Hợp đồng giảng dạy có thể sử dụng cả cho cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục tư nhân. Để đảm bảo quyền lợi cho giáo viên và cũng cho chính đơn vị nhà trường, thỏa thuận giao kết hợp đồng là yếu tố cần thiết phải có, vậy hợp đồng giảng dạy cho giáo viên, giảng viên được quy định như thế nào, hình thức và nội dung ra sao? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của | way.com.vn để biết thêm chi tiết nhé.
1. Hợp đồng giảng dạy là gì?
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ.
Hợp đồng giảng dạy là sự thỏa thuận giữa ban giám hiệu nhà trường cùng với giáo viên, giảng viên tham gia giảng dạy. Theo đó giáo viên, giảng viên sẽ thực hiện hoạt động giảng dạy cho học sinh sinh viên theo yêu cầu của nhà trường, nhà trường sẽ trả tiền giảng dạy cho giáo viên, giảng viên. Hợp đồng giảng dạy nêu đầy đủ nội dung thông tin lý lịch của hai bên, kèm theo đó là quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai, đảm bảo tính đúng đắn và thực hiện theo đúng pháp luật.
2. Nội dung cơ bản của hợp đồng giảng dạy
Nội dung cơ bản của hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên bao gồm các nội dung sau:
+ Thông tin chủ thể các bên;
+ Các yêu cầu đối với nội dung giảng dạy: bao gồm tên học phần, thời gian dạy, số tiết lý thuyết, số tiết thực hành, lớp dạy và sĩ số;
+ Trách nhiệm của mỗi bên: trách nhiệm của bên giảng dạy phải dạy đúng theo yêu cầu và trách nhiệm của bên nhà trường về việc cung cấp tài liệu, chi phí;
+ Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng;
+ Quy định về bồi thường thiệt hại;
+ Cam kết thực hiện của hai bên;
+ Kèm theo hợp đồng là phần nghiệm thu thanh lý và thanh toán hợp đồng.
3. Mẫu hợp đồng giảng dạy
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
………, ngày…..tháng…..năm……
HỢP ĐỒNG GIẢNG DẠY
Số: …………../HĐGD
Hôm nay, ngày ……. tháng …… năm ………. Tại ………
BÊN A: TRƯỜNG ĐẠI HỌC …….
Địa chỉ:……………
Điện thoại: ………. Fax: ………..
Mã số thuế: …………….
Ông/Bà: ………….Sinh năm: …………….đại diện.
Chức vụ: ………..
BÊN B: Ông/Bà (Học hàm, học vị) ………….
Sinh năm: ……….
Đơn vị công tác: ……….
Điện thoại: …………..
Số CMND: ………..
Mã số thuế: ………
Địa chỉ liên lạc:………..
Cùng thỏa thuận, thực hiện các điều khoản sau:
Điều 1. Bên B đồng ý giảng dạy cho bên A theo các nội dung, yêu cầu sau:
1. Tên học phần: ……….
Thời gian dạy: Từ ……/……./……. đến ……/……./…….. Địa điểm:. ……….
Số tiết LT: ………. Số tiết TH: ……. Lớp dạy: ……. Sĩ số………..
2. Tên học phần: …………
Thời gian dạy: Từ ……/……./……. đến ……/……./…….. Địa điểm:. ………
Số tiết LT: ………. Số tiết TH: ……. Lớp dạy: ……. Sĩ số………..
3. Tên học phần: ……….
Thời gian dạy: Từ ……/……./……. đến ……/……./…….. Địa điểm:. ……….
Số tiết LT: …….. Số tiết TH: ……. Lớp dạy: ………. Sĩ số………..
4.Tổng số tiết lý thuyết và thực hành đã quy đổi (nếu có) …….. Tổng sĩ số: …………..
Điều 2. Trách nhiệm của mỗi bên
1. Trách nhiệm của bên B
a) Giảng dạy theo đúng đề cương chi tiết học phần. Trong buổi đầu lên lớp phải cung cấp cho sinh viên tên tài liệu tham khảo của học phần. Quản lý lớp học theo Quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và các quy định liên quan của Trường Đại học ………
b) Sau khi kết thúc giảng dạy nộp cho Bộ môn quản lý học phần Danh sách sinh viên có điểm kiểm tra và được dự thi kết thúc học phần theo quy chế, 5 đề thi kết thúc học phần (kèm theo thang điểm, đáp án) ghi rõ thời gian làm bài, điều kiện làm bài.
c) Nhận bài chấm thi tại Bộ môn, nộp điểm thi, bài thi kèm đề thi và đáp án cho Bộ môn sau 5 ngày từ khi nhận bài thi (nếu được yêu cầu chấm bài thi).
d) Có trách nhiệm nộp thuế thu nhập theo quy định của nhà nước.
Trách nhiệm của bên A
e) Trưởng Bộ môn quản lý môn học có trách nhiệm cung cấp cho bên B đề cương chi tiết môn học/học phần và lịch trình giảng dạy…
f) Thanh toán cho bên B các khoản phụ cấp sau:
– Phụ cấp giảng dạy và chấm bài:
+ Tổng số tiết :………… . x ……… /tiết =………..
