Tổng cộng, giá trị tài sản của giới siêu giàu thế giới năm 2019 khoảng 8,7 nghìn tỷ USD, giảm 400 tỷ USD so với năm 2018. Tổng cộng 11% thành viên trong danh sách năm ngoái (247 người) đã rời khỏi danh sách tỷ phú. Đây là tỷ lệ giảm lớn nhất kể từ năm 2009 - năm đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hãy cùng Way.com.vn điểm lại top 20 tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2019.
1. Bill Gates - Tài Sản 96,5 Tỷ USD
Năm qua, khối tài sản của nhà sáng lập Microsoft đã tăng thêm 6,5 tỷ USD và giúp ông trụ vững ở vị trí giàu thứ hai thế giới. Sau khi rời khỏi vị trí điều hành của Microsoft, Bill Gates cùng vợ - bà Melinda Gates - tập trung điều hành quỹ từ thiện tư nhân lớn nhất thế giới Bill and Melinda Gates Foundation do cả hai đồng sáng lập và cam kết dành phần lớn tài sản để làm từ thiện.
2. Warren Buffett - Tài Sản 82,5 Tỷ USD
Tỷ phú Warren Buffet vẫn xếp thứ ba trong danh sách dù khối tài sản đã sụt giảm 1,5 tỷ USD so với năm 2018. Ở tuổi 88, ông vẫn tiếp tục điều hành Berkshire Hathaway, tập đoàn đầu tư sở hữu hơn 60 công ty. Năm 2010, ông cùng với vợ chồng tỷ phú Bill Gates đã cùng sáng lập Giving Pledge để kêu gọi các tỷ phú cho đi phần lớn tài sản để làm từ thiện. Bản thân ông cũng đã hứa sẽ cho đi 99% tài sản của mình. Năm 2018, vị tỷ phú này đã quyên góp 3,4 tỷ USD, hầu hết là cho quỹ từ thiện Bill and Melinda Gates Foundation.
3. Jeff Bezos Và Gia Đình - Tài Sản 131 Tỷ USD
Đây là năm thứ hai liên tiếp người sáng lập của "gã khổng lồ" thương mại điện tử Amazon xếp đầu danh sách những người giàu nhất hành tinh. Năm qua, khối tài sản của vị tỷ phú này đã tăng thêm 19 tỷ USD.
Mặc dù, hồi tháng Một, tỷ phú Jeff Bezos và vợ - bà MacKenzie - đã tuyên bố ly hôn sau 25 năm chung sống nhưng các thỏa thuận về việc chia tài sản vẫn chưa được tiết lộ nên ông vẫn được xem là tỷ phú giàu nhất thế giới. Khối tài sản của vị tỷ phú 55 tuổi này hiện nằm chủ yếu ở 16% cổ phần của Amazon mà ông đang nắm giữ, cũng như một số tài sản khác như tờ báo Washington Post và công ty hàng không vũ trụ Blue Origin.
4. Bernard Arnault Và Gia Đình - Tài Sản 76 Tỷ USD
Đứng ở vị trí thứ tư là tỷ phú người Pháp Bernard Arnault - ông chủ của đế chế hàng thời trang xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH với khối tài sản 76 tỷ USD, tăng 4 tỷ so với năm 2018. Tập đoàn LVMH hiện sở hữu 70 thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới như Louis Vuitton, Sephora, Givenchy, Hublot.
5. Carlos Slim Helu Và Gia Đình - Tài Sản 64 Tỷ USD
Xếp ở vị trí thứ năm là ông trùm viễn thông người Mexico Carlos Slim Helu. Dù trong năm qua, khối tài sản của vị tỷ phú 79 tuổi này đã giảm 3,1 tỷ USD nhưng thứ hạng của ông vẫn tăng 2 bậc so với năm ngoái. Tỷ phú Carlos Slim Helu cùng gia đình hiện đang kiểm soát America Movil, tập đoàn viễn thông di động lớn nhất khu vực Mỹ Latinh. Ngoài ra, ông cũng có cổ phần trong nhiều công ty xây dựng, hàng tiêu dùng, khai khoáng, bất động sản ở Mexico và 17% cổ phần tờ báo New York Times.
