Thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) gần một thế kỷ qua từng được biết đến là “thủ phủ” của nghề ươm tơ - dệt lụa nổi tiếng của Việt Nam. Song, sau nhiều năm“thăng trầm”, đến nay cái nghề “ăn cơm đứng” này đang “hồi sinh”. Cùng với trà, tơ lụa Bảo Lộc đang là sản phẩm thu hút đông đảo khách du lịch thập phương…
“Lận Đận” Đời… Tằm Của Thành Phố Bảo Lộc
Du khách thập phương, nhất là những thương gia giàu có, sang chảnh; khách “sành điệu” ăn mặc, thời trang trong và ngoài nước đã một thời mê đắm lụa tơ tằm Bảo Lộc! Nghề ươm tơ - dệt lụa Bảo Lộc đã khẳng định trên thị trường trong nước và thế giới gần một thế kỷ qua vốn nhiều biến động của cuộc sống…
Thế nhưng, đúng cả (nghĩa đen và nghĩa bóng) của cái nghề “ăn cơm đứng” này; đã có một thời dài tơ lụa Bảo Lộc rơi vào lao đao, lận đận. Cùng với sự lụi tắt một thời hoàng kim của nó là sự thua lỗ, tan rã, giải thể hàng loạt nhà máy, xí nghiệp xe tơ, dệt lụa của Tổng Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam. Nhà máy, xí nghiệp đóng cửa, công nhân, nghệ nhân thất nghiệp…
Thật may mắn, một số nghệ nhân, hộ gia đình từng gắn bó bao đời với con tằm - tơ lụa, nghề truyền thống này vẫn lặng thầm trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa tại hộ gia đình, hoặc duy trì cơ sở sản xuất tư nhân để “sống chết”, thủy chung với nó. Có lẽ nhờ vậy, nghề tơ lụa Bảo Lộc sau thời gian dài “leo lắt” đã đến ngày “hồi sinh”! Trong dịp Festival Hoa Đà Lạt - 2017 vừa qua, dường như du khách và cư dân địa phương quan tâm, dành sự ưu ái đặc biệt cho tơ lụa Bảo Lộc. Không phải ngẫu nhiên, tái hiện, tôn vinh nghề tơ lụa Bảo Lộc được sắp xếp là một trong 16 chương trình chính thức của Festival Hoa Đà Lạt - 2017 và đã khá thành công!
Lần đầu tiên, những bộ trang phục được làm từ chất liệu lụa tơ tằm được trình diễn chính tại thủ phủ dâu tằm tơ Bảo Lộc đã khiến cho nhiều nghệ nhân lớn tuổi một đời gắn bó với nghề tơ tằm trên thành phố trẻ cao nguyên này sung sướng rơi lệ. Ví như cụ bà (nghệ nhân) 85 tuổi Nguyễn Thị Châu (84 tuổi trú tại xã Đại Lào, TP. Bảo Lộc) tâm sự, gần 30 rời quê hương Đức Thọ (Hà Tĩnh) mang nghề “cha truyền” của quê cũ vào Bảo Lộc lập nghiệp cùng con cháu lưu giữ nghề này, đây là lần đầu tiên trong đời bà mới thấy sản phẩm của mình được tái hiện, tôn vinh rực rỡ…
Bảo Lộc Khẳng Định Vị Trí “Thủ Phủ” Tơ Lụa Việt Nam
Bảo Lộc (Lâm Đồng) được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu quanh năm mát mẻ - điều kiện thuận lợi cho nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển. Sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc từ lâu đã được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Năm 2018 là một năm tạo được nhiều dấu ấn và bước tiến ngoạn mục của ngành tơ lụa Việt Nam, mà trong đó tơ lụa Bảo Lộc luôn dẫn vị trí cao nhất.
Như vậy sau một thời gian dài, ngành tơ lụa Việt đã thực sự hồi sinh và Bảo Lộc là nơi “ươm tơ” mở lối cho tơ lụa Việt.
Theo ông Đoàn Kim Đình, Phó Chủ tịch UBND thành phố Bảo Lộc, năm 2018 là năm phát triển vượt bậc của ngành tơ tằm Bảo Lộc.
