Không phải ai cũng thành công khi sử dụng kinh nghiệm làm việc, vốn kinh doanh, sự tự tin làm hành trang để bắt đầu sự nghiệp của riêng mình. Những điều cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp sẽ giúp bạn tự tin để tăng tỷ lệ thành công bất kể bạn kinh doanh trong lĩnh vực nào. Để tạo bàn đạp cho khởi nghiệp thành công, trước hết người khởi nghiệp phải chuẩn bị những gì? Mời các bạn cùng Way.com.vn tham khảo bài viết dưới đây để có thể “ làm nên chuyện “ với những dự án khởi nghiệp của mình.
1. KHỞI NGHIỆP LÀ GÌ ?
Khởi nghiệp tức là bạn đã ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thường thì bạn sẽ thành lập một doanh nghiệp mà tại đó bạn là người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập. Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình... đều được gọi là khởi nghiệp.
Khởi nghiệp có thể là quá trình tạo ra một lĩnh vực hoạt động mới cho riêng mình. Qua đó bạn có thể thuê các nhân viên về làm việc cho bạn và bạn là người quản lý công ty, doanh nghiệp của mình. Khởi nghiệp mang lại rất nhiều giá trị cho bản thân cũng như nhiều lợi ích cho xã hội, cho người lao động.
Đối với cá nhân theo đuổi việc khởi nghiệp, hoạt động này giúp họ tạo ra công việc, thu nhập cho chính mình mà không phải bắt đầu từ việc đi làm thuê. Họ được tự do trong công việc, và nếu công ty của họ phát triển tốt thì nguồn thu nhập của họ có thể cao gấp nhiều lần so với thu nhập do đi làm thuê mang lại.
Đối với xã hội và nền kinh tế thì các công ty khởi nghiệp tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm. Điều này giúp đất nước giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động nuôi sống bản thân và gia đình.
Bằng việc tạo ra lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, giữ tỉ lệ thất nghiệp của nền kinh tế ở mức an toàn, khởi nghiệp thành công gián tiếp góp phần ổn định xã hội, giảm thiểu các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra như trộm cắp, bài bạc, đua xe, ma túy... Khởi nghiệp cũng góp phần giảm áp lực lên nền kinh tế, trợ cấp xã hội, đưa đất nước ngày càng phát triển.
TRƯỚC KHI KHỞI NGHIỆP KINH DOANH CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ ?
1. Nền Tảng Kiến Thức - Bước Đệm Đầu Tiên Cần Có Để Khởi Nghiệp
Để có thể bước ra “làm chủ”, những kiến thức về kinh doanh, quản lý, điều hành là hành trang không thể thiếu. Khối kiến thức nền tảng này sẻ giúp các bạn hiểu hơn về sản phẩm, thị trường, công nghệ, nhân lực, tài chính, chiến lược kinh doanh,... Bên cạnh đó, những kỹ năng mềm như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, thuyết phục sẽ là chìa khoá thành công cho quá trình startup.
Ngoài những giờ học trên giảng đường, các cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp cũng sẽ giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm thực tế. Cuộc thi Business Ideas - Ý tưởng kinh doanh hay Khởi nghiệp vì thành phố tôi yêu,... là những sân chơi học thuật để các bạn khai phá tư duy sáng tạo, phát triển năng lực kinh doanh của bản thân. Ngoài ra, những buổi tham quan doanh nghiệp, hội thảo chuyên đề, workshop giao lưu với các doanh nhân trẻ thành đạt cũng là dịp để tăng cường kiến thức, kỹ năng.
2. Khởi Nghiệp Thành Công Cần Có Sự Đam Mê
Điều đặc biệt và không thể thiếu khi bước vào hành trình khởi nghiệp là sự đam mê, khát khao làm giàu chân chính, sự yêu thích kinh doanh và mang đến những giá trị thực cho cộng đồng xã hội. Đó có thể là những chiếc nón xơ dừa được làm ra với mong muốn quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của xứ dừa Bến Tre, là ý tưởng làn đường dành riêng cho xe đạp giúp giải quyết vấn đề tắc đường của thành phố,...
3. Tìm Hiểu Thị Trường
Tục ngữ có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Nếu ví trị trường là một cuộc chiến thì bạn không thể lâm trận mà không có bất kỳ hiểu biết nào về đối thủ. Các doanh nhân thành công đều khuyên bạn cần phải hiểu rõ thị trường, đặc biệt là lĩnh vực bạn muốn thử sức, trước khi bắt đầu kinh doanh.
Việc hiểu rõ thị trường sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về quy mô, thị phần, những gì người tiêu dùng cần, các thị trường ngách còn bỏ trống,… Từ đó bạn có thể xác định điểm khởi động của mình một cách tương đối chính xác.
