ROA Chỉ số này cực kì quan trọng trong việc lựa chọn ra những cổ phiếu tốt. ROA là một trong các chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bởi những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong dài hạn luôn đem lại giá trị rất lớn cho cổ đông.
Vậy | way.com.vn hôm nay sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về chỉ số ROA là gì? Cách tinh ROA như thế nào? Và những kiến thức cần biết về chỉ số ROA nhé.
1. Chỉ số ROA là gì ?
ROA có tên gọi đầy đủ là Return On Assets. Hiểu đơn giản là chỉ số về lợi nhuận trên tổng tài sản của một doanh nghiệp. Một cách hiểu khác là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản được sử dụng để kinh doanh của tổ chức, công ty. Đây là một chỉ số vô cùng quan trọng trong các báo cáo tài chính của các công ty. Nó có nhiệm vụ đo lường chính xác khả năng sinh lời trên từng đồng vốn của doanh nghiệp.
Vì thế, ROA luôn là mối quan tâm của các nhà quản lý doanh nghiệp. Họ sẽ dựa vào ROA để phân tích khả năng sinh lời trên tổng tài sản của mình. Từ đó xác định các phương thức kinh doanh của doanh nghiệp có đang đi đúng hướng không để kịp thời điều chỉnh sao cho phù hợp.
2. Cách tính ROA
Công thức tính chỉ số ROA mà các nhà quản lý kinh doanh thường sử dụng:
ROA = (Lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông / Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp) * 100
Trong đó:
Lợi nhuận sau thuế là tổng số tiền công ty nhận được sau khi trừ đi các chi phí liên quan.
Tổng số vốn chính là toàn bộ vốn của công ty dùng để kinh doanh, gồm cả vốn đi vay và vốn chủ sở hữu
Ví dụ: Một công ty có vốn sở hữu là 50 tỷ, lợi nhuận ròng là 10 tỷ. Theo công thức trên thì chỉ số ROA = (10/50) ×100 = 20%.
3. Ý nghĩa chỉ số ROA trong lựa chọn cổ phiếu
Đánh giá khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp
Chỉ số ROA sẽ phản ánh phần nào hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Cụ thể là khả năng doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu lợi nhuận từ mỗi đơn vị tài sản. Ví dụ, nếu công ty X có hệ số ROA = 10% trong năm 2020. Đồng nghĩa với mỗi 1 tỷ đồng tài sản, doanh nghiệp thu về 100 triệu lợi nhuận trong năm đó.
Đánh giá chiến lược kinh doanh
Hai chỉ số ROA và ROE sẽ phản ánh bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp bao gồm khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu và quản lý hệ thống tài sản. Nếu ROA và ROE cao và càng ngày càng tăng, đây là dấu hiệu tốt chứng minh doanh nghiệp đang đi đúng hướng, hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng.
Giúp quyết định đầu tư chính xác hơn
Ngoài những khả năng trên, ROA còn giúp nhà đầu tư nhận biết được đâu là doanh nghiệp có tiềm năng phát triển trong tương lai khi đặt lên bàn cân so sánh. Việc đánh giá, so sánh cần đặt giữa các doanh nghiệp cùng lĩnh vực hoạt động, giữa các năm của một doanh nghiệp mới đưa ra góc nhìn tổng quát nhất. ROA càng cao thì tỷ lệ nợ phải trả càng thấp, lợi nhuận thu về cho nhà đầu tư càng cao và ngược lại.
4. Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt ?
