Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh luôn là vấn đề được tất cả mọi người quan tâm. Có thể nói cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Trong mọi phương diện của cuộc sống ý thức vươn lên luôn là yếu tố chủ đạo hướng suy nghĩ và hành động của con người.
Vậy cạnh tranh là gì ? và có bao nhiêu loại hình cạnh tranh ? Mời bạn đọc theo dõi bài viết cùng | way.com.vn để tìm hiểu chi tiết hơn nhé !.
1. Cạnh tranh là gì?
Sự đua tranh về kinh tế giữa các nhà kinh doanh có những lợi ích giống nhau trên cùng thị trường bằng các phương thức khác nhau để giành được nhiều nhất về phía mình khách hàng, thị trường và thị phần của một thị trường, qua đó thu lợi nhuận nhiều hơn.
Cạnh tranh là quy luật của kinh tế thị trường. Cạnh tranh không những là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, điều tiết hệ thống thị trường, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Cạnh tranh thúc đẩy các nhà kinh doanh phải luôn đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật trong sản xuất để tăng năng suất lao động, tìm cách thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của người tiêu dùng và vì vậy mang lại sự Ÿ tăng trưởng và cải thiện hiệu quả kinh tế.
Cạnh tranh phải được diễn ra trong môi trường pháp lí tự do và bình đẳng cho mọi chủ thể kinh doanh, nếu không có môi trường pháp lí đó, cạnh tranh có thể đưa đến những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội.
2. Các loại hình cạnh tranh
2.1 Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường
Cạnh tranh giữa người mua và người bán
Người mua muốn mua hàng hóa với giá thấp nhất. Còn người bán lại muốn bán hàng hóa của mình với giá cao nhất. Sau khi thương lượng giữa hai bên, giá cuối cùng sẽ được hình thành.
Cạnh tranh giữa người mua với người mua
Tùy thuộc vào mức độ cung cầu trên thị trường, mức độ cạnh tranh sẽ thay đổi. Khi lượng cung nhỏ hơn lượng cầu, giá cả hàng hóa sẽ tăng, cạnh tranh trở nên gay gắt. Người mua phải chấp nhận giá cao hơn để mua được thứ mà họ cần.
Cạnh tranh giữa người bán và người bán
Đây là cuộc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp hàng hóa để tranh giành KH và chiếm thị trường. Dẫn đến giá cả hàng hóa sẽ giảm xuống có lợi cho người mua.
2.2 Căn cứ vào phạm vi các ngành kinh tế
Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hóa. Nhằm giành giật điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Ví dụ: Coca cola và Pepsi được coi là cạnh tranh trong nội bộ ngành nước giải khát có ga. Hay như Samsung và Apple là các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành di động thông minh.
Cạnh tranh giữa các ngành với nhau
Các DN ở các ngành kinh tế cạnh tranh với nhau với mục đích thu lợi nhuận cao nhất về mình. Sự phân bổ vốn đầu tư giữa các ngành kinh tế một cách tự nhiên sẽ hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
2.3 Căn cứ vào tính chất của việc cạnh tranh
Cạnh tranh hoàn hảo
Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra khi có nhiều người bán cùng một loại sản phẩm. Không có sự khác biệt về mẫu mã, công dụng cạnh tranh với nhau. Nhưng không có ai đủ khả năng khống chế giá hàng hóa trên thị trường. Để có thể dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh hoàn hảo này, người bán sẽ phải giảm giá. Hoặc tìm ra sự khác biệt trong sản phẩm của mình so với những người bán khác.
Cạnh tranh không hoàn hảo
Là cuộc cạnh tranh giữa những người bán có sản phẩm không hoàn toàn giống nhau.
Cạnh tranh độc quyền
Cạnh tranh độc quyền xảy ra khi trong thị trường có rất ít người bán hàng hóa, dịch vụ đó. Giá cả của sản phẩm sẽ do chính người bán quyết định. Không dựa vào mối quan hệ cung – cầu.
2.4 Căn cứ vào thủ đoạn cạnh tranh
Cạnh tranh lành mạnh
Là cuộc cạnh tranh không vi phạm pháp luật, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Diễn ra một cách công khai và công bằng với đôi bên.
