Để có một chiến lược SEO hiệu quả cho mỗi website là điều mà bất kỳ một SEO manager nào cũng rất quan tâm, qua thời gian tìm hiểu Way.com.vn thấy một Bí Kíp SEO rất bài bản và chất từ chuyên gia, xin giới thiệu với các bạn làm SEO tham khảo để có những cách SEO Web thành công nhất hiện nay.
TỪ KHÓA SEO LÀ GÌ ?
Từ khóa seo (hay từ khóa) là một từ hay cụm từ ngắn mô tả chủ đề của một trang web. Trên thực tế, từ khóa là truy vấn tìm kiếm bạn gõ vào công cụ tìm kiếm trước khi nhấn enter và chờ kết quả hiện ra.
Khi một người tìm kiếm trên Google “giày bóng rổ nam”, Google cố gắng nhận biết chủ đề và ý định người dùng đang tìm kiếm. Từ đó, đưa ra danh sách trang web liên quan đến nội dung đó.
Nếu website của bạn sử dụng chính xác cụm từ người dùng tìm kiếm làm từ khóa, một phần của cụm từ (giày bóng rổ) hay cụm từ liên quan (như giày nam, Adidas, top giày bóng rổ) Google có thể sẽ hiển thị trang của bạn đầu tiên.
SEO TỪ KHÓA LÀ GÌ ?
SEO từ khóa là một thủ thuật và là một bước quan trọng quyết định đến thứ hạn của website trên công cụ tìm kiếm bao gồm nhiều công đoạn nhằm đưa các từ khóa lên “top” các công cụ tìm kiếm.
Tại sao seo từ khóa lại quan trọng?
Chỉ một từ thôi: ROI.
Xác định từ khóa – chọn đúng cụm từ khóa và sử dụng đúng chuẩn SEO là một trong những cách đơn giản và hiệu quả đưa người dùng đến website của bạn.
SEO trong marketing thường hay gọi là “biến tấu” website để Google thích nó và xếp hạng cao hơn đối thủ. Đây là yếu tố thiết yếu dẫn đến thành công của một doanh nghiệp. Và đương nhiên, từ khóa sẽ đóng vai trò quan trọng trong SEO.
THỦ THUẬT SEO – NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA
Nghiên cứu từ khoá nên là điểm khởi đầu cho bất kỳ chiến dịch SEO web nào.
Tại sao ư?
Bởi vì nếu bạn thực sự không biết khách hàng đang tìm kiếm điều gì trong thị trường của mình. Bạn làm 1 cách hên xui thì kết quả đạt được cũng sẽ rất hên xui.
Hãy để thông tin dữ liệu quyết định hướng đi chiến lược của bạn.
Dưới đây là những lời khuyên của tôi để giúp bạn nghiên cứu từ khóa SEO dễ dàng hơn.
1. Nhắm Đến Những Từ Khóa Mục Tiêu
Rất nhiều người đang mắc 2 lỗi này khi chọn các từ khoá mục tiêu:
+ Tối ưu các từ khoá không liên quan trên cùng 1 URL
+ Tối ưu 1 từ khóa trên nhiều URL
Bạn cần nhớ rằng: Mỗi trang/bài đăng trên trang web chỉ nên nhắm vào một chủ đề chính.
Gửi nội dung trang web của mình đến một người bạn và hỏi họ xem. Họ có biết “trang này đang nói về gì” không để có thể chọn được từ khóa chính xác.
Điều quan trọng là KHÔNG tối ưu cùng một từ khóa trên nhiều trang khác nhau.
Vì Google thường chỉ chọn một trong các trang này để xếp hạng từ khóa đó. Và nhỡ đâu nó lại xếp hạng trang bạn không mong muốn lên top thì thật là đáng tiếc.
Khi tối ưu 1 từ khóa trên nhiều URL khác nhau, khả năng cực cao bạn đang gặp vấn đề với lỗi Keyword Cannibalization.
Tuy nhiên, bạn lúc nào cũng nên sử dụng Google để search từ khóa ấy trước khi bắt tay vào làm. Vì nó sẽ giúp bạn biết được đâu là content tốt nhất cho một từ khóa trong mắt của Google.
Nếu hầu hết các kết quả đang nằm top khác biệt quá nhiều so với nội dung mà bạn đang cố gắng SEO, thì có lẽ từ khóa này không phải là sự lựa chọn tốt.
Tương tự với các từ khóa xuất hiện nhiều SERP feature (ví dụ: feature snipper, quảng cáo Adwords, shopping result, v.v.). Chúng sẽ đẩy các kết quả xếp hạng organic xuống thấp, dẫn đến CTR thấp hơn và lưu lượng truy cập vào ít hơn.
2. Chọn Những “Từ Khóa Thông Tin” Thay Vì Những “Từ Khóa Điều Hướng”
Đôi khi bạn tìm thấy một từ khóa có lượng search “ngất ngây” trong quá trình nghiên cứu từ khóa. Tuy nhiên một từ khóa có lượng search lớn, không có nghĩa là nó sẽ là một lựa chọn tốt.
Bạn phải xem xét những “ý định” đằng sau việc tìm kiếm.
