Hợp đồng cho thuê lại lao động là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp cho thuê và doanh nghiệp thuê lại lao động về việc cho thuê lại lao động.
Hợp đồng cho thuê nhân sự là cách gọi khác của loại hợp đồng cho thuê lại lao động hoặc hợp đồng cung ứng lao động. Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH, hợp đồng cung ứng lao động là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp Việt Nam với bên nước ngoài về điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
1. Quy Định Của Pháp Luật Lao Động Về Hợp Đồng Cho Thuê Lại Lao Động:
Theo quy định Điều 55 Bộ luật lao động 2012 về hợp đồng cho thuê lại lao động :
“1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản, lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản.
2. Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a, Nơi làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;
b, Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động;
c, Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
d, Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
3. Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại đã ký với người lao động. ”
2. Quy Định Hợp Đồng Cho Thuê Lại Lao Động:
Hợp đồng cho thuê lại lao động là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp cho thuê và doanh nghiệp thuê lại lao động về việc cho thuê lại lao động, theo đó bên cho thuê lao động cung ứng lao động còn bên thuê lao động phải trả tiền dịch vụ cho bên cho thuê lao động.
Hợp đồng cho thuê lại lao động có các yếu tố cấu thành là: doanh nghiệp có nhu cầu thuê lại lao động(đây là điều kiện đầu tiên để thiết lập hợp đồng cho thuê lao động); phí dịch vụ (đây chính là khoản tiền mà bên thuê lại lao động phải trả cho bên cho thuê lao động); có sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa doanh nghiệp cho thuê lao động và doanh nghiệp thuê lại lao động (đây là biểu hiện của quan hệ song phương, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại).
Về bản chất, đây là hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại (hợp đồng kinh tế/ hợp đồng thương mại). Vì vậy, những điều kiện đặt ra đối với hai bên chủ thể chính là các điều kiện của chủ thể trong quan hệ hợp đồng thương mại đã được quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan như: Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại…
Doanh nghiệp cho thuê và doanh nghiệp thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản với các nội dung chủ yếu: Nơi làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại; thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại đã ký với người lao động.
Mẫu hợp đồng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----***-----
HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG
Số………..
Hôm nay, ngày....tháng…...năm……… tại…………………………………….
Chúng tôi gồm:
Bên cung ứng: CÔNG TY....…………………………………………………....
Địa chỉ:………………………………………………………………………………
Số điện thoại:………………………………….Số fax:.......................................
Số tài khoản:……………….......... Tại Ngân hàng: …………………………….
Người đại diện: ………………………………Chức vụ: ………………...………
Bên tiếp nhận: CÔNG TY ……………………...……………………………....
Địa chỉ:……………………………………………………………………………...
Số điện thoại......................................................Số fax...................................
Số tài khoản……………………………... Tại Ngân hàng……………………....
Người đại diện ………………………………Chức vụ …………………….……
Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng này với các điều kiện sau:
Điều 1. Địa vị pháp lý của các bên ký kết
1.1. Bên cung ứng là Công ty ……………..... được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài số (1)…………....ngày ....tháng…..năm….., có đủ điều kiện và thẩm quyền tham gia ký kết Hợp đồng này và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
1.2. Bên tiếp nhận là Công ty ……………………..., có đủ điều kiện và thẩm quyền thực hiện hợp đồng này, thể hiện tại (2)………………………...
Điều 2. Yêu cầu cung ứng
2.1. Theo đề nghị của Bên tiếp nhận, Bên cung ứng đồng ý tuyển chọn lao động Việt Nam đi làm việc tại (3) ………………..….cho Bên tiếp nhận:
- Số lượng: …….. người, trong đó có ….... nữ
- Ngành nghề, công việc (4):………...…………………………………………….
- Địa điểm làm việc (5): ...................................................................................
2.2. Bên cung ứng đảm bảo người lao động được tuyển chọn đáp ứng tiêu chuẩn (6) sau:
- Độ tuổi: ……………………………………………………………………
- Sức khỏe: ....................................................................................................
- Trình độ chuyên môn: ………...…………………………………………….
- Trình độ ngoại ngữ: …………………………………………………..…….
- Các tiêu chuẩn khác (nếu có): ……………………………………………
Điều 3. Chế độ đối với người lao động
Bên tiếp nhận đảm bảo người lao động được hưởng các điều kiện sau:
3.1. Thời hạn làm việc
a) Thời hạn làm việc là ........ năm (trong đó thời gian thử việc là……...)
b) Việc gia hạn thời hạn làm việc phụ thuộc vào nguyện vọng của người lao động, nhu cầu của người sử dụng lao động nước ngoài và theo quy định của nước tiếp nhận lao động.
