Việc đặt trụ sở không chỉ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty mà còn liên quan đến các yếu tố pháp lý trong quá trình hoạt động của công ty. Pháp luật Doanh nghiệp quy định, trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Công ty có thể chuyển địa chỉ trụ sở chính đến nơi khác trong phạm vi cùng quận, cùng tỉnh hoặc sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đã đăng ký doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Way.com.vn sẽ chia sẻ cho bạn những thủ tục cần làm khi doanh nghiệp bạn thay đổi địa điểm kinh doanh hay tên công ty.
THỦ TỤC THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ CÔNG TY CÙNG QUẬN - CHI TIẾT VÀ MỚI NHẤT
Để thay đổi địa chỉ trụ sở công ty trong cùng 1 quận, có thể làm theo quy trình thủ tục như sau:
Bước 1: Làm hồ sơ thay đổi địa chỉ trên Sở kế hoạch và Đầu tư
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cụ thể là thông báo về việc thay đổi địa chỉ công ty cùng quận – Phụ lục II.1
Quyết định của Chủ sở hữu về việc thay đổi trụ sở công ty cùng quận
Giấy ủy quyền – Cần trong trường hợp không phải đại điện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cụ thể là thông báo về việc thay đổi địa chỉ công ty cùng quận – Phụ lục II.1
Quyết định của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH) hoặc Hội đồng quản trị (Công ty CP) về việc thay đổi trụ sở công ty
Biên bản họp của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH) hoặc Hội đồng quản trị (Công ty CP) về việc thay đổi địa chỉ công ty cùng quận
Giấy ủy quyền – Cần trong trường hợp không phải đại điện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp
+ Nơi nộp: Nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch và Đầu tư các tỉnh thành đặt trụ sở chính
+ Thời gian trả kết quả: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ tại Sở Kế hoạch đầu tư doanh nghiệp sẽ nhận được GPKD công nhận địa chỉ công ty mới.
Bước 2: Làm hồ sơ thông báo thay đổi địa chỉ cùng quận ở chi cục thuế
Doanh nghiệp làm mẫu 08 thay đổi địa chỉ để cập nhật địa chỉ mới lên thuế.
Trường hợp cuốn hóa đơn cũ theo địa chỉ cũ của doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng hết, doanh nghiệp muốn tiếp tục sử dụng thì phải khắc con dấu vuông địa chỉ mới đóng lên hóa đơn và làm mẫu TP04 nộp qua mạng để tiếp tục sử dụng hóa đơn còn lại đó
Trường hợp cuốn hóa đơn cũ theo địa chỉ cũ của doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng hết, doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn đó thì phải làm thông báo hủy hóa đơn nộp lên thuế và khi đặt in hóa đơn mới phải làm lại thông báo phát hành hóa đơn mới nộp lên thuế.
Các lưu ý khi làm thủ tục thay đổi địa chỉ công ty cùng quận:
Trong quá trình làm hồ sơ chuyển quân bên thuế, doanh nghiệp không được xuất hóa đơn.
Trường hợp, hóa đơn theo địa chỉ cũ vẫn còn, doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng thì phải làm thông báo hủy hóa đơn nộp lên thuế và khi đặt in hóa đơn mới để sử dụng thì doanh nghiệp phải làm thông báo phát hành hóa đơn mới để được sử dụng.
THỦ TỤC THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ CÔNG TY KHÁC QUẬN - CHI TIẾT VÀ MỚI NHẤT
Để thay đổi địa chỉ công ty khác quận, khách hàng phải làm theo quy trình thủ tục như sau:
Bước 1: Làm hồ sơ thay đổi địa chỉ công ty khác quận
- Đối với công ty TNHH 01 thành viên
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cụ thể là thông báo về việc thay đổi địa chỉ công ty khác quận – Phụ lục II.1
Quyết định của Chủ sở hữu về việc thay đổi trụ sở công ty khác quận
Giấy ủy quyền – Cần trong trường hợp không phải đại điện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp
Thông báo về việc sử dụng con dấu mới – Cần trong trường hợp thay đổi địa chỉ công ty khác quận
- Đối với công ty TNHH từ 02 thành viên trở lên, công ty Cổ phần
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cụ thể là thông báo về việc thay đổi địa chỉ công ty khác quận– Phụ lục II.1
Quyết định của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH) hoặc Hội đồng quản trị (Công ty CP) về việc thay đổi trụ sở công ty khác quận
Biên bản họp của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH) hoặc Hội đồng quản trị (Công ty CP) về việc thay đổi trụ sở công ty khác quận
Giấy ủy quyền – Cần trong trường hợp không phải đại điện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp
Thông báo về việc sử dụng con dấu mới – Do con dấu có địa chỉ quận nên khi thay đổi địa chỉ khác quận cần phải khắc lại con dấu
- Nơi nộp: Nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch và Đầu tư các tỉnh công ty đặt trụ sở
- Thời gian trả kết quả: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ tại Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ nhận được GPKD công nhận địa chỉ mới của công ty.
Lưu ý: Đối với thay đổi địa chỉ khác quận, phải tiến hành khắc lại con dấu mới của công ty và đăng thông báo trên Sở kế hoạch và đầu tư về việc sử dụng con dấu mới.
Bước 2: Làm hồ sơ thay đổi địa chỉ bên thuế
Doanh nghiệp phải làm hồ sơ chuyển quận nộp lên chi cục thuế quận cũ và quận mới
+ Mẫu số 08- MST ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT- BTC ngày 28/06/2017 của Bộ Tài chính
+ Giấy ủy quyền – Cần trong trường hợp không phải đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp
+ 02 bản GPKD mới của công ty (có quận yêu cầu GPKD mới sao y công chứng, có quận chỉ cần bản photo, vì vậy nên chuẩn bị bản sao y công chứng là tốt nhất)
Nộp trực tiếp tại Chi cục thuế quận cũ của công ty. Sau khi chi cục thuế quận cũ của công ty ra Thông báo về việc chuyển cơ quan quản lý thuế, doanh nghiệp sẽ đem thông báo này qua cơ quan thuế quận mới để cơ quan thuế quận mới tiếp nhận quản lý.
Thời gian xử lý: Trong vòng 10 – 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ lên Chi cục thuế
Một vài lưu ý khi làm thủ tục thay đổi địa chỉ công ty khác quận:
Trong quá trình làm hồ sơ chuyển quân bên thuế, doanh nghiệp không được xuất hóa đơn.
Trong lúc nộp hồ sơ chuyển quận, thuế quận cũ sẽ tra soát lại tình hình đóng thuế, tình hình nộp báo cáo của công ty, nếu còn thiếu hoặc sai sót, cơ quan thuế quận cũ sẽ yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện.
Song song cùng lúc với nộp hồ sơ chuyển quận bên thuế, doanh nghiệp sẽ nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ở các quý gần nhất, nộp trực tuyến qua mạng bằng chữ ký số của công ty.
Trường hợp, hóa đơn theo địa chỉ cũ vẫn còn, doanh nghiệp muốn tiếp tục sử dụng thì doanh nghiệp phải làm thông báo chốt hóa đơn bên quận cũ, sau đó khắc con dấu vuông địa chỉ mới đóng lên hóa đơn và làm mẫu TP04 nộp lên thuế quận mới để được tiếp tục sử dụng hóa đơn đó.
Trường hợp, hóa đơn theo địa chỉ cũ vẫn còn, doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng thì phải làm thông báo hủy hóa đơn nộp lên thuế và khi đặt in hóa đơn mới để sử dụng thì doanh nghiệp phải làm thông báo phát hành hóa đơn mới để được sử dụng.
THỦ TỤC THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ CÔNG TY KHÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
Việc thay đổi địa chỉ công ty khác tỉnh, thành phố là việc thay đổi cơ bản tất cả các thông tin, chỉ tiêu liên quan đến đăng ký kinh doanh và quản lý thuế của doanh nghiệp. Vậy thủ tục thay đổi địa chỉ công ty cần làm gì? Đối với trường hợp này, công ty cần phải thực hiện thủ tục chốt thuế, quyết toán thuế tại Tỉnh/Thành phố cũ, sau đó mới thực hiện việc thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh và chuyển thuế tới Tỉnh/Thành phố mới. Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty khác Tỉnh/Thành phố được thực hiện theo các bước như sau:
Đối với trường hợp này, công ty cần phải thực hiện 03 bước như sau:
Bước 1. Tiến hành thủ tục chuyển thuế, chốt thuế và quyết toán thuế tại cơ quan quản lý thuế cũ về việc thay đổii địa chỉ công ty theo quy định của luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hồ sơ đề nghị như sau:
Chuẩn bị hồ sơ đề nghị chuyển thuế tại cơ quan quản lý thuế cũ bao gồm:
– Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu 08 MST
– Quyết định của chủ sở hữu đối với Công ty TNHH một thành viên/hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên, của Công ty Hợp danh hoặc của Đại hội đồng Cổ đông đối với Công ty Cổ phần về việc thay đổi địa chỉ Công ty.
– Biên bản họp hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên, của Công ty Hợp danh hoặc của Đại hội đồng Cổ đông đối với Công ty Cổ phần về việc thay đổi địa chỉ Công ty.
– Bản sao đăng ký kinh doanh của Công ty.