6. Amancio Ortega - Tài Sản 62,7 Tỷ USD
Dù trong 12 tháng qua, khối tài sản của tỷ phú Amancio Ortgea đã "bốc hơi" 7,3 tỷ USD nhưng ông vẫn giữ vững được vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng người giàu. Tỷ phú giàu nhất châu Âu này hiện đang nắm giữ 60% cổ phần của công ty thời trang Inditex - sở hữu 8 thương hiệu khác nhau trong đó có Zara, Massimo Dutti, Pull&Bear - và có khoảng 7.500 cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu.
7. Larry Ellison - Tài Sản 62,5 Tỷ USD
Năm qua, khối tài sản của người sáng lập Oracle có thêm 4 tỷ USD, giúp ông tăng 3 bậc trên bảng xếp hạng người giàu. Năm 1977, tỷ phú Larry Ellison thành lập Oracle và ngày nay nó là một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới chuyên về cung cấp phần mềm cho khách hàng doanh nghiệp. Năm 2014, ông đã từ chức CEO tại Oracle tuy nhiên, vẫn tiếp tục giữ vị trí chủ tịch và giám đốc công nghệ của công ty. Năm 2018, ông đã gia nhập Hội đồng quản trị của Tesla sau khi mua 3 triệu cổ phiếu của công ty này.
8. Mark Zuckerberg - Tài Sản 62,3 Tỷ USD
Facebook đã trải qua một năm đầy bê bối khiến khối tài sản của ông chủ Mark Zuckerberg bị hao hụt 8,7 tỷ USD và kéo vị trí của vị tỷ phú này tụt 4 bậc so với năm ngoái. Tháng 4/2018, Mark Zuckerberg phải điều trần trước Quốc hội Mỹ vì bê bối để lộ thông tin người dùng khiến giá trị vốn hóa của Facebook "bốc hơi" 120 tỷ USD trong một ngày vào 3 tháng sau đó. Tỷ phú 34 tuổi hiện nắm 17% cổ phần của Facebook. Tháng 12/2015, sau khi đón con gái đầu lòng chào đời, Mark Zuckerberg và vợ - Priscilla Chan - đã cam kết sẽ cho đi 99% tài sản tại Facebook trong suốt cuộc đời để làm từ thiện.
9. Michael Bloomberg - Tài Sản 55,5 Tỷ USD
Tỷ phú Michael Bloomberg đã vươn từ vị trí thứ 11 của năm ngoài vào top 10 người giàu nhất thế giới năm nay sau khi anh em tỷ phú Charles Koch và David Koch rớt khỏi top 10. Năm 1981, ông sáng lập công ty tài chính, dữ liệu, phần mềm, truyền thông Bloomberg LP với doanh thu khoảng 9 tỷ USD mỗi năm. Hiện ông đang nắm giữ 88% cổ phần của tập đoàn này. Ngoài kinh doanh, tỷ phú Bloomberg còn là một chính trị gia khi từng giữ chức thị trưởng New York và đang có kế hoạch chi ít nhất 500 triệu USD để tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020.
10. Larry Page - Tài Sản 50,8 Tỷ USD
Larry Page, tên thật là Lawrence Edward Page, sinh ngày 26 tháng 3 năm 1973 tại Michigan, ông là một doanh nhân Mỹ, nhà đồng sáng lập ra công cụ tìm kiếm Google cùng với Sergey Brin. Ông hiện là giám đốc điều hành (CEO) của Alphabet Inc, công ty mẹ của Google. Và điều hành các công ty con gồm y tế Calico, gia dụng thông minh Nest… và có tài sản ước tính 50,8 tỷ USD, giúp ông trở thành người giàu thứ 10 trên toàn thế giới.
