Thời trang là một lĩnh vực luôn vận động và thay đổi theo thời gian. Nó có thể thay đổi theo mùa, xu thế, theo lĩnh vực, ngành nghề hay thậm chí có thể thay đổi theo phong trào.
1. Phác Thảo ý Tưởng Về Cửa Hàng
Bước đầu tiên khi lập kế hoạch mở shop quần áo là phải phác thảo ý tưởng về cửa hàng tương lai của bạn. Phần này gồm những thông tin cơ bản, là những nét vẽ phác thảo đầu tiên về cửa hàng của bạn như: tên cửa hàng, phong cách bạn muốn mang lại, mục tiêu phát triển của cửa hàng trong 5 năm đầu, mục đích và định hướng mà cửa hàng theo đuổi là gì ?
Việc xác định được tên cửa hàng và phong cách rất quan trọng. “Bán hàng không phải là bán sản phẩm mà là bán phong cách” – Đó là điều bạn luôn cần nhớ và quyết định xem cửa hàng của bạn có gì khác với những cửa hàng thời trang khác như thế nào? Tại sao khách hàng lại phải đến cửa hàng của bạn khi họ có rất nhiều lựa chọn khác ? Phong cách chính là điều làm một cửa hàng trở nên đặc biệt. Ngay trong bước lập kế hoạch kinh doanh quần áo hãy cân nhắc xem cửa hàng của bạn muốn đem lại cho khách hàng cảm giác gì: mạnh mẽ, sang trọng, nữ tính hay đài các… Phác thảo tầm nhìn và những tưởng tượng đầu tiên về cửa hàng tương lai của bạn không chỉ giúp bạn tập trung phát triển chúng một cách độc đáo mà còn giúp bạn không bị chệch hướng, không quên đi phong cách của cửa hàng trong những bước tiếp theo.
Khi lập kế hoạch mở shop quần áo, việc đặt tên cho cửa hàng cũng là việc hết sức quan trọng. Có nhiều cách đặt tên cửa hàng nhưng hãy đặt những tên ngắn gọn, dễ nhớ và không bị trùng lặp với những cửa hàng khác. Để khi khách hàng đánh tên cửa hàng trên thanh tìm kiếm, họ sẽ nhìn thấy ngay cửa hàng của bạn chứ không phải cực khổ lọc nó ra giữa những cái tên na ná khác. Những cửa hàng nổi tiếng hiện nay được ưa chuộng phần lớn đều mang tên tiếng Anh, đánh vào tâm lý của người Việt như: May, Daisy, 7a.m… Tuy nhiên có rất nhiều người chọn những cái tên Việt độc đáo như: Mộc, Nhỏ Xíu, Xị Đẹp…
Những mục tiêu phát triển của cửa hàng nên hoạch định trong một thời gian dài. Nếu bạn chỉ lập kế hoạch kinh doanh thời trang trong thời gian ngắn, bạn không thể bao quát toàn bộ quá trình phát triển của cửa hàng. Đồng nghĩa với đó là việc bạn không có một phương hướng mở rộng và làm ăn lâu dài.
2. Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Quần Áo Cụ Thể
Xác định khách hàng mục tiêu
Khi lập kế hoạch kinh doanh quần áo, việc đầu tiên là phải xác định được cụ thể khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng tới là ai. Bán hàng đa dạng nguồn thu là mong muốn của hầu hết những người mới bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm kinh doanh quần áo của người đi trước thì không nên tham lam nhắm vào quá nhiều đối tượng khách hàng. Bởi một sự thật nghiệt ngã là bạn hoàn toàn không có đủ thời gian để có thể lựa chọn sản phẩm cho quá nhiều đối tượng, lứa tuổi, và dù khiếu thời trang của bạn đến đâu thì cũng sẽ dễ dàng tạo nên một kho hàng tồn nếu như nó không hợp với thị hiếu khách hàng.
Vì vậy, khi lập kế hoạch kinh doanh shop thời trang, bạn cần phải xác định mình sẽ mở cửa hàng bán quần áo nam hay nữ, bán cho sinh viên hay dân công sở, hướng tới đối tượng thu nhập cao hay trung bình. Đây là bước rất quan trọng vì nó sẽ quyết định số vốn bạn phải bỏ ra, nguồn hàng, chiến lược tiếp thị sau này, cách trang trí shop quần áo,…
Nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường
Người Việt có câu châm ngôn: “Buôn có bạn, bán có phường”, khi có kế hoạch mở shop quần áo, bạn hãy tìm hiểu xem ở ngoài kia, người ta đang bán như thế nào, chất lượng ra sao, kiểu dáng, chất liệu có đảm bảo. Để từ đó đánh giá và rút kinh nghiệm cho mình khi chuẩn bị mở shop.
