Vậy mẫu hợp đồng BT như thế nào? Nội dung hợp đồng cần những gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của | way.com.vn để tìm hiểu rõ hơn nhé.
1. Đặc điểm của Hợp đồng BT
Đặc điểm chính của hình thức đầu tư theo hợp đồng BT là:
+ Nghĩa vụ của nhà đầu tư phải thực hiện chỉ là xây dựng và chuyển giao công trình đó cho Nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không được quyền kinh doanh chính những công trình này.
+ Về thời gian và phương thức chuyển giao, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư phải chuyển giao công trình ngay cho Nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Lợi ích mà nhà đầu tư được hưởng từ dự án đầu tư theo hợp đồng BT đến từ các dự án khác mà Nhà nước đã cam kết dành cho họ. Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện những dự án khác để thu hồi vốn và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
2. Mẫu hợp đồng BT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________
HỢP ĐỒNG DỰ ÁN BT
Căn cứ Luật đầu tư 2020, Luật doanh ngiệp 2020, Nghị định 35/2021/NĐ-CP, Nghị định 58/2017/NĐ-CP;
Văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư;
Văn bản phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
Hôm nay, ngày……/…../…….. tại ……………… các bên ký kết gồm có:
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Bên A)
+ Địa chỉ:
+ Điện thoại:…………………… fax…………………….
+ Người đại diện (họ và tên, chức vụ)
2. Nhà đầu tư ( Bên B)
+ …………………… (Tập đoàn ……………………)
+ Số Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (cấp tại ……. )
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
+ Địa chỉ: …………………………………………………
+ Điện thoại:…………………… fax…………………….
+ Người đại diện (họ và tên, chức vụ)
Hai bên cùng thống nhất ký kết hợp đồng dự án với những điều khoản sau:
Điều 1. Mục đích của Hợp đồng dự án
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Giao cho Tập đoàn .............................. thực hiện Dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo và mở rộng cảng X.
Giao Dự án khác (tên Dự án) để Tập đoàn .............................. thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Hợp đồng này.
Điều 2. Mục tiêu, địa điểm thực hiện dự án
Dự án do Tập đoàn …………………… thực hiện việc nâng cấp, cải tạo và mở rộng cảng X tại thành phố …….. với quy mô … (đơn vị diện tích) với tổng vốn đầu tư ……. tỷ VNĐ. Dự án thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa nội địa và nước ngoài một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Điều 3. Quy mô, giải pháp thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật của Công trình dự án
Quy mô của Công trình dự án (các hạng mục của Công trình và quy mô xây dựng, địa điểm, công suất thiết kế, công nghệ, trang thiết bị).
Giải pháp thiết kế, xây dựng (các yêu cầu về khảo sát, thiết kế xây dựng, thủ tục lập, phê duyệt).
Tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng Công trình.
Quyền, nghĩa vụ của mỗi Bên trong việc thực hiện các thủ tục, yêu cầu nêu tại các điểm b, c Mục này phù hợp với quy định của pháp luật và thỏa thuận cụ thể giữa các Bên.
Điều 4 . Vốn đầu tư của Dự án đầu tư xây dựng công trình và phương án thu hồi vốn của Nhà đầu tư
1. Vốn đầu tư của Công trình dự án
1.1 Tổng vốn đầu tư, nguyên tắc xác định tổng vốn đầu tư, trong đó:
+ Vốn chủ sở hữu và tiến độ huy động;
+ Vốn vay và tiến độ huy động.
1.2. Nghĩa vụ của Tập đoàn .............................. trong việc bảo đảm nguồn vốn và tiến độ huy động vốn để thực hiện Dự án.
a. Thực hiện việc huy động vốn theo đúng tiến độ được quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Hợp đồng này
b. Ký quỹ khoản vốn
1.3. Các điều kiện được phép điều chỉnh tổng vốn đầu tư, vốn chủ sở hữu và biện pháp xử lý.
2. Phương án thu hồi vốn của Nhà đầu tư:
+ Trường hợp Nhà đầu tư được giao đất để thực hiện Dự án khác, Hợp đồng dự án phải có những nội dung sau: địa điểm, diện tích khu đất dự kiến thực hiện Dự án khác; giá trị và phương pháp xác định giá trị quyền sử dụng đất; lịch biểu giao đất và các điều kiện để Nhà đầu tư/Doanh nghiệp dự án được giao đất.
