Banner TOP 1

Kinh Nghiệm Mở Quán Trà Sữa Cho Người Mới Khởi Nghiệp

Mới nhất

Không thể phủ nhận trà sữa ngày càng khẳng định vị trí của mình trong ngành công nghiệp F&B. Nhiều thương hiệu trà sữa mở lên và đạt được nhiều thành công nhất định, càng làm nhiều chủ đầu tư có thêm động lực lấn sân sang lĩnh vực này. Nắm bắt thị hiếu khách hàng ưa thích sử dụng thức uống với nhiều hương vị được kết hợp từ trà, sữa và các loại topping. Nhưng để thực hiện thành công ý định ra nhập thị trường tiềm năng này, điều đầu tiên là bạn cần chuẩn bị một bản kế hoạch kinh doanh trà sữa hoàn chỉnh. Vậy kế hoạch kinh doanh trà sữa gồm những gì? Cùng Way.com.vn tìm hiểu nhé!

Kinh Nghiệm Mở Quán Trà Sữa Cho Người Mới Khởi NghiệpKinh Nghiệm Mở Quán Trà Sữa Cho Người Mới Khởi Nghiệp

CÓ NÊN BẮT ĐẦU KINH DOANH TRÀ SỮA VÀO THỜI ĐIỂM NÀY?

Mặc dù có nhiều suy đoán rằng trà sữa cũng rất như rất nhiều loại đồ uống khác, chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn theo trào lưu của giới trẻ. Nhưng trái lại, các hàng trà sữa thi nhau mọc lên như nấm với đủ mọi thương hiệu từ khắp nơi cả trong và ngoài nước, vậy câu hỏi đặt ra là đã đến giai đoạn bão hòa của ngành trà sữa hay chưa? Liệu mình còn cơ hội tham gia vào ngành siêu lợi nhuận này không?

Theo đánh giá cá nhân, cơ hội vẫn còn rất nhiều, bởi lẽ một ngành kinh doanh có quá nhiều đối thủ như vậy vừa cho thấy nguồn cầu-market size vẫn còn rất lớn, vừa là biên độ lãi rất hấp dẫn dưới con mắt các nhà đầu tư.

Nếu như bạn là người thích uống trà sữa và có dự định sẽ bắt đầu kinh doanh với ngành này, thì khuyên bạn nên bắt đầu càng sớm càng tốt để gây dựng nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng. Câu hỏi đặt ra là vậy chúng ta cần bắt đầu tư đâu? Hãy đọc ngay các bước hữu ích dưới đây và bắt đầu công việc kinh doanh trà sữa.

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH TRÀ SỮA ĐẠT DOANH THU CAO

Bước 1: Nghiên Cứu Thị Trường – Cách Mở Quán Trà Sữa

Nghiên cứu thị trường ở đây là toàn bộ các công việc tìm hiểu thị trường kinh doanh trà sữa, đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, đối tượng khách hàng tiềm năng…

Những câu hỏi mà bạn cần trả lời khi lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa đó là:

+ Xu hướng trà sữa hiện tại đang được yêu thích là gì?

+ Đối thủ trực tiếp của cửa hàng bạn là ai, điểm mạnh, điểm yếu của họ?

+ Đối thủ gián tiếp của cửa hàng bạn là ai, điểm mạnh, điểm yếu của họ?

+ Khách hàng mà bạn hướng đến là ai? (Học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,…). + Họ có mối quan tâm, sở thích, nhu cầu, hành vi mua hàng là gì?

Mục đích cuối cùng của công việc này là giúp bạn có những chiến lược kinh doanh trà sữa hiệu quả trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt.

Bước 2: Xác Định Vốn Mở Quán Trà Sữa

 

 

Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn? Một câu hỏi mà dường như được khá nhiều bạn quan tâm. Thú thật, bạn có thể bắt đầu kinh doanh quán trà sữa kể cả khi chỉ có dưới 10 triệu đồng bằng cách kinh doanh trà sữa handmade.

