PR (Public Relations) được hiểu là quan hệ cộng đồng hay quan hệ công chúng. PR được xem là một công cụ giúp các doanh nghiệp quản lý và kinh doanh trong nền kinh tế hội nhập.
PR ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Do đó, công ty phải đầu tư vào các chiến lược PR tốt để duy trì mối quan hệ có lợi với công chúng và cộng đồng.
Vậy PR là gì? Và PR quan trọng như thế nào. Mời bạn đọc cùng | way.com.vn tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé
1. PR là gì?
PR (Public Relations) – Quan hệ công chúng là một quá trình giao tiếp chiến lược mà các công ty, cá nhân và tổ chức sử dụng để xây dựng mối quan hệ cùng có lợi với công chúng.
PR là một quá trình nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp nhằm tạo ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức của cộng đồng thông qua quá trình truyền thông thích hợp cùng thỏa mãn cả hai chiều- doanh nghiệp và cộng đồng. Nó là một khâu trong tiếp thị nhưng không nên nhầm lẫn PR với quảng cáo, một lỗi phổ biến trong phần đông nhận thức của các doanh nghiệp Việt. PR đem thông tin về công ty và sản phẩm tới cho người tiêu dùng thường mang tính khách quan, có tính thông tin nhiều hơn bởi thông điệp PR được truyền đạt qua các phương tiện trung gian có tính khách quan là thông cáo báo chí, bài viết trên báo đài, các chương trình tài trơ, các hoạt động từ thiện v.v…Còn quảng cáo thường mang tính thương mại, mang tính chủ quan của doanh nghiệp nên khó duy trì niềm tin lâu dài trong cộng đồng dành cho doanh nghiệp.
Nói một cách dễ hiểu, PR – Quan hệ công chúng là một quá trình có chiến lược quản lý việc phát hành và truyền bá thông tin liên quan đến tổ chức tới công chúng nhằm duy trì danh tiếng có lợi về tổ chức và thương hiệu của tổ chức đó. Quá trình này tập trung vào:
Thông tin nào nên được công bố,
Nó nên được soạn thảo như thế nào,
Nó sẽ được phát hành như thế nào,
Phương tiện nào nên được sử dụng để phát hành thông tin (thường là phương tiện kiếm được hoặc phương tiện miễn phí được sử dụng cho như nhau).
2. Tầm quan trọng của PR đối với doanh nghiệp
Giá trị của hầu hết các công ty phụ thuộc vào hình ảnh đại chúng của họ, PR ngày nay đã trở thành một chủ đề rất quan trọng
2.1 PR hỗ trợ hoạt động tiếp thị
PR được xem là chữ P thứ 5 của phương thức 4P thuộc marketing mix, biểu thị cho sự cảm nhận (Perception) của khách hàng về công ty về sản phẩm…Doanh nghiệp kết hợp hoạt động tiếp thị với PR để tạo ra ảnh hưởng mạnh nhất. Thông thường các doanh nghiệp khi tung một sản phẩm mới ra thị trường thường để PR đi trước tạo ra một nhân thức mới đối với cộng đồng, đánh thức một nhu cầu nào đó của cộng đồng bằng bài viết báo chí (editorial), sau đó là những thước phim truyền hình (TVC) hay hàng loạt các quảng cáo báo (printads), tăng cường sự nhận biết về sản phẩm thương hiệu cho khách hàng mục tiêu. PR đã làm được điều mà hầu hết các nhà marketing của các doanh nghiệp đều cho đó là mục tiêu của họ: thông tin cụ thể về thông điệp của doanh nghiệp và sản phẩm đến với khách hàng. Qua PR những thông điệp được truyền đạt đến với khách hàng mục tiêu một cách cụ thể hơn so với quảng cáo. Ngoài ra, sẽ dễ gặp rủi ro nếu thiếu PR bên cạnh Marketing, như: Làm sao cộng đồng chấp nhận một sản phẩm, khi xã hội chưa có nhận thức tốt về nó. Vả lại, nếu không có PR, thì các công cụ còn lại của marketing (quảng cáo, khuyến mại…) không làm nổi công việc giải quyết khủng hoảng khi có sự cố thị trường. Do đó, chiến dịch tiếp thị khi được kết hợp với hoạt động PR sẽ có giá trị hơn hẳn tổng mức tác dụng của từng hoạt động riêng biệt.
2.2 PR giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và thương hiệu
Hình ảnh thương hiệu được nâng cao khi khách hàng mục tiêu biết về nó thông qua phương tiện truyền thông của bên thứ ba. Một chiến lược PR tốt giúp thương hiệu xây dựng hình ảnh của mình theo cách mà họ mong muốn.
