Trong xã hội hiện nay, với nhịp độ cuộc sống không những chất lượng mà càng phải nhanh, mật độ xây dựng ngày càng chật hẹp và giá cả đắt đỏ. Có quá nhiều mối để lo nên 1 sự đơn giản ở 1 khía cạnh sống nào đó sẽ giúp cân bằng lại cuộc sống. Một không gian nhà ở thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng và nhẹ nhàng theo phong cách tối giản đang là xu hướng mà mọi người tìm kiếm trong trải nghiệm sống.
Nắm bắt được vấn đề này, phong cách thiết kế nội thất Minimalism đã hình thành và đã đáp ứng được sự thỏa mãn của rất nhiều gia chủ. Bây giờ hãy cùng Way.com.vn khám phá phong cách thiết kế Minimalism là gì? Và những nét đặc trưng riêng biệt của chủ nghĩa tối giản này nhé!
PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT TỐI GIẢN (MINIMALISM) LÀ GÌ?
Phong cách nội thất Minimalist hay phong cách tối giản (tối thiểu) là lối thiết kế yêu cầu mọi chi tiết được thiết kế một cách đơn giản nhất, loại bỏ những chi tiết thừa thãi rườm rà. Bố trí phòng càng ít đồ đạc và chi tiết càng tốt với đường nét, hình khối rõ ràng cùng màu sắc nhạt, sáng.
Chính vì vậy, phong cách tối giản dần trở nên phổ biến trong các phong cách thiết kế nội thất phổ biến nhất hiện nay và được nhiều người lựa chọn đưa vào không gian sống của mình.
SỰ RA ĐỜI CỦA PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT MINIMALISM
Minimalism xuất phát trong phong trào nghệ thuật phương Tây từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, phát triển mạnh vào giữa những năm 1960 và 1970 của thế kỷ 20. Chủ yếu được sử dụng trong các tác phẩm điêu khắc của Robert Morris, John McCracken, Agnes Martin, Dan Flavin, Frank Stella, Anne Truitt và Donald Judd. Từ đó, ý nghĩa của từ “minimalism” được mở rộng. Hiện tại được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau; từ thời trang, âm nhạc cho tới khi kiến trúc sư người Đức Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) đã hưởng ứng trào lưu và đưa vào trong những ứng dụng kiến trúc, không gian nội thất và ông cũng là người được biết đến như cha đẻ của phong cách thiết kế nội thất Minimalism cho đến tận bây giờ được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Châu Á.
ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT MINIMALISM
1. Giới Hạn Về Màu Sắc
Giới hạn về màu sắc trong phong cách thiết kế nội thất Minimalism thường có những nguyên tắc riêng, không nên sử dụng quá 3 màu trong 1 không gian,chỉ nên sử dụng 2 màu đó là màu nền cũng là màu chủ đạo và màu nhấn để tạo nên sự tinh giản và việc sử dụng gam màu trung tính cho mảng tường diện tích lớn sẽ là 1 background lý tưởng cho những món đồ nội thất nổi bật bên trong phối cảnh không gian đó.
Màu trắng, xám và màu be được ưu tiên sử dung làm màu tường vì nó tạo ra cảm giác rộng rãi thoáng đãng nhiều hơn. Những màu gốc nguyên bản từ những vật liệu như gạch, gỗ, bê tông, đá…cũng là 1 sự lựa chọn hoàn hảo cho không gian này.
2. Sử Dụng Ánh Sáng Làm Điểm Nhấn
Đây là 1 phần không kém quan trọng trong việc tạo ra hiệu ứng thẩm mỹ của phong cách thiết kế nội thất Minimalism chính là hệ quả của ánh sáng. Khi tận dụng hiệu ứng của ánh sáng để tạo ra từng điểm nhấn nhá cho những bố cục nội thất thông qua hiệu ứng đổ bóng, một không gian có liều lượng ánh sáng phù hợp sẽ tạo nên sự thư thái, thanh thản trong chính không gian sống.
Sự tối giản với ánh sáng trong phong cách thiết kế Minimalism cũng là 1 yếu tố nói lên được đầy đủ ý nghĩa của loại hình này, các nguồn sáng từ ánh sáng tự nhiên đén ánh sáng nhân tạo chỉ cần vừa đủ để nổi bật và vừa tinh tế.