Hiện nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 5.000 ha dâu tằm, trong đó thành phố Bảo Lộc có khoảng 500 ha với sản lượng lá dâu trung bình đạt khoảng 5.000 tấn/ năm, hướng đến năm 2020 diện tích dâu tằm sẽ ổn định từ 500-600 ha.
Tại Bảo Lộc, ngoài những vùng trồng dâu nuôi tằm còn có những cơ sở dệt lụa rất lớn. Các hoạt động sản xuất - kinh doanh, ươm tơ ngày càng phát triển. Tại Bảo Lộc có 23 doanh nghiệp ươm tơ và dệt vải (trên tổng số 28 doanh nghiệp của toàn tỉnh), trong đó có 7 doanh nghiệp ươm tơ cơ khí, 8 doanh nghiệp ươm tơ tự động, 8 doanh nghiệp dệt lụa.
Cùng với đó, công nghệ sản xuất, chế biến tơ lụa và các sản phẩm dệt may từ tơ lụa của Bảo Lộc đã được đầu tư bài bản với nhiều thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất cao, thân thiện với môi trường.
Việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật từ trồng, thâm canh giống dâu đến kỹ thuật nuôi tằm chất lượng cao đã giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và chất lượng kén đầu vào cho sản xuất tơ lụa.
Sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc phong phú về mẫu mã, đa dạng về chủng loại nên được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Trong năm 2018, sản lượng tơ lụa toàn tỉnh Lâm Đồng đạt 1.000 tấn thì riêng Bảo Lộc là 950 tấn, sản lượng lụa đạt trên 3 triệu m2. Bằng sự kết hợp giữa sản xuất truyền thống của Việt Nam với công nghệ tiên tiến của thế giới, sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc đã đạt đến chất lượng cao.
Trong đó, những mặt hàng thông dụng được sản xuất từ tơ lụa Bảo Lộc có chất lượng vượt trội so với các nước trong khu vực và ngang ngửa với mặt hàng cùng chủng loại đạt chất lượng cao nhất trên thế giới.
Hiện nay các sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc đã được chế biến đến khâu cuối cùng, kể cả các công đoạn khó nhất để cho ra đời các sản phẩm hoàn thiện, xuất sang các thị trường Nhật Bản, châu Âu, Ả Rập…
Tơ lụa Bảo Lộc đã vươn xa tới nhiều châu lục, kể cả những thị trường khó tính như Pháp, Italy, Ấn Độ, Nhật Bản…
Các sản phẩm tơ lụa không chỉ được dùng trong lĩnh vực thời trang, mà tơ lụa Bảo Lộc nay còn xuất khẩu để sử dụng trong ứng dụng công nghệ cao, xây dựng cơ bản, trang trí nội thất…
Đặc biệt, nếu như trước kia, tơ lụa Bảo Lộc chỉ xuất ra nước ngoài, thì năm 2018, thị trường nội địa đã tăng lên đột biến 100%. Và nếu năm 2012 các công ty dệt may sử dụng 100% là tơ lụa nhập từ Trung Quốc, thì đến năm 2018 đã sử dụng trên 70% tơ lụa Lâm Đồng và chắc chắn năm 2019 con số này chỉ còn 10% tơ lụa Trung Quốc.
Những điều đó cho thấy chặng đường hồi sinh tơ lụa và con đường đầy gian nan nối giá trị thương mại cho sợi tơ của Bảo Lộc đã thu được “trái ngọt”. Sau nhiều năm nỗ lực vun xới, xây dựng, thành phố Bảo Lộc đang dần khẳng định được thương hiệu “thủ phủ tơ lụa” Việt Nam.
Để Tơ Lụa Bảo Lộc Ngày Càng Vươn Xa
Để đảm bảo phát triển ngành tơ lụa, UBND thành phố Bảo Lộc đã xây dựng nhãn hiệu chứng nhận tơ lụa Bảo Lộc và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; đã có 7 doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tơ lụa.