4. Chuẩn Bị Tài Nguyên
Chuẩn bị tài nguyên là yếu tố quan trong trong những điều cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp. Tài nguyên này bao gồm cả vật chất (như vốn, nơi làm việc,…) lẫn con người (nhân sự, khách hàng tiềm năng,…) và góp phần quyết định đến thành công sau này của bạn.
Sau khi xác định rõ những gì đang có, bạn có thể xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực bản thân.
5. Xác Định Mục Tiêu Cuối Cùng
Bạn hướng đến mục tiêu gì khi bắt đầu khởi nghiệp? Việc thiết lập và trung thành với mục tiêu sẽ giúp chiến lược kinh doanh tránh được việc đi lệch đường. Mục tiêu đó có thể là tiền bạc hoặc cũng có thể là để bảo vệ môi trường hay hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn.
Mỗi mục tiêu đều có những cách thức thực hiện khác nhau, bạn cần biết mình đang đi đâu, làm gì và có thể sẽ có những trở ngại nào để xử lý một cách linh hoạt.
6. Chuẩn Bị Kế Hoạch Kinh Doanh Càng Chi Tiết Càng Tốt
Khi chuẩn bị càng kỹ càng thì khả năng bạn trụ lại được trên chiến trường là rất lớn. Vì vậy, động thái chuẩn bị kế hoạch chiến lược kinh doanh là vô cùng cần thiết và bạn nên chuẩn bị càng chi tiết đến đâu càng có lợi cho bạn đến đó. Bên cạnh kế hoạch kinh doanh thì bạn cũng lập luôn cho mình kế hoạch marketing cho sản phẩm và doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả. Chiến lược bán hàng đưa sản phẩm đến tay người dùng cũng vô cùng quan trọng. Hãy luôn ghi nhớ, nếu doanh nghiệp của bạn không có sự tăng trưởng của doanh số thì doanh nghiệp của bạn không có tồn tại lâu dài được.
7. Tính Toán Và Quản Lý Tài Chính
Mọi tổ chức cần phải có tiền để hoạt động dù là kinh doanh hay phi lợi nhuận. Tiền là nhân tố quan trọng quyết định kế hoạch của bạn có thể đi đến đâu và là một trong những điều cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp.
Quản lý tài chính và đo lường thành công bằng lợi nhuận là cách đánh giá chính xác nhất về tiềm năng của dự án khởi nghiệp. Không ai muốn “giết chết” kế hoạch kinh doanh của mình vì thiếu tiền, phải không nào?! Ngay cả khi lợi nhuận không phải là mục tiêu thì bạn cũng cần quan tâm đến chi phí tối thiểu để duy trì hoạt động và trả lương cho nhân viên.
Tuy nhiên, tuỳ từng giai đoạn kinh doanh mà bạn có sự phân bổ tài chính phù hợp để tránh việc mất cân đối trong quá trình hoạt động của dự án.
8. Xây Dựng Quy Trình Làm Việc
Trong những năm gần đây, quy trình là vấn đề quan trọng cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp. Xây dựng quy trình làm việc, tối ưu bước xử lý giữa các bộ phận để tiết kiệm thời gian và nhân lực là cách giảm chi phí cho dự án khởi nghiệp.
Không những vậy, bạn nên xác định ngay từ đầu về quy mô, cơ cấu nhân sự, tài chính để biến những thành công bước đầu thành tốc độ tăng trưởng lâu dài. Việc này giúp tránh được tình huống bạn không thể quản lý hết khi mở rộng kinh doanh.
9. Xác Định Cách Thức Đo Lường Hiệu Quả
Các chỉ số để đo lượng hiệu quả kinh doanh bao gồm: tỉ lệ chuyển đổi (từ khách ghé thăm thành khách mua hàng), tốc độ tăng trưởng, chi phí, lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng. Tuỳ từng giai đoạn kinh doanh mà bạn có thể xác định chỉ số nào quan trọng hơn, từ đó đánh giá được khả năng thành công của dự án.
Đừng yêu cầu mọi chỉ số phải tốt ngay từ khi bắt đầu bởi việc này chỉ tạo nên áp lực cho chính bạn và các nhân viên của bạn mà thôi.
10. Cài Đặt Tư Duy Tích Cực
Dự án của bạn không thể sống sót nếu không có sự tích cực đến từ chính bạn và nhân viên. Chuẩn bị về mặt tinh thần là vấn đề ít được nhắc đến trong những điều cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp nhưng lại rất quan trọng. Bạn có thể duy trì sự tích cực bằng cách động viên, khen thưởng cho nhân viên để giúp họ vượt qua những trở ngại trong quá trình làm việc. Việc động viên này nên tập trung vào sự tiến bộ và kết quả công việc thay vì đánh giá theo thời gian làm việc.
