Vậy vi phạm pháp luật là gì? Hành vi nào được coi là vi phạm pháp luật đất đai? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của | way.com.vn để hiêu rõ hơn nhé.
1. Vi phạm luật đất đai là gì ?
Vi phạm pháp luật là những hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội, đến các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Tuy khác nhau ở mức độ, bản chất và cách thức thể hiện song tất cả các vi phạm đều có điểm chung đó là hành vi gây nguy hại cho xã hội.
Trong quan hệ pháp luật đất đai, những hành vi như giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, lấn chiếm đất đai, chuyển QSDĐ trái phép... là những hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, Vi phạm pháp luật đất đai là những hành vi trái với quy định của pháp luật. Những hành vi này do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Và nó xâm phạm vào các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực đất đai, gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Xử lí vi phạm pháp luật đất đai là việc áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lí đối với người vi phạm nhằm buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do hành vi và hậu quả của hành vi vi phạm gây ra.
2. Các loại vi phạm hành chính trong sử dụng đất
2.1. Hành vi sử dụng đất không đúng mục đích
Việc đưa đất thuộc quyền sử dụng của mình vào sử dụng trái với mục đích SDĐ đã được ghi trong giấy chứng nhận hoặc quyết định giao, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được xem là hành vi sử dụng đất không đúng với mục đích.
Từ điều 9 đến điều 12 nghị định 91/2019/ND-CP gồm:
+ Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
+ Chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà ko đc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
+ Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
+ Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sang mục đích khác trong nhóm đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2.2. Vi phạm về ranh giới, địa giới hành chính
+ Điều 14, Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt VPHC đối với hành vi lấn, chiếm đất.
+ Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định rõ hành vi lấn, chiếm hoặc hủy hoại đất đai là hành vi bị nghiêm cấm.
+ Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
+ Hành vi vi phạm liên quan đến nghĩa vụ bồi bổ, cải tạo, bảo vệ đất
+ Khoản 6, Điều 170 Luật Đất đai 2013 quy định các nghĩa vụ chung của người sử dụng đất, yêu cầu người sử dụng đất phải “Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người SDĐ có liên quan”.
+ Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với: Hành vi gây cản trở cho việc SDĐ của người khác, bao gồm các hành vi: đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác; đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
2.3. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong sử dụng đất
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
+ Thứ nhất, Chủ tịch UBND cấp xã có quyền: Phạt cảnh cáo, Phạt tiền đến 5.000.000 đồng, tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm
+ Thứ hai, Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo, Phạt tiền đến 50.000.000 đồng, tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm 17 biện pháp tại Khoản 3 Điều 5. Có thể thấy thẩm quyền của Thứ ba, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có các thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, tuy nhiên có quyền Phạt tiền đến 500.000.000 đồng.
Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành đất đai trong việc xử phạt vi phạm hành chính
+ Thứ nhất, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo, Phạt tiền đến 500.000 đồng, tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
+ Thứ hai, Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có thẩm quyền giống với Chủ tịch UBND cấp huyện.
+ Thứ ba, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có thẩm quyền tương tự Chánh Thanh tra Sở, ngoại trừ có quyền Phạt tiền đến 250.000.000 đồng; và Tịch thu các tang vật, phương tiện VPHC không vượt quá mức tiền phạt là 250.000.000 đồng.
+ Thứ tư, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai có tương tự Chánh Thanh tra Sở, ngoại trừ có quyền Phạt tiền đến 500.000.000 đồng; và Tịch thu các tang vật, phương tiện VPHC không phụ thuộc vào giá trị của tang vật và phương tiện VPHC.
Thẩm quyền xử phạt VPHC của các cơ quan khác Ngoài Chủ tịch UBND các cấp, thanh tra chuyên ngành đất đai: thẩm quyền của Thanh tra xây dựng, Thanh tra Bộ Quốc phòng, Thanh tra Bộ công an khi phát hiện các hành vi VPHC trong SDĐ thuộc quản lý của ngành mình thì cũng có quyền xử phạt, cụ thể: Thanh tra xây dựng có thẩm quyền xử phạt VPHC đối với các hành vi không nộp hồ sơ, không cung cấp, cung cấp không đầy đủ giấy tờ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, nhận chuyển quyền SDĐ tại dự án kinh doanh bất động sản. Thanh tra Bộ Quốc phòng có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi VPHC trong SDĐ quốc phòng. Thanh tra Bộ Công an có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi VPHC trong SDĐ an ninh.
Trên đây là những hành vi vi pham luật sử dụng đất, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn tham khảo và hiểu rõ hơn về các hành vi vi phạm luật sử dụng đất nhé.
Danh Trường
Hiện nay việc thành lập doanh nghiệp đang trở thành xu hướng phát triển mạnh. Nhưng không phải ai cũng hiểu được rõ quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành hiện nay.
Hiện nay trẻ em luôn là đối tượng được bảo vệ một cách đặc biệt, mọi hành vi xâm phạm đến quyền, sức khỏe, uy tín, danh dự đều được pháp luật bảo vệ và quy định hình phạt nghiêm khắc đối với người có hành vi xâm phạm.
Thuế là một khoản thu quan trọng của ngân sách nhà nước và cũng là nghĩa vụ của công dân. Tuy nhiên nhiều trường hợp muốn dùng các biện pháp không hợp pháp để không phải đóng thuế. Trốn thuế được xem như một tội danh được quy định trong bộ luật hình sự hiện nay.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, nhà đầu tư được lựa chọn đăng ký loại hình công ty phù hợp với nhu cầu của mình gồm Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần và Công ty hợp danh.
Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng dân sự, là sự thỏa thuận bằng lời nói hoặc bằng văn bản nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa. Nhằm chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp, cá nhân...
Bất kỳ một công việc được thỏa thuận nào cũng cần có Hợp đồng lao động (HĐLĐ). Điều này sẽ đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho chính bạn.
Luật đất đai năm 2019 hay được xem là luật đất đai mới nhất 2019 tính đến thời điểm hiện tại có những sửa đổi, bổ sung như thế nào trong chính sách quản lý đất đai.
Đối với những hình thức quảng cáo ngoài trời như biển bảng quảng cáo tấm lớn thường được đặt tại những nơi có mật độ giao thông đông đúc, trục đường chính, ngã tư, chân cầu vượt, có nhiều người qua lại để tăng lượt tiếp cận, nhưng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị và an toàn kỹ thuật với người đi đường, chính vì điều này mà hiện nay Nhà nước đã phần nào siết chặt thủ tục cấp phép quảng cáo ngoài trời hơn trước đây.
Đã có rất nhiều Nghị định của Chính phủ được ban hành liên quan đến xử phạt vi phạm giao thông đường bộ. Trong đó có 03 Nghị định gần đây nhất là Nghị định 171, Nghị định 46 và Nghị định 100 (đang áp dụng). Mức phạt đối với lỗi nồng độ cồn đã liên tục được điều chỉnh qua các Nghị định này.