3.2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
a) Thời gian làm việc: …....giờ/ngày, …..…ngày/tuần (ngoài thời gian làm việc nêu trên, người lao động được hưởng tiền làm thêm giờ).
b) Người lao động được nghỉ……….. ngày lễ gồm các ngày (7):……………
c) Người lao động được nghỉ …...... ngày phép có hưởng lương hàng năm.
3.3. Tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản khấu trừ (nếu có)
a) Hình thức trả lương: ………...(công nhật, theo sản phẩm hay khoán)
b) Tiền lương cơ bản: ………....
Tiền lương trong thời gian thử việc là ……………. /tháng.
c) Địa điểm trả lương:……………………………………………………………..
d) Đồng tiền trả lương:……………………………………………………………
e) Tiền làm thêm giờ:……………………………………………………………...
f) Các khoản tiền thưởng/phụ cấp:………………………………………………
g) Các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận:………..
h) Ngày trả lương:…………………………………………………………………
3.4. An toàn lao động và bảo hộ lao động
a) Người lao động được cung cấp (miễn phí/có phí) trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với công việc và được người sử dụng lao động bảo đảm an toàn lao động trong thời gian làm việc theo hợp đồng.
b) Người lao động có trách nhiệm sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động và tuân thủ các quy định về an toàn lao động.
3.5. Bảo hiểm
Người lao động có trách nhiệm tham gia và được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế, tai nạn theo quy định (8).
3.6. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt
Người lao động được cung cấp (miễn phí/có phí) ăn uống và chỗ ở.
3.7. Phí giao thông
a) Phí giao thông từ Việt Nam đến nước tiếp nhận lao động do……….……. chi trả.
b) Phí giao thông từ nước tiếp nhận lao động về Việt Nam sau khi kết thúc hợp đồng do............................ chi trả.
3.8. Trường hợp ốm đau, thương tật, tử vong
Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định pháp luật có liên quan của nước tiếp nhận lao động.
3.9. Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
a) Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động và về nước trước thời hạn mà không phải do lỗi của người lao động, Bên tiếp nhận có trách nhiệm bồi thường cho người lao động theo thỏa thuận và chi trả cho người lao động chi phí giao thông để trở về nước.
b) Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động và phải về nước trước thời hạn do lỗi của người lao động gây ra, người lao động có trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động và/hoặc Bên tiếp nhận về những thiệt hại do họ gây ra và tự chịu chi phí giao thông để trở về nước.
c) Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động và phải về nước trước hạn do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh,...), hai bên có trách nhiệm thống nhất về chi phí giao thông để đưa người lao động về nước, xem xét hỗ trợ người lao động và giải quyết các vấn đề còn tồn tại trên cơ sở những quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 4. Quyền và trách nhiệm của Bên cung ứng
4.1. Tuyển chọn người lao động theo các tiêu chuẩn và yêu cầu tại Điều 2 nêu trên.
4.2. Tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ, tay nghề (nếu cần thiết) và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động.
4.3. Chịu trách nhiệm làm các thủ tục xuất cảnh (khám sức khỏe, xin visa,...) cho người lao động phù hợp với thỏa thuận tại hợp đồng này.
4.4. Phối hợp với Bên tiếp nhận tổ chức quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
…
Điều 5. Quyền và trách nhiệm của Bên tiếp nhận
5.1. Thông báo trước cho Bên cung ứng về nhu cầu tuyển dụng, yêu cầu và quy trình tổ chức tuyển chọn thông qua văn bản yêu cầu tuyển dụng.
5.2. Cung cấp cho Bên cung ứng các hồ sơ tài liệu pháp lý về tuyển dụng lao động (Giấy phép tuyển dụng lao động Việt Nam, Thư yêu cầu tuyển dụng, Giấy ủy quyền,...).
5.3. Phối hợp với Bên cung ứng để đào tạo cho người lao động theo yêu cầu sử dụng.
5.4. Thông báo, phối hợp với Bên cung ứng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
5.5. Làm các thủ tục để cơ quan có thẩm quyền của (9) ……………. cấp và gia hạn Giấy phép lao động cho người lao động.
5.6. Có trách nhiệm đảm bảo Hợp đồng lao động ký giữa người lao động Việt Nam và người sử dụng lao động nước ngoài có các điều khoản phù hợp với các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng này.
5.7. Có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động hỗ trợ người lao động trong việc gửi tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp của người lao động về Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật nước tiếp nhận.