  • Kinh doanh trà sữa với 10 triệu đồng

Với 10 triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu kinh doanh trà sữa vỉa hè. Đây là một ý tưởng kinh doanh trà sữa ít vốn phù hợp với các bạn sinh viên. 10 triệu tiền vốn bạn có thể phân bổ: 6 triệu để mua 1 chiếc xe đẩy inox, 2 triệu tiền mua nguyên vật liệu và 2 triệu dùng để mua những đồ khác như thùng đá, ly cốc, ống hút, ghế nhựa… Khi kinh doanh trà sữa vỉa hè, bạn nên trang trí biển hiệu thật bắt mắt, ví dụ viết menu bằng bút neon nhiều màu, có loa đài phát nhạc liên tục để thu hút khách hàng. Mặc dù hình thức kinh doanh trà sữa này không tốn nhiều vốn, lại không mất chi phí thuê mặt bằng nhưng sẽ rất vất vả. Ngoài việc phải đứng ngoài trời liên tục, chưa kể nắng mưa, bạn còn phải đối mặt với việc bị công an đuổi, dân phòng “hỏi thăm”… Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi mở quán trà sữa vỉa hè bạn nhé!

  • Mở quán trà sữa với 100 triệu đồng tiền vốn

“Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn?” – Với 100 triệu đồng bạn đã có thể mở một quán trà sữa nho nhỏ, thuê mặt bằng và đa dạng hóa menu đồ uống. Tuy nhiên, với số vốn này thì chỉ có thể thuê được một địa điểm kinh doanh ở vị trí không thật sự “đắc địa”, không gian quán nhỏ vì vậy mà cũng rất khó để trang trí quán trà sữa đẹp được, trừ khi bạn có chút khéo tay có thể tự thiết kế, trang trí quán. Vì số vốn ít nên bạn cần phải tính toán kỹ lưỡng, “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” mới có thể sử dụng hiệu quả, vừa vặn với số tiền đầu tư. Bên cạnh đó, kinh doanh nhỏ nên bạn cũng không thể thu được khoản lợi nhuận lớn và cần phải có chiến lược rõ ràng để giữ chân khách hàng và phát triển kinh doanh.

Hoặc nếu với 100 triệu đồng mà bạn lại không muốn mở quán trà sữa thì bạn có thể tham khảo những ý tưởng sinh lời cao với số vốn 100 triệu nhé!

  • Mở quán trà sữa với vốn trên 200 triệu đồng

Số tiền này đủ để bạn sở hữu một quán trà sữa kha khá ở vị trí đẹp, có thể thiết kế, trang trí quán bắt mắt, từ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn. Khi mở quán bạn nên chọn địa điểm gần trường học, khu văn phòng, các con phố đông đúc… bạn sẽ thu được lợi nhuận cao hơn và tăng doanh thu từ nguồn khách vãng lai. Tuy nhiên, số vốn càng nhiều thì rủi ro càng lớn. Nếu bạn có ý định mở quán trà sữa lớn thì cần phải có kỹ năng quản lý, nếu không có thể dễ dàng dẫn đến thất bại. Với số vốn 200 triệu đồng trở lên, bạn cũng có thể cân nhắc việc mở cửa hàng trà sữa nhượng quyền thương hiệu. Khi kinh doanh trà sữa theo hình thức này, bạn sẽ được chuyển giao công nghệ, cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, đồ dùng…, bạn cũng không phải lo việc marketing. Tất cả những gì bạn cần có là vốn và một mặt bằng để kinh doanh trà sữa. Khi đó, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Bước 3: Tìm Hiểu Kinh Nghiệm Kinh Doanh Và Hoàn Thiện Menu Cho Quán Trà Sữa

 

 

Kinh nghiệm mở quán trà sữa là tất cả những gì thuộc về giá trị tích lũy của người đi trước. Cách mở quán trà sữa được thành công đó là hãy gặp gỡ họ xin học hỏi thêm kinh nghiệm kinh doanh trà sữa, hoặc dùng óc quan sát xem tại những quán trà sữa đông khách họ đang bán gì? Cách phục vụ như thế nào và họ có những chiến lược kinh doanh như thế nào để thu hút khách… Từ đó bạn có thể sưu tầm và học hỏi chính những kinh nghiệm đó cho quán của bạn sau này.

Tốt nhất ta nên thực hiện bước này song song với quá trình chuẩn bị để tích lũy kiến thức và vận dụng được ngay trong những ngày đầu khai trương quán.

Song với việc học hỏi kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa, thì việc hoàn thiện menu cho quán là điều hết sức cần thiết. Bạn có thể đang có ý định mở quán trà sữa Thái Lan, hay trà sữa chân trâu, hoặc kết hợp bán thêm trà sữa Đài Loan, Zipper… Điều này một phần sẽ còn phụ thuộc vào việc phân tích thị trường và xác định phân khúc khách hàng mục tiêu.

Bước 4: Tìm Địa Điểm Mở Quán Kinh Doanh Trà Sữa

Nếu có số vốn trên 100 triệu, hãy tính đến chuyện thuê địa điểm mở quán. Nhìn vào đối tượng khách hàng tiềm năng chắc bạn cũng biết những vị trí hái ra tiền sẽ là ở cạnh trường học, các khu vui chơi giải trí. Việc địa điểm đẹp đồng nghĩa với giá thành cũng rất cao. Nếu bạn còn băn khoăn về mức giá thì giải pháp ít tốn kém hơn là lựa chọn địa điểm mới ít cạnh tranh khu vực, hoặc lùi vào trong ngõ 1 chút và kết hợp cùng kênh online cũng rất hiệu quả.

Trong bước 7 mình sẽ nói rõ hơn về việc kinh doanh trà sữa online như thế nào.

Bước 5: Lên Ý Tưởng Thiết Kế Và Trang Trí Quán Trà Sữa

Ngày nay nhiều người đến các quán trà sữa hay cafe không chỉ để uống nước mà còn để check-in. Vì vậy trang trí quán trà sữa trang trí đẹp, lung linh khi lên hình chắc chắn sẽ thu hút nhiều người. Bạn có thể tự thiết kế hoặc thuê các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp cho quán của mình. Giá khoảng 200.000/m2 cho việc thuê thiết kế, tương đối cao nhưng đổi lại bạn sẽ có một không gian đẹp.

Bước 6: Nhập Máy Móc Nguyên Liệu

Nhắc đến chuyện mở quán trà sữa cần những gì, thì vấn đề nhập máy móc và nguyên liệu chính là một trong những khoản đầu tư cần chú ý. Làm trà sữa cần khá nhiều máy và các nguyên liệu. Đầu tư đầy đủ máy móc là tốt nhất, nhưng chi phí khá cao. Nếu còn khó khăn về tài chính, bạn nên cân nhắc, phụ thuộc với quy mô mà chọn những loại máy phù hợp tránh lãng phí.

Bạn cũng nên tham khảo và tìm ra nhà cung cấp về nguyên liệu chất lượng mà giá cả tốt nhất. Tìm một nhà cung cấp nguồn nguyên liệu uy tín.

Bước 7: Thiết Kế Menu Quán

 

 

Menu của quán cũng cần song hành với tính cách của thương hiệu. Thiết kế cũng cần được chau chuốt, phản ánh được phong cách và đặc điểm của quán. Ngoài ra bạn cũng nên cân nhắc vấn đề như: nếu có quá ít sản phẩm thì sẽ không cho thấy sự đa dạng, còn nếu có quá nhiều sản phẩm thì chi phí nhập nguyên liệu và bảo quản lại cao (giả dụ trường hợp bạn có hàng chục sản phẩm khác nhau, và trong đó chỉ có 3 loại chiếm tới 95% doanh thu của cửa hàng)

Bạn có thể thêm sự đặc biệt khiến cho khách hàng ấn tượng, bằng cách thay đổi menu hàng tuần, hàng tháng hoặc theo mùa. Đồ uống đặc biệt vào tối nào đó trong tuần. Lời khuyên của tôi là các chương trình đặc biệt, lôi kéo được khách hàng tới bạn nên dành cho buổi tối mà bạn có ít khách hàng nhất, để lôi kéo họ đến với cửa hàng (chiến lược của CGV khi giảm giá vé cố định vào 1 buổi trong tuần)

Bước 8: Thiết Lập Website Và Fanface Cho Quán Trà Sữa

Nếu bạn chưa đủ vốn để mở quán, bán hàng online là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Việc đặt hàng online đang ngày một phổ biến. Bạn chỉ cần ngồi ở nhà check đơn hàng, chuẩn bị đồ uống và chuyển shipper đi giao hàng. Khởi đầu như vậy sẽ dễ dàng hơn so với việc mở một quán, thuê mặt bằng rất nhiều.

Nếu bạn mở 1 quán trà sữa có view đẹp đồ uống ngon, không có lý do gì để bạn không tiến hành kinh doanh online song song. Không phải ai cũng có thời gian ra ngoài ngồi nhâm nhi cốc trà sữa nhưng họ có thể đặt và ship về nhà, cơ quan văn phòng. Lượng khách hàng online này không hề nhỏ chút nào vì vậy hãy tận dụng triệt để nếu bạn muốn thu về nguồn lợi lớn. Vậy câu hỏi đặt ra là bán trà sữa online như thế nào và làm sao để hiệu quả?

Bước 9: Hoàn Thiện Thủ Tục Pháp Lý Cho Quán

Mở quán trà sữa cần những gì? Có thể nhiều bạn vẫn chưa rõ vấn đề: Mở quán trà sữa có cần giấy phép kinh doanh không? Theo quy định pháp luật thì chỉ có một số ngành nghề kinh doanh thu nhập thấp như bán hàng rong (kiểu như bạn đẩy xe bán trà sữa đi bán vậy), vỉa hè, hay một số ngành nghề do địa phương quy định. Còn trường hợp đã có địa điểm cố định thì tất nhiên phải làm thủ tục pháp lý và có giấy phép.

Nếu bạn muốn làm ăn lâu dài thì không bao giờ được bỏ qua thủ tục pháp lý. Hãy hoàn thiện tất cả giấy tờ liên quan đến kinh doanh trước khi mở quán để tránh những rủi ro sau này.

Bước 10: Thuê Và Quản Lý Nhân Sự Cho Quán

 

 

Mở quán trà sữa cần những gì? Đương nhiên là cần nhân viên rồi. Việc tuyển chọn nhân viên cũng khá quan trọng, bạn có thể là người pha chế chính hoặc tuyển nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ. Giá của mỗi nhân viên vào khoảng 12k-20k/1h. Tùy thuộc vào lượng công việc để thuê số lượng người cho phù hợp tránh lãng phí bạn nhé!

Bước 11: Lên Kế Hoạch Marketing Cho Quán

Bạn nên cần chú ý đến việc thực hiện các chiến dịch marketing cho quán trà sữa. Theo kết quả khảo sát 5000 khách hàng của Sapo mới đây, những shop không có sự tăng trưởng phần lớn rơi vào những shop không đầu tư cho quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Đừng tiếc nếu bạn có đầu tư nhiều cho việc quảng bá sản phẩm, hiệu quả thu hút của marketing sẽ khiến bạn kinh ngạc đấy!

Bạn có thể bắt đầu quảng bá trà sữa của mình trên các ứng dụng chuyên về ăn uống hiện nay như foody, lozi… hay chạy quảng cáo Google, Facebook, làm SEO… Có rất nhiều thức marketing nên bạn hãy cân nhắc và chọn lựa hình thức phù hợp với điều kiện của quán nhất.

KINH NGHIỆM MỞ QUÁN TRÀ SỮA ĐẮT KHÁCH TỪ NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC

  • Học Cách Pha Chế Trà Sữa

Mở quán trà sữa cần những gì? Câu trả lời đó là học cách pha chế trà sữa. Rất nhiều người có tư tưởng sai lầm: kinh doanh là việc đầu tư mở quán trà sữa, thuê người về làm và chẳng cần làm gì thêm nữa.