+ Trường hợp Nhà đầu tư được thanh toán bằng tiền, Hợp đồng dự án phải quy định cụ thể số tiền (vốn đầu tư) được thanh toán, lãi suất, nguyên tắc xác định lãi suất, thời hạn thanh toán, các trường hợp và điều kiện được phép điều chỉnh và các điều kiện khác phù hợp với hướng dẫn của Bộ Tài chính.
+ Đồng tiền thanh toán và tỷ giá quy đổi áp dụng phù hợp với hướng dẫn của Bộ Tài chính.
+Thủ tục kiểm toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng Công trình phù hợp với quy định của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 5. Các điều kiện về sử dụng đất và công trình có liên quan
1. Địa điểm Công trình xây dựng, diện tích đất dự kiến sử dụng của Công trình dự án và các công trình liên quan (nếu có).
2. Thời điểm, tiến độ giao đất theo thỏa thuận cụ thể giữa các Bên phù hợp với tiến độ thi công xây dựng Công trình.
3. Nghĩa vụ của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giao đất theo tiến độ thi công xây dựng và phối hợp với Nhà đầu tư để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thi công xây dựng và tái định cư.
4. Nghĩa vụ của Nhà đầu tư trong việc bảo đảm thu xếp nguồn vốn để thanh toán chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng và tái định cư.
5. Quyền, nghĩa vụ của Nhà đầu tư trong việc sử dụng, quản lý diện tích đất đã được giao; quyền, nghĩa vụ của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và sử dụng đất của Nhà đầu tư.
6. Các điều kiện sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình phụ trợ cần thiết cho việc xây dựng, vận hành, quản lý Công trình (nếu có).
7. Các quy định về khai quật và xử lý các vật hóa thạch, cổ vật, công trình kiến trúc hoặc các hiện vật khác trong khu vực Dự án và quyền và nghĩa vụ của Nhà đầu tư/Doanh nghiệp dự án đối với các hiện vật này.
9. Trách nhiệm của mỗi Bên trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ đã cam kết tại Mục này.
Điều 6. Thời gian và tiến độ xây dựng Công trình dự án
1. Thời gian thực hiện công tác chuẩn bị xây dựng, giải phóng mặt bằng, tái định cư; thời điểm khởi công xây dựng và tiến độ thực hiện từng hạng mục; thời điểm hoàn thành Công trình (kèm theo Phụ lục quy định cụ thể tiến độ và thời gian thực hiện từng hạng mục và Mẫu Báo cáo của Nhà đầu tư/Doanh nghiệp dự án về tiến độ xây dựng nhằm đảm bảo để Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra tiến độ xây dựng công trình từ khi khởi công cho đến khi đưa vào hoạt động).
2. Các trường hợp và điều kiện được phép điều chỉnh thời gian, tiến độ xây dựng Công trình.
3. Quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên và biện pháp xử lý trong trường hợp một trong các Bên vi phạm nghĩa vụ đã cam kết nêu tại Mục này, bao gồm các trường hợp làm phát sinh hoặc phải trì hoãn phần công việc phải hoàn thành và trách nhiệm bồi thường của Bên vi phạm.
Điều 7. Các sự kiện bất khả kháng và nguyên tắc xử lý
1. Các trường hợp bất khả kháng và nguyên tắc xác định sự kiện bất khả kháng.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên xảy ra sau khi kí kết hợp đồng bao gồm nhưng không giới hạn những sự kiện như: hỏa hoạn, động đất, bão, lũ lụt, song thần lở đất hay hoạt động núi lửa , chiến trah, dịch bệnh ; nhưng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay sự thay đổi trong chính sách pháp luật của nhà nước mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép dẫn tới không thực hiện được hoặc không thực hiện đầy đủ hợp đồng.