11. Charles Koch - Tài Sản: 50,5 Tỷ USD
Charles de Ganahl Koch ( sinh ngày 1 tháng 11 năm 1935 )
là một doanh nhân người Mỹ, nhà tài trợ chính trị và nhà từ thiện. Tính đến tháng 3 năm 2019, ông được xếp hạng là người giàu thứ 11 trên thế giới, với giá trị tài sản ròng ước tính là 50,5 tỷ đô la. Koch đã là đồng chủ sở hữu, chủ tịch và giám đốc điều hành của công nghiệp Koch từ năm 1967, trong khi người anh quá cố David Koch giữ chức phó chủ tịch điều hành. Charles và David mỗi người sở hữu 42% của tập đoàn. Hai anh em được thừa hưởng công việc kinh doanh từ cha của họ, Fred C. Koch , sau đó mở rộng kinh doanh.
Ban đầu chỉ tham gia vào Lọc dầu và hóa chất, Công nghiệp Koch hiện bao gồm các công nghệ và thiết bị kiểm soát ô nhiễm, polyme và sợi, khoáng sản, phân bón, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, lâm sản và tiêu dùng, và trang trại. Các doanh nghiệp sản xuất một loạt các thương hiệu nổi tiếng, chẳng hạn như thảm Stainmaster, thương hiệu sợi spandex Lycra, khăn giấy phương Bắc và Cup Dixie .
Koch hỗ trợ một số tổ chức giáo dục định hướng thị trường miễn phí, bao gồm Viện nghiên cứu nhân đạo, Viện Ayn Rand, và Trung tâm Mercatus tại Đại học George Mason. Ông cũng đóng góp cho Đảng Cộng hòa và các ứng cử viên, các nhóm tự do, và các tổ chức từ thiện và văn hóa khác nhau. Ông là người đồng sáng lập Viện Cato có trụ sở tại Washington, DC. Thông qua Ủy thác Văn hóa Koch, được thành lập bởi vợ của Charles Koch, Elizabeth, gia đình Koch cũng đã tài trợ cho các dự án nghệ thuật và nghệ sĩ sáng tạo.
12. David Koch - Tài Sản: 50,5 Tỷ USD
David Koch cùng chia quyền sở hữu Koch Industries với anh trai Charles. Ông thôi chức phó chủ tịch công ty vào tháng 7/2018 vì lý do sức khoẻ vào năm 2018.
Koch là một người theo chủ nghĩa tự do. Ông là ứng cử viên Libertian năm 1980 cho Phó Tổng thống Hoa Kỳ và giúp tài trợ cho chiến dịch. Ông thành lập Công dân cho một nền kinh tế âm thanh và quyên góp cho các nhóm vận động và các chiến dịch chính trị, hầu hết trong số đó là đảng Cộng hòa. Koch trở thành người Cộng hòa năm 1984, vào năm 2012, ông đã chi hơn 100 triệu đô la để phản đối cuộc bầu cử lại của Tổng thống Barack Obama .
Koch là người giàu thứ tư ở Hoa Kỳ vào năm 2012 và là cư dân giàu có nhất của thành phố New York vào năm 2013. Tính đến tháng 6 năm 2019, Koch được xếp hạng là người giàu thứ 11 trên thế giới (gắn liền với anh trai Charles), với khối tài sản trị giá 50,5 tỷ USD. Được biết đến với lòng từ thiện của mình, Koch đã đóng góp cho Trung tâm Lincoln, Sloan Kettering, Bệnh viện Presbyterian NewYork, và Cánh khủng long tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ. Nhà hát bang New York tại Trung tâm Lincoln, quê hương của Nhà hát ba lê Thành phố New York, được đổi tên thành Nhà hát David H. Koch vào năm 2008 sau món quà trị giá 100 triệu đô la của Koch cho việc cải tạo nhà hát.