…
Điều 6. Tiền môi giới (nếu có)
6.1. Bên cung ứng sẽ trả cho Bên tiếp nhận mức tiền môi giới là ……… /người/hợp đồng/năm.
6.2. Lộ trình thanh toán tiền môi giới (10): ……………………………………….
Trong trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng và phải về nước trước thời hạn nêu tại khoản 3.9 Điều 3 trên đây, Bên tiếp nhận có trách nhiệm hoàn trả một phần phí môi giới cho Bên cung ứng. Cụ thể là …………………..
Điều 7. Điều khoản phạt hợp đồng
Các trường hợp sau đây được coi là gây thiệt hại cho hai bên và bên gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại với mức bồi thường cụ thể như sau:
- Người lao động bỏ hợp đồng, trốn ra ngoài:…............................................
- Người lao động vi phạm kỷ luật lao động:....................................................
- Bên tiếp nhận ngừng tiếp nhận không báo trước; bố trí cho lao động làm không đúng việc, trả lương không đúng như đã cam kết dẫn đến lao động bỏ việc, đòi về:……………………………………………………………………..
Điều 8. Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp
8.1. Mọi tranh chấp phát sinh trên cơ sở Hợp đồng này sẽ được giải quyết trước hết bằng thương lượng theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật của hai nước và thông lệ quốc tế.
8.2. Trường hợp tranh chấp không giải quyết được thông qua thương lượng thì sẽ đưa ra Tòa án (11)…………..để giải quyết theo quy định của pháp luật (12)……………..
Điều 9. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
9.1. Hợp đồng này có hiệu lực 03 năm kể từ khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
9.2. Trong thời hạn hiệu lực Hợp đồng, nếu một trong hai bên muốn sửa đổi, bổ sung bất kỳ điều khoản nào thì phải thông báo cho bên kia biết bằng văn bản.
Việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn hợp đồng chỉ có giá trị pháp luật khi có sự thỏa thuận của cả hai bên bằng văn bản và được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
9.3. Trong thời hạn hiệu lực Hợp đồng, nếu pháp luật, chính sách hoặc quy định của một hoặc hai nước có thay đổi liên quan đến các nội dung trong hợp đồng, hai bên sẽ sửa đổi, bổ sung bằng văn bản để đảm bảo hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
9.4. Hợp đồng này được tự động gia hạn với thời hạn hiệu lực mỗi lần gia hạn tiếp theo là 03 năm nếu hai bên không có ý kiến khác theo khoản 2 của Điều này.
9.5. Các Bên có thể chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong các trường hợp sau (13): ………………………………………………………………………
Trong trường hợp bất khả kháng không thể tiếp tục thực hiện Hợp đồng (chiến tranh, thiên tai,…), các bên phải cùng nhau giải quyết những vấn đề còn tồn tại, ưu tiên những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động, đảm bảo người lao động được hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp được quy định trong hợp đồng này và phù hợp với quy định luật pháp của nước tiếp nhận.
9.6. Trường hợp hợp đồng này bị chấm dứt thì hợp đồng lao động giữa người lao động Việt Nam và người sử dụng lao động sẽ vẫn còn hiệu lực, quyền và nghĩa vụ của các bên đều có hiệu lực cho đến khi hợp đồng lao động kết thúc.
Hợp đồng này được lập thành ….... bản bằng tiếng Việt và tiếng ............ có giá trị như nhau, mỗi bên giữ ….... bản để theo dõi và thực hiện.
Đại diện Bên cung ứng Đại diện Bên tiếp nhận
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Mrs Ngọc Mai
Ủy thác nhập khẩu là việc một công ty có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa ký kết hợp đồng ủy thác cho một công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu để thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa theo yêu cầu. Hay nói cách khác, đây là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng về Việt Nam, nhưng không tự làm mà ủy thác qua công ty dịch vụ thực hiện.
Hợp đồng dịch vụ là một loại hợp đồng dân sự thông dụng, Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa là sự thoả thuận giữa hai bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền.
Hợp đồng lao động là một trong những văn bản quan trọng nhất thể hiện những thỏa thuận hợp pháp giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Trong quá trình mua bán đất và các tài sản gắn liền với đất, việc soạn thảo hợp đồng là điều vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo tính pháp lý đối với những quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm mà hai bên mua - bán phải thực hiện.
Mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại giữa bên mua và bên bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng mua bán nhà là một văn bản rất quan trọng – vì nhà cửa luôn là tài sản lớn của cả một đời người.