Cạnh tranh không lành mạnh
Là cuộc cạnh tranh trái với luật pháp, dựa vào những kẽ hở của pháp luật và bị xã hội lên án. Ví dụ: trốn thuế, buôn bán lậu,…
3. Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp
Cạnh tranh là điều bất khả kháng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh có thể được coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể tránh khỏi mà phải tìm mọi cách vươn nên để chiếm ưu thế và chiến thắng. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại , tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao.
Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “ bản lĩnh” của mình trong quá trình kinh doanh. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng vững mạnh và phát triển hơn nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường.
Chính sự tồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường.
Trên đây là chia sẽ về Sự cạnh tranh là gì ? Có bao nhiêu loại hình cạnh tranh. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ mang lại lợi ích cho bạn và doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công !.
Danh Trường
Mặc dù phong thủy không phải là một yếu tố quyết định duy nhất trong việc bán nhà, nhưng nó có thể góp phần giúp bạn thu hút sự quan tâm của người mua và nhanh chóng bán được nhà với giá cao. Dưới đây là một số mẹo phong thủy giúp bán được nhà nhanh chóng với giá cao được Way.com.vn tổng hợp mà bạn có thể áp dụng:
Có một câu nói rằng “Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận.” Và thành công trong công việc luôn là đích đến của nhiều người trong cuộc sống, bất kể bạn đang làm công việc gì, bất kể bạn là ai.
Mua trước trả sau (BNPL) là loại hình khá phổ biến tại nước ngoài và hiện nay đang dần trở thành xu thế ở Việt Nam. Hình thức này cho phép người tiêu dùng được mua hàng trước và thanh toán sau mà không có bất kỳ phí ẩn nào. Khoản thanh toán được chia nhỏ thành nhiều kỳ hạn bằng nhau tuỳ theo quy định.
Kinh doanh mỹ phẩm đòi hỏi kiến thức và tính thẩm mỹ cao. Nếu khách hàng bước vào một cửa hàng được thiết kế đẹp và hợp lý sẽ đem lại trải nghiệm tốt và có khả năng mua nhiều hơn. Ngoài ra, trang trí cửa hàng cũng giúp thương hiệu trở nên nổi bật hơn.
Mỹ phẩm từ trước đến nay đều là “vũ khí tối thượng” trong việc làm đẹp của chị em. Do vậy, mặt hàng mỹ phẩm luôn được các chị em săn đón theo cách nhiệt tình nhất. Nói như vậy không có nghĩa là các chàng trai của chúng ta không có hứng thú với nó, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, trị mụn… cũng là những mỹ phẩm cần thiết cho các quý ông trong quá trình chăm chút cho vẻ đẹp nam tính của mình. Vậy nên, Kinh doanh cửa hang, shop mỹ phẩm là một trong những ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp khá hot hiện nay.
Với nền kinh tế ngày càng khởi sắc thì nhiều nghề nghiệp mới xuất hiện và được giới trẻ lựa chọn để theo đuổi lâu dài. Việc chọn sai ngành nghề thường dẫn đến hậu quả khiến bạn lãng phí 4, 5 năm học tại trường Đại học hoặc khi ra trường không tìm được công việc ưng ý, thất nghiệp, phải làm những công việc lương thấp, không có nhiều tương lai.
Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu và mức sống càng tăng cao. Nhưng mức lương của bạn vẫn như vậy. Hay nó vẫn chưa đủ với mức sống của bạn. Thì việc kiếm thêm thu nhập ngoài lương là rất cần thiết.
Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống là một lĩnh vực thu hút rất nhiều sự đầu tư, bởi lẽ nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng cao. Trong đó, kinh doanh quán ăn nhỏ được nhiều người chọn lựa để khởi nghiệp.
Chúng ta điều biết rằng người do thái là một dân tộc thông minh nhất trên thế giới, trong việc quản lý tiền bạc những con người mang dòng máu do thái cũng rất cừ khôi, họ chú trọng đến vấn đề tiền đẻ ra tiền và không ngừng gia tăng tài sản của họ lên gấp nhiều lần.