Cùng với sự quan tâm thiết thực, sự “vào cuộc” nhịp nhàng, trách nhiệm, tâm huyết của chính quyền tỉnh Lâm Đồng, của thành phố Bảo Lộc, đặc biệt, tấm lòng gắn bó thủy chung của người nông dân, các nghệ nhân trên vùng đất này sẽ cùng nhau “gỡ khó” để thúc đẩy ngành tơ tằm Bảo Lộc phát triển trong tương lai.
Thương hiệu “Trà B’Lao, lụa tơ tằm Bảo Lộc” sẽ lan xa, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt, khi UBND thành phố Bảo Lộc được phép sử dụng tên địa danh “Bảo Lộc” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Lụa tơ tằm Bảo Lộc”.
Đây cũng được xem là cơ hội vàng để sản phẩm lụa tơ tằm Bảo Lộc vươn xa hơn nữa ra thị trường thế giới.
Mrs Ngọc Mai
Một cửa hàng áo cưới đẹp và thu hút chắc chắn sẽ giúp khơi nguồn cảm hứng cho cô dâu và chú rể về một đám cưới trong mơ với những bộ trang phục lộng lẫy nhất. Việc thu hút khách hàng từ việc trang trí là vô cùng quan trọng, giúp cửa hàng áo cưới của bạn có thể lôi kéo khách hàng tìm đến.
Bạn ấp ủ ý định mở một cửa hàng bánh ngọt và mong muốn cung cấp những chiếc bánh ngọt do mình làm ra đến với nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, Bạn lại chưa hình dung được các bước phải chuẩn bị để kinh doanh tiệm bánh, cũng như còn lăn tăn trong đầu để mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn.
Mỹ phẩm từ trước đến nay đều là “vũ khí tối thượng” trong việc làm đẹp của chị em. Do vậy, mặt hàng mỹ phẩm luôn được các chị em săn đón theo cách nhiệt tình nhất. Nói như vậy không có nghĩa là các chàng trai của chúng ta không có hứng thú với nó, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, trị mụn… cũng là những mỹ phẩm cần thiết cho các quý ông trong quá trình chăm chút cho vẻ đẹp nam tính của mình. Vậy nên, Kinh doanh cửa hang, shop mỹ phẩm là một trong những ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp khá hot hiện nay.
Thời trang là một ngành không phải mới mẻ, nhưng lại là ngành luôn có sức hút đầu tư đáng kinh ngạc từ đủ mọi cá nhân, tổ chức lớn nhỏ. Là con đường mà có tới 30% người bắt đầu kinh doanh chọn để khởi nghiệp. Vậy nên bắt đầu từ đâu để sự nghiệp kinh doanh shop thời trang của bạn đi đúng hướng và có thể trở nên thành công.
Hiện nay dịch covid đang hoành hành ở khắp các quốc gia nói chung và việt nam nói riêng và trong thời đại 4.0 ngày càng phát triển hiện nay việc xu hướng bán hàng online ngày càng được ưa chuộng. Nhưng không phải ai bán hàng cũng hiệu quả.
Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống là một lĩnh vực thu hút rất nhiều sự đầu tư, bởi lẽ nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng cao. Trong đó, kinh doanh quán ăn nhỏ được nhiều người chọn lựa để khởi nghiệp.
“Startup vốn như một chiếc tàu lượn siêu tốc, lên – xuống và lao đi với tốc độ chóng mặt. Nhiều khi không có đủ các thông tin cần thiết nhưng vẫn phải chọn một phương án tốt nhất để ra quyết định, và chấp nhận rủi ro là bị thất bại”.
Đề án kinh doanh là một văn kiện chính thức, sử dụng nhiều lí lẽ để thuyết phục những người có quyền quyết định chấp nhận thực hiện đề xuất của bạn. Một đề án kinh doanh tốt sẽ cân nhắc tất cả các cách tiếp cận khả thi cho vấn đề và hỗ trợ người chủ doanh nghiệp chọn ra được phương án tốt nhất cho tổ chức.
Với những startup, việc nắm bắt được các xu hướng mới nhất luôn là điều then chốt dẫn đến thành công.