+ Chấm bài:…………… x … ….. . . /bài =………
– Phụ cấp đi lại: Từ: . . …… . đến:…………. =……………
+ Chi phí đi lại 2 đầu ga:…… ……….. . =…… ……..
+ Phụ cấp ăn, ở trong thời gian giảng dạy:
+ Phụ cấp ăn: ………….. đ/ngày x …………..ngày =… …………..
+ Phụ cấp ở: ………….. đ/ngày x …………..ngày =…………….
– Tổng cộng số tiền phải thanh toán là: Bằng số: ……….
(Bằng chữ: ……….)
Điều 3: Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng
1. Trường hợp Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn;
2. Trường hợp Bên B đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Điều 4: Bồi thường thiệt hại
Khi các bên không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng gây ra hậu quả thì phải bồi thường….khoản tiền tương ứng với thiệt hại xảy ra.
Điều 5: Cam kết thực hiện:
– Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết.
– Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn phát sinh mỗi bên phải có trách nhiệm thông báo cho nhau và cùng bàn bạc để thực hiện tốt Hợp đồng, bên nào vi phạm các điều khoản đã ký kết phải chịu trách nhiệm trước nhà trường và xử lý theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
– Hợp đồng này lập thành 03 bản (mỗi bên 01 bản, phòng Kế hoạch-Tài chính 01 bản).
GIÁM HIỆU BÊN A BÊN B
PHẦN NGHIỆM THU THANH LÝ VÀ THANH TOÁN HỢP ĐỒNG
Hôm nay, ngày …. tháng …. năm …. Tại Phòng Đào tạo ĐH-SĐH, Trường ĐH ……………
Đại diện bên A: Ông/Bà …………Trưởng phòng Đào tạo ĐH-SĐH.
Đại diện bên B: Ông/Bà ………..
Đã nghiệm thu thanh lý Hợp đồng ký ngày .. tháng …. năm … , trên cơ sở các nội dung sau:
1- Thực hiện thời gian, kế hoạch giảng dạy:……………
2- Đảm bảo nội dung giảng dạy:…………..
3- Thực hiện các quy định quản lý lớp học:……………..
4- Thực hiện quy chế kiểm tra đánh giá:…………….(Các nội dung từ 1-4: Trưởng Bộ môn quản lý môn học đánh giá và ký xác nhận dưới đây)
Kết luận:…………………
Số tiền được thanh toán:………… Đã ứng:…….. Còn lại:……………
TRƯỞNG BỘ MÔN BÊN A BÊN B
4 Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng
Bên A: bên đơn vị trường học ghi rõ tên trường, địa chỉ, điện thoại, fax, mã số thuế, đại diện, chức vụ;
Bên B: bên giáo viên, giảng viên, ghi rõ tên, năm sinh, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, mã số thuế, địa chỉ liên lạc;
Điều 1: Hai bên thỏa thuận các nội dung giảng dạy, cần ghi rõ tên học phần, thời gian giảng dạy, địa điểm giảng dạy, số tiết, lớp dạy, sĩ số;
Điều 2: Trách nhiệm của mỗi bên: Bên giảng dạy có trách nhiệm dạy đúng đề cương chi tiết học phần, nhận chấm bài thi, nộp điểm thi…và có trách nhiệm nộp thuế thu nhập theo quy định; Bên trường học có trách nhiệm cung cấp đề cương môn học, thanh toán cho bên giảng dạy các khoản phụ cấp giảng dạy và chấm bài, phụ cấp đi lại;
Phần nghiệm thu và thanh toán hợp đồng được thực hiện khi hết thời hạn hợp đồng đã thỏa thuận. Phần này cần ghi rõ thời gian thực hiện giảng dạy, nội dung giảng dạy đảm bảo hay không, các quy định quản lý lớp học được thực hiện như thế nào, kết luận như thế nào và ghi rõ số tiền được thanh toán.
Trên đây là những điều cần biết về hợp đồng giảng dạy. Hy vọng rằng những chia sẽ này sẽ giúp bạn đọc tham khảo và hiểu rỏ hơn về hợp đồng giảng dạy nhé.
Danh Trường
Ủy thác nhập khẩu là việc một công ty có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa ký kết hợp đồng ủy thác cho một công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu để thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa theo yêu cầu. Hay nói cách khác, đây là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng về Việt Nam, nhưng không tự làm mà ủy thác qua công ty dịch vụ thực hiện.
Hợp đồng dịch vụ là một loại hợp đồng dân sự thông dụng, Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa là sự thoả thuận giữa hai bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền.
Hợp đồng lao động là một trong những văn bản quan trọng nhất thể hiện những thỏa thuận hợp pháp giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Trong quá trình mua bán đất và các tài sản gắn liền với đất, việc soạn thảo hợp đồng là điều vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo tính pháp lý đối với những quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm mà hai bên mua - bán phải thực hiện.
Hợp đồng cho thuê lại lao động là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp cho thuê và doanh nghiệp thuê lại lao động về việc cho thuê lại lao động.
Mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại giữa bên mua và bên bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng.