Ở thời điểm hiện tại, kinh doanh homestay được xem là lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú cho du khách có nhu cầu. Không chỉ là loại hình kinh doanh mới mẻ và giàu tiềm năng mà kinh doanh homestay còn có thể giúp các chủ kinh doanh gặt hái lợi nhuận một cách hiệu quả và nhanh chóng. Đặc biệt khi ngành du lịch tại Việt Nam đang vô cùng phát triển với lượng du khách tăng trưởng mạnh hàng năm.
Tuy nhiên để kinh doanh homestay thuận lợi thì việc chuẩn bị các thủ tục kinh doanh homestay là điều mà bạn không thể bỏ qua. Dưới đây là các giấy tờ cần thiết nếu bạn muốn kinh doanh homestay ở thời điểm hiện nay.
Tại Sao Nên Chuẩn Bị Thủ Tục Kinh Doanh Homestay ?
Hiện nay có khá nhiều người kinh doanh homestay chưa có đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật. Lý do có thể là vì chưa hiểu về các thủ tục pháp lý, không biết làm như thế nào, làm ở đâu hoặc do ngại phải bỏ ra thời gian, tiền bạc vào việc thủ tục giấy tờ vì chi phí làm không hề nhỏ, có thể vì được người này người kia khuyên chưa cần làm hoặc cho rằng chỉ cần quan hệ tốt với công an khu vực là đủ.
Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM đang tăng cường kiểm tra các cơ sở homestay và phạt nặng các cơ sở vi phạm, đặc biệt vào các mùa cao điểm du lịch. Do dó nếu không đăng ký thủ tục kinh doanh homestay thì bạn có thể phải chịu phạt theo quy định của pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể được áp dụng theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP và Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó bao gồm kinh doanh homestay.
– Phạt tiền từ 500.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ nếu không xuất trình được giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
– Phạt tiền từ 5.000.000 VNĐ đến 15.0000.000 VNĐ nếu hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
– Phạt tiền từ 500.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ đối với cho người nước ngoài nghỉ qua đêm nhưng không khai báo tạm trú, không hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm trú theo quy định.
Nếu xác định làm ăn lâu dài thì nên làm đủ giấy tờ càng sớm càng tốt, vì trước sau gì cũng phải làm, nếu bị kiểm tra thì vừa bị phạt số tiền lớn va vẫn phải mất tiền đi làm đủ giấy tờ.
– Phạt tiền từ 100.000 VNĐ đến 300.000 VNĐ nếu trang bị nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy không đúng quy cách.
– Phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 VNĐ nếu Không bố trí, niêm yết tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy.
– Phạt tiền từ 2.000.000 VNĐ đến 5.000.000 VNĐ nếu không thực hiện yêu cầu về phòng cháy chữa cháy
THỦ TỤC KINH DOANH HOMESTAY BAO GỒM CÁC LOẠI GIẤY TỜ NÀO ?
Khi kinh doanh homestay có rất nhiều loại giấy tờ khác nhau mà bạn phải chuẩn bị để đáp ứng các yêu cầu pháp lý trong kinh doanh đồng thời hạn chế việc bị đóng phạt khi công an phường, quận huyện kiểm tra đột xuất. Dưới đây là các loại giấy tờ cần thiết khi kinh doanh homestay và thủ tục xin cấp giấy tờ phù hợp với quy định của pháp luật mà các chủ kinh doanh homestay cần biết.
1. Đăng Kí Giấy Phép
+Đối với kinh doanh dịch vụ lưu trú nói chung, để tiến hành thẩm định, Bộ phận cấp phép kinh doanh đặc biệt chú ý đến 4 tiêu chí sau:
+ Diện tích phòng đảm bảo đủ không gian. Theo Luật Du lịch 2005, bạn cần đảm bảo tối thiểu: 8 m2/ phòng đơn; 10 m2/ phòng đôi; 3 m2/ phòng tắm;….
+ Có thiết bị tiện nghi, an toàn. Bạn cần đảm bảo tiện nghi cơ bản. Ví dụ như giường nệm, đèn, quạt/ điều hòa, chốt phòng, đồ chăm sóc cá nhân. ĐẶC BIỆT LƯU Ý: PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ.
+ Kê khai bảng giá niêm yết. Nhằm chống tình trạng chặt chém và bảo vệ quyền chọn lựa của người tiêu dùng, Luật Du lịch 2005 quy định: Bất cứ homestay nào muốn đi vào hoạt động đều phải có bảng niêm yết giá công khai tất cả các dịch vụ (bao gồm dịch vụ đi kèm)
+ Hình thức kinh doanh homestay là một dạng dịch vụ du lịch trải nghiệm để du khách được sống như người bản xứ.
+ Với bản chất như vậy, bạn hãy đăng kí hình thức hộ kinh doanh cá thể (Lưu ý về kê khai tài sản cố định: căn hộ/ nhà sử dụng kinh doanh phải chứng minh sở hữu).
Theo điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ – CP, mỗi hộ kinh doanh homestay cần cử đại diện gửi GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÍ CẤP PHÉP KINH DOANH HOMESTAY tới phòng đăng kí (PĐK) cấp huyện với các thông tin cụ thể sau:
+ Tên hộ kinh doanh (có kèm SĐT – Email).
+ Ghi rõ ngành nghề: Kinh doanh dịch vụ du lịch homestay.
+ Kê khai số vốn bỏ ra.
+ Kê khai số lao động sử dụng khi Homestay đi vào hoạt động.
+ Họ tên, chữ ký và CMND của người thành lập hộ kinh doanh. (gửi kèm bản sao công chứng CMND).
+ Sau khi hoàn tất lệ phí ở PĐK cấp huyện, bạn chờ đợi kết quả nhé!
Chậm nhất là 3 ngày sau khi gửi yêu cầu cấp giấy phép, bạn sẽ nhận được kết quả.
Để nhận giấy phép kinh doanh homestay, bạn trình biên nhận hồ sơ (được PĐK giao khi tiếp nhận).
Nếu quá 3 ngày không nhận được giấy phép kinh doanh homestay, bạn có quyền khiếu nại. Hoàn tất các bước trên, hồ sơ của bạn sẽ được gửi về chi cục thuế. Mục đích là để tiến hành hoàn tất thủ tục đánh thuế kinh doanh theo quy định Nhà nước.
2. Xin cấp chứng nhận Phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị quyết số 25/NQ-Cp ngày 02/06/2010, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 35/2003/NĐ-CP; Nghị định số 130/2006;Nghị định 79/2014/NĐ-CP:
“Các cá nhân, tổ chức không phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy như trước kia mà chỉ cần thông báo bằng văn bản Cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy cùng các tài liệu chứng minh đi kèm là có thể hoạt động ngay mà không cần chờ phản hồi từ phía cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.”
Theo Nghị định số 46/2012/NĐ-CP và Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định: Kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay bắt buộc cần có văn bản Cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
+ Văn bản thông báo về Cam kết đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
+ Bản sao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy” và văn bản Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.
+ Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy.
+ Phương án chữa cháy.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
+ Cơ quan tiếp nhận: Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thuộc Bộ công an.
3. Xin cấp chứng nhận An ninh trật tự
Căn cứ vào Nghị định số 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do Chính phủ ban hành thì:
Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ hộ gia đình kinh doanh chưa được cấp giấy chứng nhận này); Chứng nhận đầu tư/ đăng ký hoạt động (đối với chi nhánh doanh nghiệp)/đăng ký thuế (đối với các tổ chức sự nghiệp có thu)
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy
Bản khai lý lịch của những người quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này (có dán ảnh và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp). Nếu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản khai nhân sự, bản photocopy hộ chiếu, bản photocopy thẻ cư trú (xuất trình bản chính để kiểm tra).
Thường chỉ kéo dài tối đa 7 ngày. Nếu không đủ điều kiện thì cơ quan Công an phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
4. Văn bản thông báo thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh homestay
Bước tiếp theo trong quy trình thủ tục kinh doanh homestay đó là sau khi có đủ 3 loại giấy tờ trên, bạn phải làm văn bản thông báo về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cho công an khu vực và công an quận trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ sở lưu trú du lịch chính thức đi vào hoạt động, xin xác nhận của các cơ quan này lên giấy thông báo. Nếu không có giấy thông báo này, bạn có thể bị phạt từ 1.000.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ.
Trường hợp các bạn cho người nước ngoài thuê dài hạn thì chỉ cần Giấy đăng ký kinh doanh và Giấy PCCC, không cần Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Tuy nhiên, bạn phải có hợp đồng thuê nhà ký với người nước ngoài.
5. Đăng ký với cơ quan thuế
Một trong số các thủ tục kinh doanh homestay tiếp theo bạn cần biết đó chính là đăng ký với cơ quan thế và nộp thuế. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn phải ra cơ quan thuế để kê khai, nộp thuế môn bài, thuế thu nhập.
6. Khai báo tạm trú tạm vắng cho khách lưu trú
Sau khi homestay của bạn có đủ các loại giấy từ để hoạt động thì bạn phải tiến hành khai báo tạm trú tạm vắng cho các khách du lịch đến đặt phòng tại homestay của bạn. Bạn có thể đến công an phường hoặc đăng ký tạm trú tạm vắng trực tuyến để thuận tiện hơn và tiết kiệm thời gian.
