Thị trường ví điện tử hiện nay ngày càng phát triển và được người dân tin tưởng lựa chọn, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Nhưng cũng không ít tình trạng khách hàng bỗng dưng bị mất tiền trong tài khoản ví điện tử khiến người đang sử dụng cảm thấy bất an.
Tuy ví điện tử mang lại nhiều lợi ích trong thanh toán, nhưng bên cạnh những lợi ích cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro cho người dùng. Vậy rủi ro đó là gì? Mời bạn đọc cùng | way.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !.
1. Mất tiền vì cung cấp mật khẩu qua điện thoại
Ví điện tử là một giải pháp công nghệ đã quá quen thuộc với người tiêu dùng hiện nay, có thể nạp tiền để thanh toán khi mua hàng trực tuyến và trực tiếp tại những điểm chấp nhận thanh toán. Bên cạnh những mặt ưu điểm thì ví điện tử đang tồn tại những rủi ro nếu người dùng chưa thực sự biết cách bảo mật thông tin. Tình trạng tài khoản thẻ ATM của khách hàng bỗng dưng bị “bốc hơi” cả vài trăm triệu đồng trong một đêm, hay khách hàng đang ở Hà Nội nhưng thẻ tín dụng lại bị sử dụng ở Singapore... cảnh báo về những "lỗ hổng" trong hệ thống ngân hàng. Một lần nữa khiến những người thường xuyên sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử lo lắng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc khách hàng bị kẻ gian lợi dụng lấy tiền trong ví điện tử một phần do khách hàng mất cảnh giác.
Điển hình là mới đây, một khách hàng đã đăng nhập vào tài khoản ví điện tử để nạp tiền điện thoại, nhưng quên mật khẩu. Khách hàng gọi điện thoại đến tổng đài của ví điện tử để nhờ hỗ trợ nhưng đường dây báo bận. Sau đó khoảng 20 phút, một số điện thoại lạ gọi vào máy điện thoại của vị khách này và tự xưng là nhân viên tư vấn của tổng đài, hỗ trợ lấy lại mật khẩu và yêu cầu đọc mã gửi qua tin nhắn điện thoại. Ngay sau khi cung cấp mã, tài khoản của khách hàng bị “bốc hơi” 2,5 triệu đồng bằng việc mua liên tiếp nhiều thẻ cào điện thoại mệnh giá 500 nghìn đồng. Qua tìm hiểu, tài khoản ví điện tử của khách hàng này có liên kết với thẻ của ngân hàng, nên mặc dù thời điểm đó ví chỉ còn vài trăm nghìn đồng, nhưng trong thẻ ngân hàng còn tới vài chục triệu đồng. Khi nhận được tin nhắn liên tiếp báo tài khoản đang bị sử dụng, khách hàng này đã kịp thời chuyển tiền sang một tài khoản khác nên số tiền mất chỉ dừng lại 2,5 triệu đồng.
Việc tự nhiên mất tiền trong ví điện tử cũng không phải là câu chuyện mới gần đây, đã từng có nhiều ví điện tử bị người dùng khiếu nại khi tự nhiên bị mất tiền mặc dù không thực hiện giao dịch. Hầu hết các trường hợp mất tiền hiện nay, đơn vị cung cấp dịch vụ đều khẳng định đã thiết lập các lớp bảo vệ tối ưu nhất. Khi có sự cố xảy ra, không đơn vị nào nhận trách nhiệm mà thường sẽ đổ lỗi cho khách hàng không tự bảo mật tốt thông tin khi sử dụng ví điện tử như: vào các trang web không an toàn, bị đánh cắp thông tin… Nhiều người tiêu dùng sử dụng ví điện tử hiện cũng rất lo lắng khi thấy việc nạp tiền hiện rất đơn giản. Chỉ mất lần đầu tiên liên kết với tài khoản ngân hàng là cần OTP, từ lần thứ hai, chủ tài khoản không cần mã OTP, chỉ cần nhập số tiền muốn nạp và không có bất cứ bước xác nhận bảo mật nào. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu người dùng mất điện thoại hoặc lộ tài khoản thì cũng có khả năng mất sạch tiền trong tài khoản ngân hàng đã liên kết với ví điện tử.