2. Quy định quyền, nghĩa vụ của mỗi Bên khi xảy ra sự kiện bất khả kháng theo nguyên tắc:
2.1. Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cư sở để bên kia chấm dứt hợp đồng. tuy nhiên bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng có nghĩa vụ phải
a. Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay thế cần thiết với nỗ lực cao nhất để hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra;
b. Thông báo ngay cho bên kia về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.
2.2. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bát khả kháng thời gian thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng sẽ được kéo dài bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện
2. 3. Các bên được miễn trách nhiệm theo hợp đồng này khi xảy ra sự kiện bất khả kháng phù hợp với các nguyên tắc quy định tại pháp luật Việt Nam.
2.4. Việc khắc phục sự kiện bất khả kháng do thay đổi chính sách, pháp luật thưc hiện theo quy định của luật đầu tư và các quy định có liên quan khác
2.5. Các bên phối hợp chặt chẽ cùng nhau khắc phục các sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Nguyên tắc chấm dứt, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng
1. Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng dự án
1.1.Nếu khối lượng công việc phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng thì giá trị phần khối lượng phát sinh được tính theo đơn giá đó;
a. Nếu khối lượng công việc phát sinh không có đơn giá ghi trong hợp đồng thì giá trị phát sinh được tính theo đơn giá tại địa phương nơi xây dựng công trình, nếu không có đơn giá tại địa phương hai bên thống nhất xây dựng mức giá mới và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để áp dụng;
b. Nếu khối lượng công việc thay đổi (tăng hoặc giảm) so với hợp đồng lớn hơn 20% thì hai bên có thể thoả thuận xác định đơn giá mới.
1.2. Nhà nước thay đổi chính sách tiền lương, thay đổi giá nguyên vật liệu do nhà nước quản lý giá, thay đổi tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc thay đổi các chế độ, chính sách mới làm thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình. Trong trường hợp này chỉ được điều chỉnh khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
1.3. Trường hợp bất khả kháng do thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; hoả hoạn; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh, ... và các thảm hoạ khác chưa lường hết được. Khi đó các bên tham gia hợp đồng thương thảo để xác định giá trị hợp đồng điều chỉnh phù hợp với các quy định của pháp luật.
2. Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng dự án
2.1. Bên Tập Đoàn ……………………. (Bên chuyển nhượng) có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của mình trong Doanh nghiệp dự án cho Nhà đầu tư khác (Bên nhận chuyển nhượng). Trường hợp nhận chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ của Doanh nghiệp dự án, Bên nhận chuyển nhượng kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng theo Hợp đồng dự án và các Hợp đồng có liên quan. Trường hợp nhận chuyển nhượng một phần vốn điều lệ, Bên nhận chuyển nhượng là một Bên tham gia thực hiện Hợp đồng dự án và các Hợp đồng có liên quan cùng với Bên chuyển nhượng.
Trường hợp chuyển nhượng vốn điều lệ phát sinh thu nhập, Bên chuyển nhượng phải thực hiện nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.2. Bên chuyển nhượng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Đã góp đủ vốn chủ sở hữu vào Doanh nghiệp dự án theo đúng tiến độ cam kết tại Hợp đồng dự án;
b) Có cam kết của bên cho vay hoặc bên tài trợ khác về việc tiếp tục tài trợ vốn để thực hiện Dự án;
c) Các điều kiện về chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Bên nhận chuyển nhượng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
3.1. Có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và quản lý để thực hiện Hợp đồng dự án và các Hợp đồng có liên quan;
3.2. Cam kết tiếp tục thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng theo quy định tại Hợp đồng dự án và các Hợp đồng có liên quan.
4. Trong quá trình đàm phán Hợp đồng chuyển nhượng, Bên chuyển nhượng phải tiếp tục thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng dự án.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, chấp thuận Hợp đồng chuyển nhượng và các điều kiện chuyển nhượng
Hợp đồng chuyển nhượng chỉ có hiệu lực sau khi Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư
6. Sau khi Hợp đồng chuyển nhượng được chấp thuận, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bên chuyển nhượng và Bên nhận chuyển nhượng thỏa thuận sửa đổi Hợp đồng dự án và lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư gửi Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư.
7. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư phải bao gồm Hợp đồng chuyển nhượng, văn bản xác minh tư cách pháp lý (bản sao chứng nhận thành lập hoặc giấy tờ có giá trị tương đương khác) của Bên nhận chuyển nhượng.
Điều 9. Thời hạn và chấm dứt Hợp đồng dự án
1. Dự án nâng cấp, cải tạo và mở rộng cảng X sẽ được Nhà đầu tư thực hiện trong thời hạn 50 năm kể từ ngày/tháng/năm.
2. Các trường hợp hợp đồng dự án chấm dứt hiệu lực
a. Kết thúc thời hạn thực hiện dự án
b. Nhà đầu tư vi phạm phương án huy động vốn được quy định tại Hợp đồng này
c. Nhà đầu tư vi phạm quy chuẩn xây dựng theo pháp luật xây dựng Việt Nam.
d. Pháp luật đầu tư Việt Nam thay đổi làm chấm dứt hợp đồng dự án
3. Khi hợp đồng dự án chấm dứt trước thời hạn thực hiện dự án do lỗi của Nhà đầu tư thì Nhà đầu tư phải bồi thường thiệt hại thực tế do việc chấm dứt hợp đồng trực tiếp gây ra và các chi phí để tìm nhà đầu tư khác thực hiện dự án.
Điều 10. Dự án khác
1. Mục tiêu dự án
2. Tiến độ hoàn thành phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500, tiến độ phê duyệt và thực hiện Dự án khác;
3. Quyền, nghĩa vụ của mỗi Bên trong việc thực hiện Dự án khác theo thỏa thuận cụ thể giữa các Bên phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 11. Luật điều chỉnh quan hệ Hợp đồng dự án
Luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ Hợp đồng dự án và các hợp đồng có liên quan đến việc thực hiện Dự án phù hợp với quy định của Luật Đầu tư, Nghị định số 35/2021/NĐ-CP
Điều 12. Cơ chế giải quyết tranh chấp
Nếu xảy ra tranh chấp, các bên có thể giải quyết tranh chấp qua thương lượng, hòa giải hoặc giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án đối với tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh. được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
BÊN A BÊN B
Trên đây là mẫu hợp đồng xây dựng chuyển giao mà chung tôi chia sẽ đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viêt này của chúng tôi sẽ giúp bạn tham khảo và hiểu rõ hơn về hợp đồng này nhé.
Danh Trường
Hợp đồng kinh tế là một loại hợp đồng phổ biến mà hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều phải ký kết. Hiện nay, khi soạn thảo Hợp đồng, không nên quy định chung chung là Hợp đồng kinh tế mà nên căn cứ vào mục đích, văn bản căn cứ để xác định tên gọi Hợp đồng chính xác và đúng quy định.
Hiện nay, việc sử dụng các hoạt động trung gian thương mại là một giải pháp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động môi giới thương mại. Mẫu hợp đồng môi giới thương mại, môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới (Điều 150 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005).
Lao động bán thời gian là người lao động làm việc không trọn thời gian, tức làm việc ngắn ít hơn so với thời gian làm việc bình thường hàng ngày. Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, không ít doanh nghiệp chỉ thuê người lao động làm việc theo chế độ bán thời gian.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định chủ yếu trong các văn bản pháp luật về đầu tư, ngoài ra, được quy định trong Bộ luật Dân sự với tư cách là luật chung về hợp đồng.
Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở là mẫu hợp đồng được áp dụng sử dụng trong trường hợp tiến hành hoạt động sửa chữa nhà ở giữa chủ nhà với chủ thầu xây dựng, mẫu hợp đồng này chủ yếu áp dụng trong viêc sửa chữa nhà phố, nhà ở liền kề, các công trình xây dựng.
Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ...
Nội dung chính của hợp đồng dân sự là những điều khoản mà các chủ thể tham gia hợp đồng đã thỏa thuận, như các điều khoản xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng.
Hàng loạt các ngân hàng trong nước, ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng nhà nước, tư nhân,…hay các công ty tổ chức tín dụng làm sao để chọn ra ngân hàng nào tốt, uy tín để vay vốn tín chấp phù hợp với bản thân cũng như lãi suất, tiện ích tối ưu nhất.