7. Đăng kí xếp hạng cho homestay
Một công việc khác bạn phải làm trong thủ tục kinh doanh homestay nếu muốn kinh doanh một cách chuyên nghiệp và bài bải, tăng mức độ tin tưởng đối với khách du lịch đó chính là đăng ký xếp hạng cho homestay với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cụ thể, sau khi homestay được cấp giấy phép hoạt động thì trong vòng 3 tháng đầu, theo điều 65 Luật Du lịch thì bạn phải gửi Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch một bộ hồ sơ đăng kí hạng cơ sở lưu trú du lịch.
Hồ sơ này bao gồm Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch (Tham khảo phụ lục 1 của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL), Bảng biểu đánh giá chất lượng lưu trú homestay, Danh sách quản lý và nhân viên phục vụ homestay (tham khảo phụ lục 2 thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL), Bản sao công chứng giấy phép đăng kí kinh doanh, Chứng nhận nghiệp vụ của người quản lý homestay, Giấy xác nhận cam kết tuân thủ điều kiện về phòng chống cháy nổ cùng với Biên lai nộp lệ phí thẩm định.
Trên đây là các thủ tục kinh doanh homestay mà bạn cần biết, hi vọng rằng có thể giúp bạn chuẩn bị tốt các thủ tục khi kinh doanh homestay ở thời điểm hiện tại. Chúc bạn thành công !
Mr Tấn Phát
Mặc dù phong thủy không phải là một yếu tố quyết định duy nhất trong việc bán nhà, nhưng nó có thể góp phần giúp bạn thu hút sự quan tâm của người mua và nhanh chóng bán được nhà với giá cao. Dưới đây là một số mẹo phong thủy giúp bán được nhà nhanh chóng với giá cao được Way.com.vn tổng hợp mà bạn có thể áp dụng:
Có một câu nói rằng “Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận.” Và thành công trong công việc luôn là đích đến của nhiều người trong cuộc sống, bất kể bạn đang làm công việc gì, bất kể bạn là ai.
Mua trước trả sau (BNPL) là loại hình khá phổ biến tại nước ngoài và hiện nay đang dần trở thành xu thế ở Việt Nam. Hình thức này cho phép người tiêu dùng được mua hàng trước và thanh toán sau mà không có bất kỳ phí ẩn nào. Khoản thanh toán được chia nhỏ thành nhiều kỳ hạn bằng nhau tuỳ theo quy định.
Kinh doanh mỹ phẩm đòi hỏi kiến thức và tính thẩm mỹ cao. Nếu khách hàng bước vào một cửa hàng được thiết kế đẹp và hợp lý sẽ đem lại trải nghiệm tốt và có khả năng mua nhiều hơn. Ngoài ra, trang trí cửa hàng cũng giúp thương hiệu trở nên nổi bật hơn.
Mỹ phẩm từ trước đến nay đều là “vũ khí tối thượng” trong việc làm đẹp của chị em. Do vậy, mặt hàng mỹ phẩm luôn được các chị em săn đón theo cách nhiệt tình nhất. Nói như vậy không có nghĩa là các chàng trai của chúng ta không có hứng thú với nó, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, trị mụn… cũng là những mỹ phẩm cần thiết cho các quý ông trong quá trình chăm chút cho vẻ đẹp nam tính của mình. Vậy nên, Kinh doanh cửa hang, shop mỹ phẩm là một trong những ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp khá hot hiện nay.
Với nền kinh tế ngày càng khởi sắc thì nhiều nghề nghiệp mới xuất hiện và được giới trẻ lựa chọn để theo đuổi lâu dài. Việc chọn sai ngành nghề thường dẫn đến hậu quả khiến bạn lãng phí 4, 5 năm học tại trường Đại học hoặc khi ra trường không tìm được công việc ưng ý, thất nghiệp, phải làm những công việc lương thấp, không có nhiều tương lai.
Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu và mức sống càng tăng cao. Nhưng mức lương của bạn vẫn như vậy. Hay nó vẫn chưa đủ với mức sống của bạn. Thì việc kiếm thêm thu nhập ngoài lương là rất cần thiết.
Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống là một lĩnh vực thu hút rất nhiều sự đầu tư, bởi lẽ nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng cao. Trong đó, kinh doanh quán ăn nhỏ được nhiều người chọn lựa để khởi nghiệp.
Chúng ta điều biết rằng người do thái là một dân tộc thông minh nhất trên thế giới, trong việc quản lý tiền bạc những con người mang dòng máu do thái cũng rất cừ khôi, họ chú trọng đến vấn đề tiền đẻ ra tiền và không ngừng gia tăng tài sản của họ lên gấp nhiều lần.