Tuy nhiên, bạn có bao giờ tự hỏi, không ai đi theo phục vụ bạn cả đời. Vào một ngày đẹp trời, nếu nhân viên chủ chốt pha trà sữa tại cửa hàng của bạn bất ngờ nộp đơn xin nghỉ việc, bạn sẽ xử lí ra sao. Trong khi đó, khách hàng cực kì yêu thích công thức trà sữa của anh chàng này. Và kết quả là, khách hàng cũng sẽ không bao giờ quay lại cửa hàng của bạn thêm một lần nào nữa.

Cách tốt nhất để duy trì kinh doanh trà sữa một cách lâu dài, bền vững, tự bản thân bạn nên học cách pha chế trà sữa. Có ba cách để học là:

+ Tham gia một khóa học pha chế

+ Học việc tại một cửa hàng trà sữa có tiếng

+ Mua nhượng quyền kinh doanh trà sữa

 

 

Chỉ khi bạn trở thành chuyên gia pha chế trà sữa, bạn mới có thể tự tin bước vào con đường kinh doanh trà sữa này, tự tin tạo nên một công thức riêng và truyền đạt lại cho các nhân viên của mình.

  • Menu Trà Sữa Đa Dạng Các Loại Vị

Khi lên menu để mở quán trà sữa, bạn nên có nhiều loại hương vị và loại topping cho trà sữa để khách hàng thoải mái lựa chọn.

  • Kết Hợp Đồ Ăn Vặt

Ngoài ra, theo kinh nghiệm kinh doanh trà sữa của nhiều người đi trước, để thu hút được khách hàng thì ngoài trà sữa bạn nên kết hợp bán thêm một số đồ ăn vặt được yêu thích như khoai tây, khoai lang chiên, sữa chiên, nem rán, nem nướng, xúc xích, hạt hướng dương… để đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng.

  • PR quán trà sữa với nhiều hình thức

Kinh doanh trà sữa hay bất cứ mặt hàng nào cũng cần phải quảng cáo, tuy nhiên với kinh doanh trà sữa thì ngoài các biện pháp tiếp thị offline như phát tờ rơi, treo băng rôn quảng cáo… thì tiếp thị trực tuyến cũng là một yếu tố quan trọng không nên bỏ qua nếu muốn bán hàng đắt khách. Những việc cần làm để quảng bá quán trà sữa có thể kể đến là:

+ Xây dựng fanpage, tạo các minigame để thu hút lượt tương tác và sự quan tâm đến quán trà sữa của bạn.

+ Liên kết với các trang review quán và đồ ăn uống như Foody, Lozi… để nhiều bạn trẻ biết đến.

+ Thiết kế website bán hàng cho quán trà sữa để đăng sản phẩm và chạy quảng cáo.

+ Tiếp thị website trên các trang về ẩm thực bằng cách viết bài hoặc đặt banner quảng cáo.

  • Thiết Kế View Đẹp Và Đảm Bảo An Toàn Thực Phẩm

Điều quan trọng nhất để kinh doanh trà sữa đắt khách là bạn phải mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh, hương vị ngon, khác biệt và hợp khẩu vị với đối tượng mục tiêu của bạn. Đồng thời có view đẹp để khách hàng có thể thoải mái check-in, sống ảo thì chắc chắn việc kinh doanh trà sữa của bạn sẽ nhanh chóng hồi vốn và sinh lãi nhiều lần.

Nguyễn Ngọc

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Ví da là một phụ kiện thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp của người dùng. Không chỉ phái nữ mà các “cánh mày râu” cũng rất tâm đắc với món phụ kiện này. Vì vậy, với nam giới, việc lựa chọn một chiếc ví sao cho phù hợp cũng là một điều nên được chú trọng. Với số lượng cửa hàng, showroom nhiều vô kể như hiện nay, để chọn lựa địa chỉ mua ví nam đảm bảo về chất lượng, tính thời trang cũng không phải dễ.