13. Mukesh Ambani - Tài Sản: 50 Tỷ USD
Mukesh Ambani (sinh ngày 19 tháng 4 năm 1957) là một nhà tài phiệt người Ấn Độ, ông là chủ tịch và giám đốc quản lý của Reliance Industries, công ty tư nhân lớn nhất của Ấn Độ, được xếp vào danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới Fortune 500, và là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới, Ông nắm giữ 48% cổ phần trong Reliance Industries.
14. Sergey Brin - Tài Sản: 49,8 Tỷ USD
Sergey Brin (sinh ngày 21 tháng 8 năm 1973 tại Moskva, Nga), là một doanh nhân người Mỹ, cũng là người đồng sáng lập Google cùng với Larry Page. Ông là con trai của 1 nhà toán học và 1 nhà kinh tế học. Năm 1979, khi Sergey lên 6, gia đình ông di cư sang Mỹ. Brin học tại trường điểm Paint Branch Motessori tại Adelphi, Maryland. Tuy nhiên, ông lại học nhiều hơn tại nhà, với người cha là Giáo sư Toán học tại Đại học Maryland, người đã nuôi dưỡng niềm yêu thích toán học ở Sergey. Gia đình cũng giúp ông duy trì được vốn tiếng Nga của ông.
Brin hiện giờ là Giám đốc Kỹ thuật của Google và có tài sản ước tính là 54,5 tỷ đô, giúp anh trở thành người giàu thứ 10 trên toàn thế giới ( theo danh sách tỉ phú năm 2019 của Forbes) cũng như người quyền lực thứ 9 (đồng hạng với Larry Page)
15. Francoise Bettencourt Meyers Và Gia Đình - 49,3 Tỷ USD
Francoise Bettencourt Meyers, cháu gái của người sáng lập hãng mỹ phẩm Pháp L'Oreal, hiện là người phụ nữ giàu nhất thế giới. Bà và gia đình hiện sở hữu 33% cổ phần công ty này.
16. Jim Walton - Tài Sản: 44,6 Tỷ USD
Jim Walton là con trai thứ của người sáng lập hãng bán lẻ Walmart, Sam Walton. Ông cùng với những người thừa kế khác của nhà Walton hiện nắm giữ khoảng 50% cổ phần Walmart.
17. Alice Walton - Tài Sản: 44,4 Tỷ USD
Alice Walton là con gái duy nhất của người sáng lập Walmart, Sam Walton. Tuy nhiên, bà quan tâm tới nghệ thuật nhiều hơn là làm việc cho Walmart như các anh trai Rob và Jim.
18. Rob Walton - Tài Sản: 44,3 Tỷ USD
Rob Walton là con trai cả của Sam Walton. Ông đã điều hành Walmart trong gần 25 năm trước khi từ chức chủ tịch vào tháng 6/2015.
19. Steve Ballmer - Tài Sản: 41,2 Tỷ USD
Steve Ballmer là cựu CEO của Microsoft, điều hành công ty này từ năm 2000 tới năm 2014.
Steven Anthony Ballmer (sinh ngày 24 tháng 3 năm 1956 tại Detroit, Michigan) là một doanh nhân người Mỹ và là Giám đốc điều hành của Tập đoàn Microsoft từ tháng 1 năm 2000. Ballmer là người đầu tiên trở thành tỷ phú (đô la) theo giá trị cổ phiếu thu được với vai trò là nhân viên của một tập đoàn mà ông ta không phải là người sáng lập hay là họ hàng của người sáng lập. Trong Bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới năm 2007 của Tạp chí Forbes, Ballmer được xếp là người giàu thứ 31 trên thế giới, với tài sản ước tính trị giá 15 tỷ Đô la Mỹ. Hiện nay 2019 tổng giá trị tài sản của ông đã lên tới 41,2 tỷ đô la và hiện ông xếp ở vị trí 19 những tỷ phú giàu nhất thế giới.