Thay vì “ôm mộng” trở thành một đơn vị cung cấp quần áo cho cả nam, nữ, già, trẻ, trong bản kế hoạch kinh doanh thời trang, điều bạn cần ghi nhớ: nghiên cứu thị trường là công việc bắt buộc. Trong đó cụ thể là xác định được đối tượng khách hàng cũng như những gì thị trường đang cần. Nếu bạn cho rằng tất cả mọi người là khách hàng của bạn, thì bạn đang đi sai hướng. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của bạn có đặc biệt đến đâu hay mức độ phủ sóng mạnh mẽ thì bạn cũng không thể bán được cho tất cả mọi người. Với những yếu tố như độ tuổi, giới tính, học vấn, địa lý…sẽ dẫn đến những yêu cầu khác nhau của khách hàng đối với sản phẩm. Nhờ vào bước xác định đối tượng, bạn có thể tập hợp được một số thông tin ví dụ như lứa tuổi, sức mua, lối sống và số lượng của nhóm khách hàng tiềm năng. Từ nền tảng này thì mới có thể ước tính được thị phần của sản phẩm sẽ kinh doanh.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, bạn phải điều tra, tìm hiểu thông tin ví dụ như tìm đọc các tư liệu của ngành thời trang, hỏi han các đầu mối tại chợ, cách đi đánh hàng. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa cho cửa hàng của bạn. Tìm kiếm thông tin chi tiết về các cửa hàng bán lẻ quần áo trong khu vực và sức cạnh tranh của họ, tính toán cách bạn tiếp thị đến khách hàng của bạn, các kênh phân phối bán hàng của bạn, và tính bền vững các lợi thế cạnh tranh của bạn.
3. Xác Định Được Nơi Nhập Hàng Giá Rẻ, Chất Lượng Tốt
Kinh doanh shop quần áo thì điều dĩ nhiên là phải có quần áo phải không nào. Điều quan trọng là bạn phải xác định xem mình sẽ nhập hàng ở đâu về bán, nguồn hàng ở đâu là uy tín, chất lượng nhưng giá cả phải hợp lý để bạn có thể thu được lợi nhuận khi kinh doanh. Vì vậy, trong bản kế hoạch kinh doanh shop thời trang mà bạn lập ra, cần xác định rõ nhà cung cấp hay nơi bạn sẽ lấy hàng.
Nếu bạn có tay nghề, kỹ năng, gu thẩm mỹ thời trang hoặc đã từng tham gia một lớp học thiết kế thời trang nào đó thì bạn nên tận dụng những ưu thế đó để tự thiết kế và may những sản phẩm mới lạ, độc đáo cung cấp cho cửa hàng thời trang của mình. Việc bạn có thể tự mình cung cấp sản phẩm cho cửa hàng không chỉ đảm bảo nguồn hàng ổn định mà còn giúp cho công việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn vì trong những năm gần đây, khách hàng có xu hướng sử dụng những sản phẩm tự thiết kế nhiều hơn là việc mua sắm những sản phẩm sản xuất đại trà trên thị trường.
Bên cạnh đó, bạn có thể đến trực tiếp các nhà máy hoặc xưởng sản xuất quần áo ở Việt Nam để lựa chọn hàng. Công việc này mất khá nhiều thời gian của bạn nhưng là công việc cần thiết để bạn có thể lựa chọn những mẫu mã thiết kế mới nhất, tránh lấy phải những mẫu hàng tồn kho. Bạn cũng có thể nhập hàng tại các đại lý nhưng bạn cần phải thanh lọc sản phẩm trước khi bày bán ở cửa hàng của mình vì một số đại lý cũng nhập hàng từ Trung Quốc hoặc từ các nhà máy với số lượng cực lớn.