Theo tiêu chuẩn quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp được cho là hoạt động hiệu quả khi đạt mức ROE từ 15% trở lên và ROA từ 7.5% trở lên. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định chỉ số ROA bao nhiêu là tốt cho mỗi doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau nhất định. Điều này phụ thuộc vào: lĩnh vực mà công ty đó đang hoạt động, so sánh ROA các đối thủ cùng ngành, so sánh ROA với kết quả trong quá khứ. Và một điều cần lưu ý, nhà đầu tư nên xem xét và phân tích chỉ số ROA của một doanh nghiệp trong ba năm liên tiếp để thấy rõ được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ, với các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng như: sản xuất, chế biến thép, xi măng, lắp ráp ô tô…đòi hỏi tài sản cố định rất lớn. Vì thế, chỉ số ROA thường khá thấp. Ngược lại, với các công ty lĩnh vực dịch vụ, công nghệ thông tin, truyền thông…yêu cầu về tài sản cố định thường thấp hơn, kéo theo ROA cao. Do đó nhà đầu tư không nên so sánh ROA giữa các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau.
Nhà đầu tư có thể tham khảo công thức sau đây để đánh giá chỉ số ROA của một doanh nghiệp:
ROA > 7.5% + ROA ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm = Doanh nghiệp tốt.
5. Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE
Chỉ số ROE (Return on Equity) là tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cùng mức độ rủi ro cơ cấu tài sản. Do vậy, ROA dù là chỉ số quan trọng nhưng không được đánh giá cao bằng chỉ số ROE.
Mối quan hệ giữa ROA và ROE là thông qua hệ số vay nợ, nợ càng ít càng tốt. Trường hợp tỷ lệ giữa nợ trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1 là lý tưởng nhất.
Theo quy chuẩn quốc tế, nếu một công ty có chỉ số ROE lớn hơn 15%. Điều này thể hiện công ty đủ năng lực tài chính. Lúc này chỉ số ROA sẽ lớn hơn 7.5%.
Tuy nhiên để đánh giá tình hình công ty chính xác nhất, không nên xét một năm riêng lẻ. Nhà đầu tư nên xét ít nhất là 3 năm. Nếu doanh nghiệp duy trì ROE>10% và kéo dài được ít nhất 3 năm sẽ là doanh nghiệp tốt.
ROA >7.5% và duy trì được 3 năm thì doanh nghiệp tốt.
Ví dụ biểu thị mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE
Có hai công ty X và Y với những hiệu quả kinh doanh như sau:
Công ty X: Vốn chủ sở hữu: 200 tỷ, Nợ 0 đồng, Lợi nhuận sau thuế: 40 tỷ
Công ty Y: Vốn chủ sở hữu: 400 tỷ, Nợ 150 đồng, Lợi nhuận sau thuế: 100 tỷ
Khi đó, công ty X và Y có chỉ số ROE lần lượt là 20% và 25%. Trong khi đó, chỉ số ROA của công ty X và Y lần lượt là: 20% và 18.1%.
Ta thấy công ty X đang không có vay nợ, còn công ty Y có vay nợ. ROE của hai công ty lớn hơn 15%, cho thấy tình hình tài chính của công ty đang ổn định. Tuy nhiên, chỉ số ROA của công ty X lớn hơn công ty Y. Do đó, công ty X đang sử dụng vốn hiệu quả hơn công ty. được vấn đề này.
6. Lưu ý khi sử dụng chỉ số ROA để đánh giá doanh nghiệp
Dù chỉ số ROA giúp nhà đầu tư đánh giá được khả năng khai thác tài sản của doanh nghiệp. Nhưng trong một số trường hợp chúng ta chỉ xét riêng chỉ số ROA thì không chính xác.
Ví dụ ở trên, những doanh nghiệp trong ngành tiêu dùng, CNTT không cần nhiều tài sản cố định. Do vậy chỉ số ROA thường thấp. Nhưng nó không phản ánh được hiệu quả hoạt động của công ty. Chúng ta cần phải xét nhiều chỉ số khác như ROE, P/E mới có thể đánh giá chính xác.
Bên cạnh đó, việc xét đến cơ cấu trong tài sản của doanh nghiệp cũng vô cùng cần thiết. Tài sản của doanh nghiệp gồm vốn cổ đông và vốn vay. Tỷ lệ giữa hai nguồn vốn này cũng là chỉ số quan trọng. Nó giúp bạn đánh giá được mức độ rủi ro trong cơ cấu tài chính doanh nghiệp. Từ đó tác động đến quyết định đầu tư của chúng ta.