20. Ma Huateng - Tài Sản: 38,8 Tỷ USD
Ma Huateng (còn gọi là Pony Ma) là đồng sáng lập, chủ tịch hãng công nghệ Tencent Holdings và là một trong những tỷ phú giàu nhất Trung Quốc - thậm chí là người giàu nhất nước này trong một số xếp hạng - với khối tài sản ròng khoảng 42 tỷ USD. Ông cũng là tỷ phú Trung Quốc duy nhất lọt vào top 20.
Ông có biệt danh "Pony" (ngựa con), để phân biệt với Jack Ma - nhà sáng lập hãng thương mại điện tử Alibaba, bởi cả hai đều mang họ Ma (Mã). Trái ngược với phong cách của Jack Ma, "Pony" Ma Huateng đặc biệt ngại tiếp xúc với báo giới, hiếm khi trả lời phỏng vấn.
Mrs.Hoàng Quyên
Một cửa hàng áo cưới đẹp và thu hút chắc chắn sẽ giúp khơi nguồn cảm hứng cho cô dâu và chú rể về một đám cưới trong mơ với những bộ trang phục lộng lẫy nhất. Việc thu hút khách hàng từ việc trang trí là vô cùng quan trọng, giúp cửa hàng áo cưới của bạn có thể lôi kéo khách hàng tìm đến.
Bạn ấp ủ ý định mở một cửa hàng bánh ngọt và mong muốn cung cấp những chiếc bánh ngọt do mình làm ra đến với nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, Bạn lại chưa hình dung được các bước phải chuẩn bị để kinh doanh tiệm bánh, cũng như còn lăn tăn trong đầu để mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn.
Mỹ phẩm từ trước đến nay đều là “vũ khí tối thượng” trong việc làm đẹp của chị em. Do vậy, mặt hàng mỹ phẩm luôn được các chị em săn đón theo cách nhiệt tình nhất. Nói như vậy không có nghĩa là các chàng trai của chúng ta không có hứng thú với nó, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, trị mụn… cũng là những mỹ phẩm cần thiết cho các quý ông trong quá trình chăm chút cho vẻ đẹp nam tính của mình. Vậy nên, Kinh doanh cửa hang, shop mỹ phẩm là một trong những ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp khá hot hiện nay.
Thời trang là một ngành không phải mới mẻ, nhưng lại là ngành luôn có sức hút đầu tư đáng kinh ngạc từ đủ mọi cá nhân, tổ chức lớn nhỏ. Là con đường mà có tới 30% người bắt đầu kinh doanh chọn để khởi nghiệp. Vậy nên bắt đầu từ đâu để sự nghiệp kinh doanh shop thời trang của bạn đi đúng hướng và có thể trở nên thành công.
Hiện nay dịch covid đang hoành hành ở khắp các quốc gia nói chung và việt nam nói riêng và trong thời đại 4.0 ngày càng phát triển hiện nay việc xu hướng bán hàng online ngày càng được ưa chuộng. Nhưng không phải ai bán hàng cũng hiệu quả.
Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống là một lĩnh vực thu hút rất nhiều sự đầu tư, bởi lẽ nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng cao. Trong đó, kinh doanh quán ăn nhỏ được nhiều người chọn lựa để khởi nghiệp.
“Startup vốn như một chiếc tàu lượn siêu tốc, lên – xuống và lao đi với tốc độ chóng mặt. Nhiều khi không có đủ các thông tin cần thiết nhưng vẫn phải chọn một phương án tốt nhất để ra quyết định, và chấp nhận rủi ro là bị thất bại”.
Đề án kinh doanh là một văn kiện chính thức, sử dụng nhiều lí lẽ để thuyết phục những người có quyền quyết định chấp nhận thực hiện đề xuất của bạn. Một đề án kinh doanh tốt sẽ cân nhắc tất cả các cách tiếp cận khả thi cho vấn đề và hỗ trợ người chủ doanh nghiệp chọn ra được phương án tốt nhất cho tổ chức.
Với những startup, việc nắm bắt được các xu hướng mới nhất luôn là điều then chốt dẫn đến thành công.