3. Kết Hợp Các Sắc Thái Và Chất Liệu Khác Nhau
Tùy vào sở thích của từng gia chủ mà có thể linh hoạt sử dụng vật liệu dành riêng cho phong cách thiết kế nội thất Minimalism , phong cách này có thể đang dạng và linh hoạt nhưng quan trọng hơn là cách thi công và cảm nhận bề mặt vật liệu, điều này sẽ giúp cân bằng lại với tính chất đơn điệu của màu sắc.
Những vật liệu đơn giản thường được sử dụng như chất liệu vải, thảm lông, đồ trang trí bằng chất liệu nhung, phối thêm chất liệu kim loại sẽ giúp không gian có 1 vài điểm nhấn nhá thêm nhiệt độ , giảm bớt tính lạnh lẽo của không gian. Tất cả giúp tạo điểm nhấn cho căn phòng vơi bớt phần đơn điệu.
Việc lựa chọn vật liệu cũng nên kĩ càng với những họa tiết như vân gỗ hay bề mặt nhám của đá để tạo ra không gian hoàn hảo ngay cả những chi tiết nhỏ nhất.
4. Bố Trí Nội Thất Đơn Giản Nhưng Vô Cùng Tinh Tế
Trong phong cách nội thất Minimalism các thành phần trang trí nội thất cũng như vật dụng được sử dụng ở mức độ tối giản. Nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về tiện nghi sử dụng của gia chủ. Hầu hết những món đồ nội thất của phong cách này đều có hình dạng đơn giản, hài hoà và hiện đại. Tuy rằng, mọi đường nét của nội thất đều được tinh giản hóa nhưng chúng vô cùng tinh tế, đủ để không gian nhà bạn trở nên ấn tượng và nổi bật.
Trên đây là bài viết của Way.com.vn tổng hợp về phong cách Tối Giản cùng với các điểm đặc trưng cần chú ý nếu muốn áp dụng vào thiết kế nội thất cho không gian sống của mình. Hi vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn!
Tấn Phát
Bạn đang sở hữu căn hộ chung cư và có dự định thiết kế nội thất nhưng chưa biết lựa chọn phong cách nào? Thì hãy cùng Way.com.vn điểm qua 7 phong cách thiết kế nội thất chung cư phổ biến đang được ưa chuộng nhất và chọn ra phong cách phù hợp nhất với ngôi nhà của bạn nhé!
Chân lý chính là sự thật của cuộc sống, nó luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian . Nó giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu hay làm một thứ gì và nếu áp dụng thành thạo Chân lý vào đời sống hiện thực thì sẽ rất hữu ích cho chúng ta. Thật ra chân lý đôi khi chỉ là những điều rất đơn giản và gần gủi, nhưng không phải ai cũng thấu hiểu.
Những ý tưởng kinh doanh mới lạ sẽ biến thương hiệu của bạn trở nên độc đáo và luôn thu hút khách hàng.
Một ý tưởng kinh doanh dù độc đáo hay không, trước hết phải là một ý tưởng kinh doanh đem lại giá trị cho người sử dụng. Nó có thể giải quyết một vấn đề mà mọi người đang gặp phải, hoặc đáp ứng một nhu cầu mọi người đang có.
Chúng ta đang sống trong thời đại thương mại điện tử. Việc sở hữu một website thương mại điện tử cho riêng mình đã trở thành "điều kiện cần" để các doanh nghiệp/chủ shop tham gia sân chơi thương mại toàn cầu. Vì vậy, nếu bạn đang muốn bắt đầu kinh doanh Thương mại điện tử của riêng mình, bạn có thể lấy cảm hứng từ một số website thương mại điện tử hàng đầu thế giới
Đi đâu bạn cũng nghe đến cụm từ 4.0 và điện thoại cũng không ngoại lệ cho những cái “chạm tay ” và sử dụng trong thời buổi công nghệ số. Hàng ngàn thiết kế, sản phẩm điện thoại số ra đời nhưng cái nào đáng mua, nên mua điện thoại nào chính là nỗi băn khoăn của nhiều người.