Hợp đồng kinh tế là một loại hợp đồng phổ biến mà hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều phải ký kết. Hiện nay, khi soạn thảo Hợp đồng, không nên quy định chung chung là Hợp đồng kinh tế mà nên căn cứ vào mục đích, văn bản căn cứ để xác định tên gọi Hợp đồng chính xác và đúng quy định.
Vậy hợp đồng kinh tế là gì? Quy định của hợp đồng như thế nào? Và cần biết những gì về hợp đồng kinh tế? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của | way.com.vn để hiểu rỏ hơn nhé.
1. Hợp đồng kinh tế là gì ?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, không có khái niệm cụ thể về Hợp đồng kinh tế. Trước đây, các vấn đề xung quanh loại Hợp đồng này được quy định tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.Theo Pháp lệnh, Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
2. Đặc điểm của hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế có 4 đặc điểm quan trọng:
+ Mục đích của hợp đồng: gắn với hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nổi bật là các hoạt động như hoạt động mua bán/ sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc các hợp đồng trao đổi hàng hóa. Hầu hết các hợp đồng kinh tế đều hướng tới mục đích tạo ra lợi nhuận cho các bên tham gia giao kết hợp đồng.
+ Đặc điểm về chủ thể: trong hợp đồng kinh tế, phải có một bên là pháp nhân. Chủ thể còn lại có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Nếu là cá nhân thì phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
+ Nội dung của hợp đồng phải phù hợp với các lĩnh vực, hoạt động ngành nghề mà các bên chủ thể đăng ký kinh doanh. Đồng thời, nội dung của hợp đồng không được trái với quy định của pháp luật, điều cấm của xã hội.
+ Hình thức: theo quy định về hợp đồng kinh tế, hợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của các bên tham gia giao kết hợp đồng.
3. Quy định về hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế cũng là một loại hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại. Vì thế, hợp đồng kinh tế cũng phải đáp ứng các điều kiện, quy định dành cho 2 loại hợp đồng này.
Văn bản pháp lý quy định về hợp đồng kinh tế
Khi ký kết hợp đồng kinh tế, các bên cần áp dụng dựa trên 2 văn bản pháp luật cơ bản, đó là: bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005. Hai văn bản này đang có hiệu lực pháp luật, được thay thế cho các văn bản trước đây như pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, bộ luật dân sự 2005 hay luật thương mại 1997.
Đại diện ký kết hợp đồng
Theo quy định về hợp đồng kinh tế, hợp đồng này bắt buộc phải có một bên chủ thể là pháp nhân. Do đó, khi hợp đồng kinh tế, việc ký kết sẽ được thực hiện bởi người đại diện. Theo quy định hiện hành, người địa diện được chia thành 2 loại:
+ Đại diện đương nhiên theo pháp luật
+ Đại diện theo ủy quyền
Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện đương nhiên theo pháp luật. Đối với công ty TNHH 1 thành viên, người đại diện theo pháp luật là tổng giám đốc. Đối với công ty hợp danh thì người đại diện sẽ là các thành viên hợp danh.
Người đại diện đương nhiên theo pháp luật có quyền đại diện cho doanh nghiệp để ký kết hợp đồng. Trong trường hợp người đại diện không ký thì có thể ủy quyền cho một cá nhân khác. Người được ủy quyền sẽ chỉ được ký hợp đồng trong phạm vi được ủy quyền và phải có giấy ủy quyền.
4. Nội dung của hợp đồng kinh tế
Theo quy định, nội dung của hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận, dựa trên những quy định của pháp luật. Nội dung của hợp đồng thể hiện quyền, nghĩa vụ của các bên. Những điều khoản này có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Hợp đồng kinh tế thường bao gồm các 3 loại điều khoản sau:
Điều khoản chủ yếu
Đây là các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng. Nếu thiếu các điều khoản này, hợp đồng có thể được coi là vô hiệu. Theo quy định của bộ luật dân sự 2015, các điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm:
+ Đối tượng của hợp đồng: ghi rõ các bên chủ thể, họ tên, mã số thuế (nếu có)
+ Đối tượng của hợp đồng (số lượng, quy chuẩn hàng hóa…)
+ Phương thức thanh toán, giá
+ Cách thức thực hiện, thời hạn để thực hiện hợp đồng
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể
Điều khoản thường lệ
Đây là điều khoản thường có trong hợp đồng, các bên có thể đưa vào hoặc không. Nếu các bên không thỏa thuận gì khác trong hợp đồng thì pháp luật sẽ quy định là các bên đã mặc nhiên công nhận. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các quy định của pháp luật tương ứng sẽ được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn như các điều khoản về địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán…
Điều khoản tùy nghi
Đây là các điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau. Các điều khoản này thường được thỏa thuận khi pháp luật chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng các bên có thể vận dụng linh hoạt, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh. Chẳng hạn như điều khoản về giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra.
Trên đây là những kiến thức cần biết về hợp đồng kinh tế. Hy vọng rằng qua bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc tham khảo và hiểu rỏ hơn về loại hợp đồng này nhé.
Danh Trường
Hiện nay, việc sử dụng các hoạt động trung gian thương mại là một giải pháp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động môi giới thương mại. Mẫu hợp đồng môi giới thương mại, môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới (Điều 150 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005).
Lao động bán thời gian là người lao động làm việc không trọn thời gian, tức làm việc ngắn ít hơn so với thời gian làm việc bình thường hàng ngày. Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, không ít doanh nghiệp chỉ thuê người lao động làm việc theo chế độ bán thời gian.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định chủ yếu trong các văn bản pháp luật về đầu tư, ngoài ra, được quy định trong Bộ luật Dân sự với tư cách là luật chung về hợp đồng.
Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở là mẫu hợp đồng được áp dụng sử dụng trong trường hợp tiến hành hoạt động sửa chữa nhà ở giữa chủ nhà với chủ thầu xây dựng, mẫu hợp đồng này chủ yếu áp dụng trong viêc sửa chữa nhà phố, nhà ở liền kề, các công trình xây dựng.
Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ...
Nội dung chính của hợp đồng dân sự là những điều khoản mà các chủ thể tham gia hợp đồng đã thỏa thuận, như các điều khoản xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng.
Hàng loạt các ngân hàng trong nước, ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng nhà nước, tư nhân,…hay các công ty tổ chức tín dụng làm sao để chọn ra ngân hàng nào tốt, uy tín để vay vốn tín chấp phù hợp với bản thân cũng như lãi suất, tiện ích tối ưu nhất.