Hoàn toàn khác đối với lĩnh vực tài chính như các ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Lúc này chỉ số ROA có thể sử dụng độc lập. Bởi tài sản của các doanh nghiệp này thường là khoản vay, chứng khoán, tiền gửi. Chúng đều có tính thanh khoản cao, được quy lập trích lục dự phòng. Do đó tổng tài sản được hoạch định trên bảng kế toán của những đơn vị này sẽ tương đối gần so với giá trị thực tế và giá trị thị trường.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc tham khảo và hiểu rõ hơn về chỉ số ROA và những kiến thức cần trang bị về chỉ số này nhé. Chúc bạn thành công!.
Danh Trường
Mặc dù phong thủy không phải là một yếu tố quyết định duy nhất trong việc bán nhà, nhưng nó có thể góp phần giúp bạn thu hút sự quan tâm của người mua và nhanh chóng bán được nhà với giá cao. Dưới đây là một số mẹo phong thủy giúp bán được nhà nhanh chóng với giá cao được Way.com.vn tổng hợp mà bạn có thể áp dụng:
Có một câu nói rằng “Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận.” Và thành công trong công việc luôn là đích đến của nhiều người trong cuộc sống, bất kể bạn đang làm công việc gì, bất kể bạn là ai.
Mua trước trả sau (BNPL) là loại hình khá phổ biến tại nước ngoài và hiện nay đang dần trở thành xu thế ở Việt Nam. Hình thức này cho phép người tiêu dùng được mua hàng trước và thanh toán sau mà không có bất kỳ phí ẩn nào. Khoản thanh toán được chia nhỏ thành nhiều kỳ hạn bằng nhau tuỳ theo quy định.
Kinh doanh mỹ phẩm đòi hỏi kiến thức và tính thẩm mỹ cao. Nếu khách hàng bước vào một cửa hàng được thiết kế đẹp và hợp lý sẽ đem lại trải nghiệm tốt và có khả năng mua nhiều hơn. Ngoài ra, trang trí cửa hàng cũng giúp thương hiệu trở nên nổi bật hơn.
Mỹ phẩm từ trước đến nay đều là “vũ khí tối thượng” trong việc làm đẹp của chị em. Do vậy, mặt hàng mỹ phẩm luôn được các chị em săn đón theo cách nhiệt tình nhất. Nói như vậy không có nghĩa là các chàng trai của chúng ta không có hứng thú với nó, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, trị mụn… cũng là những mỹ phẩm cần thiết cho các quý ông trong quá trình chăm chút cho vẻ đẹp nam tính của mình. Vậy nên, Kinh doanh cửa hang, shop mỹ phẩm là một trong những ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp khá hot hiện nay.
Với nền kinh tế ngày càng khởi sắc thì nhiều nghề nghiệp mới xuất hiện và được giới trẻ lựa chọn để theo đuổi lâu dài. Việc chọn sai ngành nghề thường dẫn đến hậu quả khiến bạn lãng phí 4, 5 năm học tại trường Đại học hoặc khi ra trường không tìm được công việc ưng ý, thất nghiệp, phải làm những công việc lương thấp, không có nhiều tương lai.
Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu và mức sống càng tăng cao. Nhưng mức lương của bạn vẫn như vậy. Hay nó vẫn chưa đủ với mức sống của bạn. Thì việc kiếm thêm thu nhập ngoài lương là rất cần thiết.
Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống là một lĩnh vực thu hút rất nhiều sự đầu tư, bởi lẽ nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng cao. Trong đó, kinh doanh quán ăn nhỏ được nhiều người chọn lựa để khởi nghiệp.
Chúng ta điều biết rằng người do thái là một dân tộc thông minh nhất trên thế giới, trong việc quản lý tiền bạc những con người mang dòng máu do thái cũng rất cừ khôi, họ chú trọng đến vấn đề tiền đẻ ra tiền và không ngừng gia tăng tài sản của họ lên gấp nhiều lần.