Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa là sự thoả thuận giữa hai bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền.
1. TÍNH PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
Những Nguồn Luật Điều Chỉnh Hợp Đồng Xuất Nhập Khẩu Nói Chung
Nền kinh tế toàn cầu mở ra cơ hội to lớn hơn bao giờ hết để doanh nghiệp tiếp cận tới các thị trường khắp nơi trên thế giới. Hàng hoá được bán ra ở nhiều nước hơn, với số lượng ngày càng lớn và chủng loại đa dạng hơn. Giao dịch mua bán quốc tế ngày càng nhiều và phức tạp, do đó nếu hợp đồng mua bán hàng hoá không đựơc soạn thảo một cách kỹ lưỡng sẽ có nhiều khả năng dẫn đến sự hiểu nhầm và những vụ tranh chấp tốn kém tiền bạc. Chính vì vậy mà cần có các cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng sao cho giảm thiểu các tranh chấp. Hiện nay có ba nguồn luật làm cơ sở điều chỉnh hợp đồng đó là nguồn luật quốc gia, nguồn luật quốc tế và tập quán quốc tế.
Nguồn Luật Quốc Gia
Là nguồn luật từ nước người bán và người mua, nguồn luật này điều chỉnh về chủ thể cũng như hình thức và loại hàng hoá trong hợp đồng.
Mỗi nguồn luật có những quy định riêng, các chủ thể của hợp đồng phải tuân theo cả hai luật của hai bên mua và bán, loại hàng phải được phép mua bán theo quy định của pháp luật của nước bên bán và bên mua.
Nguồn Luật Quốc Tế
Bao gồm các các công ước và hiệp ước quốc tế, song phương và đa phương giữa các bên của hợp đồng, nó quy định hình thức hợp đồng, quy tắc về vận tải cũng như những ưu đãi, hạn chế về trao đổi thương mại, thuế quan giữa các quốc gia. Dưới đây là một số quy tắc và công ước:
Quy tắc Hague-Visby áp dụng cho các vận đơn được phát hành tại nước tham gia quy tắc.
Công ước của liên hợp quốc về chuyên chở hàng hoá bằng đường biển ký ngày 31/3/1978 tại Hamburg, áp dụng cho tất cả các hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển.
Công ước Vien 1980 (CISG), được toàn thế giới công nhận về quy định hình thức, các vấn đề liên quan đến hợp đồng cũng như các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế.
Tập Quán Quốc Tế
Là các quy tắc chính thức của một khu vực hay của phòng thương mại quốc tế (UCP, Incoterm) về giải thích các điều kiện thương mại, tạo điều kiện cho giao dịch thương mại khu vực và quốc tế diễn ra một cách trôi chảy. Việc dẫn chiếu các tập quán này trong hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ tương ứng của các bên và làm giảm nguy cơ rắc rối về mặt pháp lý.
Chú ý là khi đã dẫn chiếu các tập quán vào một điều khoản của hợp đồng thì không được thêm các nghĩa vụ bên ngoài như sự thảo thuận của các bên mua bán vào điều khoản đó, vì nếu vậy thì các quy định này sẽ không có hiệu lực.
2. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU
Xét Theo Thời Gian Thực Hiên Hợp Đồng Có Hai Loại Hợp Đồng:
Hợp đồng ngắn hạn: thời gian thực hiện hợp đồng là tương đối ngắn và việc giao hàng chỉ được tiến hành một lần.
Hợp đồng dài hạn: có thời gian thực hiện tương đối dài mà trong đó việc giao hàng có thể tiến hành nhiều lần.
Theo Nội Dung Quan Hệ Kinh Doanh Có:
Hợp đồng xuất khẩu trực tiếp: là hợp đồng được ký kết trực tiếp giữa người sản xuất xuất khẩu với người tiêu dùng cuối cùng mà không thông qua trung gian.
Hợp đồng đại lý: là hợp đồng mà nhà xuất khẩu ký với đại lý, nhằm thông qua đại lý tiêu thụ mặt hàng của mình.
Hợp đồng môi giới: là hợp đồng được ký kết giữa nhà xuất khẩu với người môi giới nhằm xuất khẩu hàng hoá.
Theo Hình Thức Hợp Đồng: có hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng miệng theo Công ước Viên 1980, còn tại Việt Nam quy định hợp đồng thương mại quốc tế phải bằng văn bản.
Theo Cách Thức Thành Lập Hợp Đồng: bao gồm hợp đồng một văn bản hay hợp đồng nhiều văn bản.
Hợp đồng một văn bản: là hợp đồng trong đó ghi rõ nội dung mua bán, các điều kiện giao dịch đã thoả thuận và có chữ ký của hai bên.
Hợp đồng gồm nhiều văn bản: như Đơn chào hàng cố định của người bán và chấp nhận của người mua; Đơn đặt hàng của người mua và chấp nhận của người bán; Đơn chào hàng tự do của người bán, chấp nhận của người mua và xác nhận của người bán; Hỏi giá của người mua, chào hàng cố định của người bán và chấp nhận của người mua.
MẪU HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU
HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU(0) …….
Số:…………………
Ngày: …./…./…..
Hợp đồng này xác nhận việc mua và bán mặt hàng ………… tại Việt Nam,
GIỮA: CÔNG TY ……………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………Telex: ……………. Fax: ………………………
Được đại diện bởi ông(bà): …………………………………………………….
Chức vụ: …………………………………………………………………………
Dưới đây được gọi là: Bên mua.
VÀ: CÔNG TY ………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………Telex: ……………. Fax: ………………………
Được đại diện bởi ông(bà): …………………………………………………….
Chức vụ: …………………………………………………………………………
Dưới đây được gọi là: Bên bán
Hai bên mua và bán trên đây đã đồng ý mua và bán mặt hàng dưới đây theo những điều kiện sau:
1. Tên hàng: ……………………………………………………………………..
2.Quy cách phẩm chất(1):…………………………………………………
3. Số lượng: ……………………………………………………………………..
4.Giá cả (2): …………………………………………………………………
5. Giao hàng:
– Thời gian giao hàng: ………………………………………………………….
– Điều kiện cơ sở giao hàng: ……………………………………………………
– Cảng bốc hàng: ……………………………………………………………….
– Cảng dỡ hàng: ………………………………………………………………….
– Thông báo về việc xếp hàng: Bên bán có nghĩa vụ thông báo với Bên mua về việc đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
6. Thanh toán (3): Thanh toán bằng thư tín dụng trả ngay không hủy ngang.
– Người mua sẽ mở 01 thư tín dụng trả ngay không hủy ngang tại Ngân hàng …………………., thông qua Ngân hàng Ngoại Thương, Việt Nam cho bên bán hưởng lợi.
– Thư tín dụng được mở trước ngày giao hàng ít nhất 45 ngày.
– Thư tín dụng được thanh toán ngay khi người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ giao hàng sao:
+ Bộ gốc đầy đủ 3/3 vận đơn đường biển hoàn hảo, ghi rõ “hàng đã bốc” theo lệnh của Ngân hàng phát hành, thông báo cho người mua.
+ 03 bản hóa đơn thương mại đã ký.
+ 03 bản gốc giấy chứng nhận số lượng, chất lượng do một số cơ quan giám định có uy tín tại Việt Nam xác nhận.
+ 03 bản chứng nhận xuất xứ do VCCI phát hành.
+ Thông báo giao hàng trong đó chỉ rõ số Hợp đồng, Thư tín dụng, hàng hóa, số lượng, chất lượng, tên tàu, tên người chuyên trở, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng.
7. Trọng tài(4): Bất kỳ tranh cãi, bất hòa hay khiếu nại nào phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này mà hai bên mua bán không thể hòa giải, thương lượng được, cuối cùng sẽ được đưa ra giải quyết tại “Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.
8. Điều luật áp dụng: Hợp đồng này sẽ được áp dụng theo luật pháp của nước Cộng hòa Singapore.
9. Điều khoản bất khả kháng: Hợp đồng này áp dụng những điều bất khả kháng được dẫn chiếu tới văn bản của Phòng thương mại Quốc Tế (ấn phẩm của ICC số 421).
Điều khoản kiểm định: Việc kiểm định, giám sát tại nhà máy nhà kho về chất lượng, trọng lượng, số lượng bao, tình trạng bao gói của hành hóa nêu tại mục 1, mục 2 Hợp đồng này này sẽ do(5)……………………….. . đảm nhiệm, phí tổn kiểm định sẽ do bên bán chịu.
Những điều khoản khác: Tất cả những thuật ngữ thương mại dùng cho hợp đồng này sẽ được diễn giải theo ấn phẩm “Thuật ngữ thương mại” (Tác giả: Michael B.Smith & Merritt R. Blakeslee – NXB Chính trị Quốc gia – 2001) Hợp đồng bán hàng này được ký kết tại [ĐỊA ĐIỂM] vào ngày [NGÀY THÁNGNĂM] , hợp đồng này được lập thành 04 bản: 02 bản bằng tiếng Anh, 02 bản bằng tiếng Việt. Mỗi bên giữ 02 bản: 01 bản tiếng Anh và 01 bản tiếng Việt.
BÊN MUA BÊN BÁN
(Đại diện ký tên) (Đại diện ký tên)
Mrs Ngọc Mai
Ủy thác nhập khẩu là việc một công ty có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa ký kết hợp đồng ủy thác cho một công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu để thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa theo yêu cầu. Hay nói cách khác, đây là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng về Việt Nam, nhưng không tự làm mà ủy thác qua công ty dịch vụ thực hiện.
Hợp đồng dịch vụ là một loại hợp đồng dân sự thông dụng, Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Hợp đồng lao động là một trong những văn bản quan trọng nhất thể hiện những thỏa thuận hợp pháp giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Trong quá trình mua bán đất và các tài sản gắn liền với đất, việc soạn thảo hợp đồng là điều vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo tính pháp lý đối với những quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm mà hai bên mua - bán phải thực hiện.
Mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại giữa bên mua và bên bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng cho thuê lại lao động là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp cho thuê và doanh nghiệp thuê lại lao động về việc cho thuê lại lao động.
Hợp đồng mua bán nhà là một văn bản rất quan trọng – vì nhà cửa luôn là tài sản lớn của cả một đời người.