Nếu xem xây dựng thương hiệu là tổng thể các điểm tương tác thì PR chính là công cụ chiến lược không thể thiếu trong việc giúp doanh nghiệp hoàn thành sứ mệnh này. Với sứ mệnh là “xây dựng sự hiểu biết và tạo niềm tin”, hoạt động PR nhằm làm cho khách hàng hiểu rõ tôn chỉ và các giá trị mà doanh nghiệp hướng tới, củng cố niềm tin khách hàng thông qua các cách tác nghiệp độc đáo, đặc biệt của PR như: tài trợ một chương trình hấp dẫn, hoặc một hoạt động mang tính cộng đồng. Doanh nghiệp thực hiện chiến lược PR sẽ tạo nên một niềm tin lớn trong khách hàng về thương hiệu hơn khi họ sử dụng quảng cáo bởi “PR là người khác nói về mình, trong khi quảng cáo là mình nói về mình”… Hình ảnh khi được công nhận bởi số đông người ngoài cuộc thường khách quan và đáng tin hơn khi nhận xét chủ quan. PR sẽ xây dựng hình ảnh của công ty và thương hiệu cho sản phẩm mang tính nhất quán lâu dài bởi nó là kết quả nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp để tạo dựng niềm tin vào cộng đồng. Với PR, thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp không chỉ trở nên gần gũi với khách hàng của công ty mà còn được yêu mến, tôn vinh bởi nhiều đối tượng bên ngoài khác như: chính phủ, cộng đồng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, giới truyền thông, thậm chí với cả thành viên trong nội bộ công ty… Thương hiệu của một doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững bên cạnh một chiến lược PR hoàn hảo.
2.3 PR tăng cường “marking nội bộ”
Làm thế nào để một người bên ngoài muốn vào làm việc tại công ty, và một người trong công ty không muốn chia tay doanh nghiệp, điều này rất cần sự hỗ trợ của PR nội bộ.
Phòng nhân sự HR (Human Resource) thường kết hợp rất chặt chẽ với bộ phận PR nhằm triển khai các chương trình cho thông đạt nội bộ doanh nghiệp. Từ các bản tin nội bộ, các chương trình giao lưu đến các hoạt động sống vì sứ mạng thương hiệu đều được PR thực hiện. Bộ phận PR sẽ thay mặt cho HR chuyển tải những chủ trương, chính sách mới doanh nghiệp đến nhân viên nhằm thấu hiểu lẫn nhau, thống nhất ý chí, động viên mọi người trong công việc, nâng cao tính dân chủ và phát huy khả năng sáng tạo. Thông qua con đường PR nội bộ, bộ phận PR sẽ kết hợp với công đoàn công ty, đoàn thể, kết hợp với y tế,… tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong công ty nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần đoàn kết nội bộ. Nói chung với mục tiêu tạo nên một nền văn hóa sáng tạo cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp biết sử dụng công tác PR nội bộ sẽ đạt được những hiệu quả thiết thực, phát huy tiềm lực của mình để thuyết phục cộng đồng.
2.4 PR giúp doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực tài giỏi.
Thông thường người lao động thích được làm việc cho những công ty nổi tiếng vì họ tin tưởng công ty đó rất vững chắc, và họ có thể có nhiều cơ hội để thăng tiến.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có một số bất lợi trong việc quảng bá thương hiệu. Họ không có ngân sách để quảng cáo, họ cũng không có một bộ phận Marketing riêng. Chỉ có mỗi cách hữu hiệu là quảng cáo truyền miệng (word of mouth).
Trong thực tế ấy, hoạt động PR có thể nói là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp vì nó tạo ảnh hưởng tốt, hữu hình, với chi phí thấp, tạo được tiếng vang khi chuyển tải hình ảnh doanh nghiệp đến công chúng.
Hơn nữa, làm PR sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua những khó khan, khi có khủng hoảng, doanh nghiệp đó sẽ tìm được sự ủng hộ, bênh vực, hỗ trợ từ phía cộng đồng (đây là điều kì diệu không thể bỏ tiền ra mua như đăng quảng cáo) trong việc cứu vãn uy tín và giữ gìn nguyên vẹn hình ảnh của doanh nghiệp.
PR đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng doanh nghiệp, tạo dựng uy tín, nâng cao danh tiếng và hỗ trợ tăng doanh số bán hàng. Một chiến lược PR cần có tầm nhìn dài hạn để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, phát triển mối quan hệ với công chúng.
Danh Trường
Content là chìa khóa thành công trong các chiến dịch quảng cáo. Nhưng làm sao để viết content hấp dẫn, thu hút khách hàng. Thậm chí là khiến họ muốn “xì tiền” ngay cho bạn lại càng khó. Nhưng dân trong nghề luôn có những bí quyết và các công thức viết Content đỉnh cao. Đem lại hiệu quả cao cho các chiến dịch truyền thông của bạn.
Tính năng thanh toán bằng QR code trên ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng cho phép anh em sử dụng camera điện thoại quét mã QR để thực hiện nhanh một số giao dịch như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua hàng. Sự ưu việt của phương thức thanh toán mới này nằm ở tính tiện lợi, nhanh chóng do mọi thao tác được thực hiện ngay trên ứng dụng Mobile Banking và an toàn nhờ hai lớp bảo mật.
Ngày nay khi người tiêu dùng tiến hành mua các sản phẩm hàng hiệu trên thị trường đều tự hỏi đó có phải là hàng chính hãng hay không, nhất là các sản phẩm có giá trị về mặt vật chất hoặc các sản phẩm mua từ nước ngoài về.