2. Bảo đảm quyền lợi cho người dùng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, theo đó đã quy định, đối với hoạt động cung ứng ví điện tử thì việc nạp tiền, rút tiền ra khỏi ví điện tử của khách hàng phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng. Đồng thời quy định tổng hạn mức giao dịch của một ví cá nhân tối đa là 20 triệu đồng/ngày và 100 triệu đồng/tháng. Về vấn đề này các chuyên gia cũng cho rằng, việc buộc liên kết qua tài khoản ngân hàng sẽ giúp Nhà nước kiểm soát được hoạt động rửa tiền, chống tham nhũng. Tuy nhiên việc áp dụng hạn mức cho ví điện tử là chưa hợp lý, có thể khiến người tiêu dùng gặp khó khăn khi muốn thanh toán các giao dịch thương mại điện tử có giá trị tương đối lớn. Thay vào đó, có thể làm rõ hơn gia tăng yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện tốt hơn việc bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin của khách hàng. Các công ty cung cấp ví điện tử cần đầu tư hơn nữa vào công nghệ thông tin, tăng cường các lớp bảo mật để ngăn chặn tấn công của kẻ gian. Một ví điện tử cần thiết phải có hai lớp bảo mật, một lớp vào ví và một lớp bảo mật OTP thứ hai khi thực hiện thanh toán, chuyển khoản tiền. Một sản phẩm công nghệ nếu hệ thống càng đơn giản, càng dễ sử dụng thì tính an ninh, bảo mật sẽ kém đi. Khi xây dựng ví điện tử cần cân nhắc khía cạnh này để đưa ra giải pháp phù hợp nhất hỗ trợ cho khách hàng.
Đa phần các ví điện tử hiện nay tại Việt Nam đều có các lỗ hổng về bảo mật, mặc dù các ví vẫn khẳng định đặt an toàn của khách hàng lên hàng đầu, nhưng đây vẫn là thách thức với nhiều ví điện tử. Do đó, trước mắt người dùng nên ưu tiên sử dụng các ví điện tử có áp dụng tiêu chuẩn về bảo mật dữ liệu thẻ cho hệ thống (PCI DSS); bảo mật cho ứng dụng thanh toán (PA DSS), chuẩn mã hóa đường truyền (P2PE) và có những cơ chế như xác lập tính năng xác thực hai lớp khi thanh toán. Người sử dụng cần phải lưu ý bảo mật thông tin tài khoản ví điện tử và không chia sẻ thông tin về tài khoản ngân hàng, ví điện tử cho người khác; không dùng chung một tài khoản để thanh toán nhiều dịch vụ khác nhau; nên cài đặt các phần mềm chống virus, mã độc trên điện thoại, máy tính bảo đảm an toàn cho tài khoản, phòng tránh tình trạng tài khoản của mình bị đối tượng xấu lấy cắp và có những giao dịch bất hợp pháp.
Hiện nay vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dùng sử dụng các dịch vụ ví điện tử. Mỗi khi xảy ra tranh chấp, rất khó để xác định lỗi thuộc về đơn vị cung cấp dịch vụ hay từ phía người sử dụng, nhưng những thiệt hại ban đầu nhận được cũng sẽ thuộc về người dùng. Còn các ví điện tử thường sẽ yêu cầu khách hàng tự trình báo cơ quan chức năng và… chờ giải quyết. Vi vậy, cần sớm có các quy định, hành lang pháp lý rõ ràng đối với trách nhiệm của các ví điện tử khi để lộ, lọt thông tin cá nhân của khách hàng, hoặc lỗi từ phía hệ thống khiến khách hàng chịu thiệt hại và có phương án xử lý nhằm bảo đảm quyền lợi của người sử dụng.
Danh Trường
Content là chìa khóa thành công trong các chiến dịch quảng cáo. Nhưng làm sao để viết content hấp dẫn, thu hút khách hàng. Thậm chí là khiến họ muốn “xì tiền” ngay cho bạn lại càng khó. Nhưng dân trong nghề luôn có những bí quyết và các công thức viết Content đỉnh cao. Đem lại hiệu quả cao cho các chiến dịch truyền thông của bạn.
Tính năng thanh toán bằng QR code trên ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng cho phép anh em sử dụng camera điện thoại quét mã QR để thực hiện nhanh một số giao dịch như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua hàng. Sự ưu việt của phương thức thanh toán mới này nằm ở tính tiện lợi, nhanh chóng do mọi thao tác được thực hiện ngay trên ứng dụng Mobile Banking và an toàn nhờ hai lớp bảo mật.
Ngày nay khi người tiêu dùng tiến hành mua các sản phẩm hàng hiệu trên thị trường đều tự hỏi đó có phải là hàng chính hãng hay không, nhất là các sản phẩm có giá trị về mặt vật chất hoặc các sản phẩm mua từ nước ngoài về.