4. Luôn Cập Nhật Xu Hướng Thời Trang
Nếu bạn là chủ shop thời trang nhưng lại không quan tâm đến sự thay đổi về cách ăn mặc của xã hội bên ngoài thì đấy là nguyên do lớn nhất khiến bạn thất bại. Đặc biệt khi shop quần áo của bạn đặt ở các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh thì lại càng phải cập nhật xu hướng thời trang nếu không muốn bị đối thủ bỏ lại phía sau.
Hãy chủ động xem các Bộ sưu tập mới ra của các hãng thời trang lớn, xem những hot teen hay mặc đồ gì, họa tiết nào đang trở thành trend trên mạng xã hội… Tất cả những hoạt động trên sẽ đem lại cho bạn ý tưởng để bạn có thể bắt kịp xu hướng.
Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét kĩ lưỡng về các mẫu quần áo mới định nhập, vì nó có thể phá vỡ phong cách đã định hình của cửa hàng bạn.
5. Chọn Địa Điểm
Khi chọn địa điểm để mở cửa hàng, bạn sẽ phải cân nhắc một số yếu tố như: địa điểm đó có đông dân cư không, kinh tế có tốt không và có đối tượng khách hàng phù hợp với sản phẩm của bạn không.
Với hầu hết các cửa hàng đi thuê địa điểm, tiền thuê thường căn cứ trên diện tích và trả theo tháng. Một số chủ nhà tính giá thuê tối thiểu cộng với phần trăm doanh thu bán hàng hàng tháng của người thuê – cao hơn mức đã ấn định trước.
Ngoài tiền thuê nhà và phần trăm doanh thu, nhiều người đi thuê cửa hàng ở một trung tâm mua sắm còn phải trả thêm một loại phí gọi là phí phụ trội. Phí này được tính theo diện tích hoặc theo phần trăm doanh thu và được sử dụng vào quảng cáo cho khu mua sắm cũng như duy tu các cơ sở vật chất xung quanh cửa hàng như chỗ để xe, vỉa hè, đường đi, khu vực nghỉ chân, sân hiên, phòng vệ sinh.
Vì thế, trước khi quyết định chọn địa điểm thuê, hãy thực hiện những bước sau:
1. Xem trước vài địa điểm rồi mới chọn
2. Tìm hiểu xem địa điểm có rơi vào diện quy hoạch hay phải tuân thủ quy định nào không
3. Tính toán nhu cầu để xe
4. Cân nhắc xem địa điểm có xứng với tiền thuê không
5. Tìm ra điểm hấp dẫn của địa điểm thuê
6. Xác định xem nếu thuê địa điểm đó thì có khả năng phát triển không
7. Tính xem cửa hàng bạn sẽ cần bao nhiêu diện tích
6. Thuê Nhân Viên
Nhiều người thắc mắc rằng, tại sao một cửa hàng mới mở lại phải thuê những người có kinh nghiệm? Nhưng kinh nghiệm của những chủ shop quần áo lâu năm đã đúc kết rằng “càng là shop mới mở, lại càng cần những nhân viên có kinh nghiệm và kỹ năng trong nghề”.
Nhân viên lâu năm trong nghề sẽ dùng kinh nghiệm của bản thân để giúp bạn đóng góp ý tưởng và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn.
Các chủ shop lâu năm cũng nói thêm, chuyện quản lý nhân viên cũng quan trọng không kém việc tuyển người làm. Bạn không thể kè kè giám sát bên họ mỗi ca để xem họ làm gì, có nâng giá lên để móc túi khách, hay có ăn cắp đồ hoặc thái độ không tốt với khách hàng…
Vậy nên hãy đánh mã quản lý với tất cả các sản phẩm, thông tin xuất nhập và hóa đơn tổng kết rõ rang. Nếu cần thiết, bạn có thể mua phần mềm quản lý để vận hành của hàng của mình tốt hơn.
7. Sử Dụng Công Nghệ Trong Bán Hàng
Công nghệ phát triển giúp cho đời sống con người ta dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhưng nó cũng làm cho cạnh tranh trong kinh doanh trở nên khốc liệt hơn. Giờ đây, doanh nghiệp nào kém áp dụng công nghệ thì doanh nghiệp đó đã vứt bỏ cơ hội đầu tiên để tiến tới thành công.
Chẳng hạn như shop quần áo của bạn không có máy quét mã vạch, mọi thông tin bán hàng sẽ phải ghi sổ hoặc nhập tay vào máy tính. Như vậy sẽ tốn rất nhiều công sức để quản lý và còn làm tốn thời gian của khách hàng nữa.