Ngoài ra, bạn cũng cần dành thời gian nghỉ ngơi cho chính mình. Dù tâm huyết với dự án đến đâu bạn cũng không thể dành trọn 24 giờ mỗi ngày để làm việc được. Hãy sắp xếp công việc để có những giây phút dành cho bản thân và gia đình nhé.
11. Học Kỹ Năng Xử Lí Tình Huống
Khởi nghiệp là một hành trình nhiều rủi ro. Vì vậy, sự linh hoạt trong xử lý tình huống cũng là yếu tố cần thiết trong những điều cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp. Bạn phải có sự linh hoạt khi đối mặt với những thay đổi hoặc trở ngại từ khách hàng, thị trường, đối thủ hay thậm chí là từ chính đội/nhóm của mình. Người thành công là người có khả năng xoay chuyển tình huống, tìm hướng đi trong nghịch cảnh và không “tự sát” trước khi đến đích.
12. Chuẩn Bị Mọi Thứ Trong Trường Hợp Thất Bại
Không phải kinh doanh khởi nghiệp sẽ có đích thành công cho tất cả. Vì vậy, trong tâm thế chuẩn bị khởi nghiệp bạn cũng nên chuẩn bị luôn việc mình sẽ đối diện với sự thất bại nếu chẳng may điều đó xảy ra với bạn. Thêm vào đó, có thể sau 3 – 5 năm khởi nghiệp bạn không thể tự mình theo nổi doanh nghiệp của mình thì nên có sẵn kế hoạch rút lui bằng cách chuyển giao cho thế hệ tiếp nhận.
Tấn Phát
Một cửa hàng áo cưới đẹp và thu hút chắc chắn sẽ giúp khơi nguồn cảm hứng cho cô dâu và chú rể về một đám cưới trong mơ với những bộ trang phục lộng lẫy nhất. Việc thu hút khách hàng từ việc trang trí là vô cùng quan trọng, giúp cửa hàng áo cưới của bạn có thể lôi kéo khách hàng tìm đến.
Bạn ấp ủ ý định mở một cửa hàng bánh ngọt và mong muốn cung cấp những chiếc bánh ngọt do mình làm ra đến với nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, Bạn lại chưa hình dung được các bước phải chuẩn bị để kinh doanh tiệm bánh, cũng như còn lăn tăn trong đầu để mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn.
Mỹ phẩm từ trước đến nay đều là “vũ khí tối thượng” trong việc làm đẹp của chị em. Do vậy, mặt hàng mỹ phẩm luôn được các chị em săn đón theo cách nhiệt tình nhất. Nói như vậy không có nghĩa là các chàng trai của chúng ta không có hứng thú với nó, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, trị mụn… cũng là những mỹ phẩm cần thiết cho các quý ông trong quá trình chăm chút cho vẻ đẹp nam tính của mình. Vậy nên, Kinh doanh cửa hang, shop mỹ phẩm là một trong những ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp khá hot hiện nay.
Thời trang là một ngành không phải mới mẻ, nhưng lại là ngành luôn có sức hút đầu tư đáng kinh ngạc từ đủ mọi cá nhân, tổ chức lớn nhỏ. Là con đường mà có tới 30% người bắt đầu kinh doanh chọn để khởi nghiệp. Vậy nên bắt đầu từ đâu để sự nghiệp kinh doanh shop thời trang của bạn đi đúng hướng và có thể trở nên thành công.
Hiện nay dịch covid đang hoành hành ở khắp các quốc gia nói chung và việt nam nói riêng và trong thời đại 4.0 ngày càng phát triển hiện nay việc xu hướng bán hàng online ngày càng được ưa chuộng. Nhưng không phải ai bán hàng cũng hiệu quả.
Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống là một lĩnh vực thu hút rất nhiều sự đầu tư, bởi lẽ nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng cao. Trong đó, kinh doanh quán ăn nhỏ được nhiều người chọn lựa để khởi nghiệp.
“Startup vốn như một chiếc tàu lượn siêu tốc, lên – xuống và lao đi với tốc độ chóng mặt. Nhiều khi không có đủ các thông tin cần thiết nhưng vẫn phải chọn một phương án tốt nhất để ra quyết định, và chấp nhận rủi ro là bị thất bại”.
Đề án kinh doanh là một văn kiện chính thức, sử dụng nhiều lí lẽ để thuyết phục những người có quyền quyết định chấp nhận thực hiện đề xuất của bạn. Một đề án kinh doanh tốt sẽ cân nhắc tất cả các cách tiếp cận khả thi cho vấn đề và hỗ trợ người chủ doanh nghiệp chọn ra được phương án tốt nhất cho tổ chức.
Với những startup, việc nắm bắt được các xu hướng mới nhất luôn là điều then chốt dẫn đến thành công.