19/05/2018

Ngôi nhà của chúng ta ngày nay không đơn thuần là để che mưa che nắng mà nó còn mang cả tính thẩm mỹ cao thể hiện được phong cách và cá tính của chủ nhân của ngôi nhà. Vì vậy bạn đã định hình được ngôi nhà tương lai cho mình chưa ? Mời bạn cùng Way.com.vn tìm hiểu về những nhà thiết kế nội thất nổi tiếng thế giới hiện nay để tìm ra phong cách cho ngôi nhà của chính mình bạn nhé.

19/05/2018
Tri ân khách hàng như thế nào cho độc đáo và hiệu quả? Làm thế nào để tạo các chương trình tri ân khách hàng phù hợp? Cuối năm chính là thời điểm mà tất cả các doanh nghiệp đều đang chuẩn bị cho các hoạt động cuối cùng. Và một trong những hoạt động doanh nghiệp không thể bỏ qua chính là tri ân khách hàng.
19/05/2018

Nhắc đến upsell chắc bạn liên tưởng tới hình ảnh những người bán hàng chèo kéo cố gắng làm đầy túi tiền của họ bằng cách nài nỉ ta mua những sản phẩm vô bổ.

Trên thực tế, Upsell không phải lúc nào cũng là tiêu cực. Khi được sử dụng một cách hợp lý, nó có thể giúp bạn khiến khách hàng hài lòng hơn, đồng thời giúp bạn đạt được doanh thu lớn hơn, tỷ lệ giữ khách cao hơn và tỷ lệ khách hàng rời bỏ thấp hơn.
19/05/2018

Tên miền hay tiếng anh là domain, là một phần quan trọng của website, là địa chỉ để khách hàng, người dùng truy cập vào blog/website của bạn. Cũng như khiến họ phải nhớ đến bạn. Do đó chúng ta không thể chọn tên miền một cách tùy ý được. 

Xem nhiều

Ngày nay thương mại điện tử (mua hàng trực tuyến) ngày càng phổ biến trong đời sống của con người. Ngoài việc mang đến tính tiện ích, mua hàng trực tuyến còn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dùng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Cimigo, có đến 87% số người tiêu dùng tại Việt Nam không tin mua hàng trên mạng là an toàn.

Chân lý chính là sự thật của cuộc sống, nó luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian . Nó giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu hay làm một thứ gì và nếu áp dụng thành thạo Chân lý vào đời sống hiện thực thì sẽ rất hữu ích cho chúng ta. Thật ra chân lý đôi khi chỉ là những điều rất đơn giản và gần gủi, nhưng không phải ai cũng thấu hiểu.

Đề án kinh doanh là một văn kiện chính thức, sử dụng nhiều lí lẽ để thuyết phục những người có quyền quyết định chấp nhận thực hiện đề xuất của bạn. Một đề án kinh doanh tốt sẽ cân nhắc tất cả các cách tiếp cận khả thi cho vấn đề và hỗ trợ người chủ doanh nghiệp chọn ra được phương án tốt nhất cho tổ chức.

Kinh doanh gas là một trong số các ý tưởng kinh doanh nổi bật nhờ nhu cầu lớn của thị trường. Cùng tìm hiểu một số kinh nghiệm mở đại lý gas dành cho người đang muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh ngành nghề cung cấp gas hiện nay.
 
Làm gì để nhanh giàu? là câu hỏi của nhiều bạn trẻ. Muốn giàu có và thành đạt ngoài nỗ lực và kiên trì quyết tâm không ngừng thì các bạn cũng cần xác định hướng đi ban đầu sao cho đúng. Nếu bạn ở ngoại thành hay nôn thôn tại sao không nghĩ ngay đến việc làm giàu từ việc mở khu du lịch sinh thái.
  • Email
    Hỗ trợ
    Support 01
    Hỗ trợ
    Support 02
Hotline: 0919315977
Support 01
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Support 02
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.