Một ví dụ khác là máy thanh toán POS. Một số người tiêu dùng có thói quen quẹt thẻ và hạn chế sử dụng tiền mặt. Vậy nên khi bạn không có máy thanh toán POS, là bạn đã thua đối thủ rồi. Khách hàng có thể sẽ không quay lại cửa hàng của bạn, chỉ vì họ không quẹt được thẻ.
8. Shop Quần Áo Nhỏ Thì Cũng Phải Làm Marketing
Sai lầm lớn nhất của một chủ shop quần áo chính là không quảng cáo, hoặc dừng quảng cáo để tiết kiệm chi phí khi đã có một lượng khách ổn định. Tư duy này sẽ làm cho doanh thu cửa hàng bị trững và có thể đi xuống một cách tệ hại.
Chả có gì đảm bảo khách hàng cũ sẽ quay lại cửa hàng khi bạn chỉ thực hiện các chiến dịch như khuyến mãi, giảm giá ngày sinh nhật…
Trong thời đại 4.0, mọi thứ đều có thể tìm kiếm trên mạng Internet. Và khi bạn dừng tiếp thị, đồng nghĩa với việc đối thủ sẽ có thêm cơ hội để vợt khách hàng của bạn. Hãy tìm hiểu thêm về quảng cáo Facebook, quảng cáo Instagram và các kênh thương mại điện tử khác. Một shop quần áo chỉ thành công khi họ liên tục mở rộng tệp khách hàng của mình.
Mrs Ngọc Mai
Muốn giàu có Hãy quyết tâm và nỗ lực, với những nguyên tắc nhất định, chịu đầu tư thời gian và công sức cho mục tiêu này, chúng ta đều có thể trở nên giàu có chỉ trong vài năm ngắn ngủi.
Kinh doanh hoa tươi dịp tết được nhiều người ưa thích vì mô hình này không yêu cầu quá cao về vốn, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, và khả năng sinh lời nhanh. Càng gần đến dịp lễ Tết hay ngày kỉ niệm quan trọng thì kinh doanh hoa tươi thời vụ càng nở rộ, thường rất đa dạng.
Vào các dịp Tết đến xuân về, nhu cầu trang trí nhà cửa, văn phòng ngày càng tăng cao do đó kinh doanh đồ trang trí dịp Tết là một hướng kinh doanh hiệu quả đang được nhiều người lựa chọn hiện nay khi muốn kiêm thêm thu nhập. Các mặt hàng đồ trang trí Tết hiện tương đối đa dạng phục vụ nhu cầu trang hoàng nhà cửa, văn phòng, trang trí cây cảnh, đào quất nổi bật cho Năm mới.
Người Do Thái được biết đến là dân tộc thông minh nhất thế giới. Dù chỉ chiếm 2% dân số thế giới nhưng bằng trí tuệ đỉnh cao của mình, họ đã đóng góp đến 50% tiến bộ nhân loại. Trong làm ăn kinh doanh họ được mệnh danh là “thương nhân số 1 thế giới”. Bí quyết gì đã tạo nên tiếng vang cho dân tộc nhỏ bé này, câu trả lời có lẽ là nhờ những bí quyết kinh doanh và các định luật thành công được đúc kết từ hàng ngàn năm vẫn còn nguyên giá trị của người Do Thái.
Chúng ta điều biết rằng người do thái là một dân tộc thông minh nhất trên thế giới, trong việc quản lý tiền bạc những con người mang dòng máu do thái cũng rất cừ khôi, họ chú trọng đến vấn đề tiền đẻ ra tiền và không ngừng gia tăng tài sản của họ lên gấp nhiều lần.
Lựa chọn công việc theo đam mê chính là động lực giúp bạn vượt qua những khó khăn khi lập nghiệp. Tất nhiên đam mê là chưa đủ để bạn làm giàu nhưng chúng sẽ thôi thúc bạn vững bước đi tiếp trên con đường làm giàu của mình.
Khi cuộc đời bạn có việc quan trọng, ví dụ mua nhà, mua xe, bố mẹ ốm, con cái đi học, khi phải cần đến những món tiền lớn, bạn phải có đủ. Mọi người đều đã trưởng thành rồi, phải biết tính toán, lên kế hoạch cho cuộc đời mình.