– Mẫu 08 về đăng ký thuế.
Bước 2. Tiến hành thủ tục thay đổi địa chỉ công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự tính chuyển tới.
Hồ sơ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
– Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thay đổi địa chỉ của công ty theo Mẫu II-1
– Quyết định của chủ sở hữu đối với Công ty TNHH một thành viên/hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên, của Công ty Hợp danh hoặc của Đại hội đồng Cổ đông đối với Công ty Cổ phần về việc thay đổi địa chỉ Công ty.
Biên bản họp hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên, của Công ty Hợp danh hoặc của Đại hội đồng Cổ đông đối với Công ty Cổ phần về việc thay đổi địa chỉ Công ty.
* Bản sao hợp lệ Điều lệ đã sửa đổi của công ty; (Mẫu này doanh nghiệp tự soạn thảo)
* Thông báo của Chi cục thuế cũ về việc chuyển địa chỉ công ty.
Bước 3: Nộp hồ sơ chuyển thuế tới cơ quan quản lý thuế tại quận/huyện mới:
Chuẩn bị hồ sơ chuyển thuế nộp tại cơ quan quản lý thuế mới bao gồm:
+ Quyết định chốt thuế chuyển quận/huyện của Chi cục thuế nơi công ty đặt địa chỉ cũ cấp,
+ Mẫu 08 MST có đóng dấu xác nhận chuyển địa chỉ tới quận/huyện mới.
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới;
MỘT VÀI LƯU Ý KHÁC KHI THAY ĐỔI ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
+ Đối với hóa đơn đã in hoặc mua mà chưa dùng hết
+ Nếu không muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn thì các bạn làm thủ tục hủy hóa đơn
+ Nếu muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn các bạn phải thông báo cho cơ quan thuế
Đối với con dấu bạn cần chú ý các điều sau đây:
+ Làm thủ tục thay đổi mẫu dấu
Để làm thủ tục trên bạn có thể liên hệ với bên Công an để biết thêm chi tiết các thủ tục và mẫu, biểu mẫu cần thiết
Hoặc liên hệ với công ty luật để thực hiện các thủ tục thay đổi cần thiết.
Tấn Phát
Có một câu nói rằng “Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận.” Và thành công trong công việc luôn là đích đến của nhiều người trong cuộc sống, bất kể bạn đang làm công việc gì, bất kể bạn là ai.
Kinh doanh nội thất đang là ngành được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Bởi thị trường bất động sản tăng nhanh kèm với đó là nhu cầu trang trí nhà cửa được đẩy mạnh.
ROIC là viết tắt của Return on Invested Capital và thể hiện mức độ hoạt động của một công ty vốn để tạo ra lợi nhuận thay mặt cho các cổ đông và người cho vay nợ.
Thị trường chứng khoán có nhiều kiến thức mà bạn cần phải cập nhập đầy đủ trước khi tham gia đầu tư. NAV là chỉ số được các nhà đầu tư sử dụng để xác định giá trị tài sản của cổ phiếu và trái phiếu, từ đó đưa ra được những lựa chọn góp vốn thông minh, đem về lợi nhuận cao nhất.
Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu và mức sống càng tăng cao. Nhưng mức lương của bạn vẫn như vậy. Hay nó vẫn chưa đủ với mức sống của bạn. Thì việc kiếm thêm thu nhập ngoài lương là rất cần thiết.
Ngày nay thương mại điện tử (mua hàng trực tuyến) ngày càng phổ biến trong đời sống của con người. Ngoài việc mang đến tính tiện ích, mua hàng trực tuyến còn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dùng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Cimigo, có đến 87% số người tiêu dùng tại Việt Nam không tin mua hàng trên mạng là an toàn.
Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống là một lĩnh vực thu hút rất nhiều sự đầu tư, bởi lẽ nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng cao. Trong đó, kinh doanh quán ăn nhỏ được nhiều người chọn lựa để khởi nghiệp.
Chúng ta điều biết rằng người do thái là một dân tộc thông minh nhất trên thế giới, trong việc quản lý tiền bạc những con người mang dòng máu do thái cũng rất cừ khôi, họ chú trọng đến vấn đề tiền đẻ ra tiền và không ngừng gia tăng tài sản của họ lên gấp nhiều lần.
Với nền kinh tế ngày càng khởi sắc thì nhiều nghề nghiệp mới xuất hiện và được giới trẻ lựa chọn để theo đuổi lâu dài. Việc chọn sai ngành nghề thường dẫn đến hậu quả khiến bạn lãng phí 4, 5 năm học tại trường Đại học hoặc khi ra trường không tìm được công việc ưng ý, thất nghiệp, phải làm những công việc lương thấp, không có nhiều tương lai.