việc chủ động phát triển theo hướng này cho các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

(Theo Tạp chí triết học)

Mrs Ngọc Lan

khám phá ngay bí quyết “làm sao để xây được nhà phố đẹp dinh thự sang
BẠC ĐẠN TIMKEN GIÁ RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Một cửa hàng áo cưới đẹp và thu hút chắc chắn sẽ giúp khơi nguồn cảm hứng cho cô dâu và chú rể về một đám cưới trong mơ với những bộ trang phục lộng lẫy nhất. Việc thu hút khách hàng từ việc trang trí là vô cùng quan trọng, giúp cửa hàng áo cưới của bạn có thể lôi kéo khách hàng tìm đến.

19/05/2018

Bạn ấp ủ ý định mở một cửa hàng bánh ngọt và mong muốn cung cấp những chiếc bánh ngọt do mình làm ra đến với nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, Bạn lại chưa hình dung được các bước phải chuẩn bị để kinh doanh tiệm bánh, cũng như còn lăn tăn trong đầu để mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn.

19/05/2018

Mỹ phẩm từ trước đến nay đều là “vũ khí tối thượng” trong việc làm đẹp của chị em. Do vậy, mặt hàng mỹ phẩm luôn được các chị em săn đón theo cách nhiệt tình nhất. Nói như vậy không có nghĩa là các chàng trai của chúng ta không có hứng thú với nó, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, trị mụn… cũng là những mỹ phẩm cần thiết cho các quý ông trong quá trình chăm chút cho vẻ đẹp nam tính của mình. Vậy nên, Kinh doanh cửa hang, shop mỹ phẩm là một trong những ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp khá hot hiện nay.

19/05/2018

Thời trang là một ngành không phải mới mẻ, nhưng lại là ngành luôn có sức hút đầu tư đáng kinh ngạc từ đủ mọi cá nhân, tổ chức lớn nhỏ. Là con đường mà có tới 30% người bắt đầu kinh doanh chọn để khởi nghiệp. Vậy nên bắt đầu từ đâu để sự nghiệp kinh doanh shop thời trang của bạn đi đúng hướng và có thể trở nên thành công.

19/05/2018

Hiện nay dịch covid đang hoành hành ở khắp các quốc gia nói chung và việt nam nói riêng và trong thời đại 4.0 ngày càng phát triển hiện nay việc xu hướng bán hàng online ngày càng được ưa chuộng. Nhưng không phải ai bán hàng cũng hiệu quả.

Xem nhiều

Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống là một lĩnh vực thu hút rất nhiều sự đầu tư, bởi lẽ nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng cao. Trong đó, kinh doanh quán ăn nhỏ được nhiều người chọn lựa để khởi nghiệp.

“Startup vốn như một chiếc tàu lượn siêu tốc, lên – xuống và lao đi với tốc độ chóng mặt. Nhiều khi không có đủ các thông tin cần thiết nhưng vẫn phải chọn một phương án tốt nhất để ra quyết định, và chấp nhận rủi ro là bị thất bại”.

Đề án kinh doanh là một văn kiện chính thức, sử dụng nhiều lí lẽ để thuyết phục những người có quyền quyết định chấp nhận thực hiện đề xuất của bạn. Một đề án kinh doanh tốt sẽ cân nhắc tất cả các cách tiếp cận khả thi cho vấn đề và hỗ trợ người chủ doanh nghiệp chọn ra được phương án tốt nhất cho tổ chức.

Kinh doanh gas là một trong số các ý tưởng kinh doanh nổi bật nhờ nhu cầu lớn của thị trường. Cùng tìm hiểu một số kinh nghiệm mở đại lý gas dành cho người đang muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh ngành nghề cung cấp gas hiện nay.
 

Với những startup, việc nắm bắt được các xu hướng mới nhất luôn là điều then chốt dẫn đến thành công.

thiết kế vậy ai chịu được
thiết kế vậy ai chịu được
cung cấp Bạc đạn giá rẻ nhất việt nam
cung cấp Bạc đạn giá rẻ nhất việt nam
u mê với mẫu phòng ngủ có 1 - 0 - 2
u mê với mẫu phòng ngủ có 1 - 0 - 2
khám phá công ty thiết kế nội thất tuyệt đẹp phong cách decor tuyệt vời
khám phá công ty thiết kế nội thất tuyệt đẹp phong cách decor tuyệt vời
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
  • Email
    Hỗ trợ
    Support 01
    Hỗ trợ
    Support 02
Hotline: 0919315977
Support 01
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Support 02
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.