Ý định tìm kiếm (search intent)
>> Ý định tìm kiếm (search intent) là gì? 4 loại từ khóa theo ý định tìm kiếm và phương pháp tối ưu content tăng trải nghiệm người dùng, rank top hàng loạt keyword.
Ví dụ: "Google Analytics" có thể giống như một từ khóa tốt để thử và xếp hạng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Vì có tới 1 triệu lượng tìm kiếm mỗi tháng! Khủng khiếp chưa.
Nhưng…
Phần lớn các tìm kiếm đó chỉ là những người muốn đăng nhập vào Google Analytics. Có lẽ họ thậm chí sẽ không thèm để ý đến trang web tại vị trí 2. Chỉ chăm chăm click vào vị trí đầu để vào GA thôi.
Cá nhân tôi search từ Google Analytics cả chục lần mỗi ngày.
Bây giờ nếu chúng ta cuộn xuống, sẽ tìm thấy từ khóa “cách sử dụng Google Analytics”.
Có khoảng 1.900 lượt tìm kiếm một tháng. Chắc chắn là có khoảng 1900 người khác nhau tìm kiếm hướng dẫn này. Rõ ràng, đây là sự lựa chọn tốt hơn.
Tuy nhiên, không phải nhất thiết chỉ quan tâm đến lượng search của từ khóa. (Trừ khi bạn bán quảng cáo).
Bạn nên tìm cách xếp hạng các từ khoá mang lại giá trị cho doanh nghiệp của bạn. Nghĩa là những người mang lại lưu lượng truy cập sẽ chuyển thành khách hàng tiềm năng và khách hàng.
Xác định từ khóa tiềm năng
Dưới đây là một số câu hỏi sẽ giúp xác định từ khóa tiềm năng:
+ Những người đang tìm kiếm từ khóa này có khả năng muốn mua những gì bạn bán không?
+ Có cách nào rõ ràng để chuyển đổi lưu lượng truy cập từ keyword này sang khách hàng tiềm năng?
+ Lượng tìm kiếm của từ khóa có đủ lớn và đáng giá từ góc độ kinh doanh không?
+ Khối lượng tìm kiếm có đến từ quốc gia mục tiêu của bạn không? (nghĩa là khách hàng của bạn ở đâu)
Nếu câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào trong số này là “không”, thì bạn nên chọn 1 lựa chọn khác nhé!
3. Tìm Các Từ Khóa Cạnh Tranh Thấp
Trong trường hợp, bạn mới xây dựng website và website bạn chưa có độ tin cậy. Thế thì bạn rất khó để xếp hạng các từ khóa có độ cạnh tranh cao.
Bạn sẽ làm được, nhưng sẽ không dễ dàng chút nào đâu.
Nên tôi khuyên bạn hãy bắt đầu với những từ khóa dễ trước. Đó sẽ là cách nhanh nhất để bạn kéo traffic về website của mình.
Cách để kiểm tra mức độ cạnh tranh của từ khóa là gì ? Để tôi hướng dẫn cho bạn. Vào Ahrefs, mục Keywords explorer và xem chỉ số cạnh tranh ở cột KD (keyword difficulty)
Vd như nếu bạn đang muốn “quẩy” ở thị trường “dịch vụ seo” như ADC Việt Nam thì có lẽ sẽ khó nếu đánh ngay vào từ khóa này từ đâu.
4. “Ăn Cắp” Từ Khóa Đối Thủ Cho Trang Website Của Bạn
Thật tuyệt vời nếu bạn biết chính xác những từ khóa nào đối thủ cạnh tranh của bạn đang đứng top. Và chúng mang về bao nhiêu lượng traffic đúng không?
Và tuyệt vời hơn là với Ahrefs có thể cho bạn biết điều ấy!
Chỉ cần nhập tên domain của đối thủ bạn và sau đó vào phần “Organic Keywords”.
Site Explorer >Nhập domain của đối thủ> Organic search > Organic keywords
Bạn sẽ có ngay một danh sách tất cả các từ khóa chính mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang xếp hạng. Cool!
5. Cài Đặt Thông Báo Để Biết Các Từ Khoá Mới Của Đối Thủ Cạnh Tranh Ngay Lập Tức
Hãy theo dõi sát sao chiến lược nội dung của bên đối thủ bằng cách theo dõi từ khoá mới của họ.
Vì sao? Bởi vì nếu đối thủ cạnh tranh của bạn nhắm mục tiêu vào một từ khóa mới, rất có thể bạn cũng sẽ muốn xếp hạng từ đó.
Hãy thiết lập một cảnh báo trong Ahrefs. Sau đó, Ahrefs sẽ gửi email thông báo đến cho bạn mỗi khi đối thủ của bạn có 1 từ khóa mới được xếp hạng.
Trên thanh công cụ của Ahrefs, chọn Alerts > New keywords > Add alert > nhập domain của đối thủ > set report frequency > Add
Đơn giản, nhưng rất hiệu quả!
6. Kiểm Tra “Lượng Traffic Tiềm Năng” Của Từ Khóa Mục Tiêu
Hầu hết các website lên top (nhất là top 1) rất nhiều các từ khóa dài, bên cạnh các từ khóa chính.
Bởi thế, chỉ nhìn vào lượng search của từ khóa chính không thôi thì chưa đủ để biết được tất cả “lượng traffic tiềm năng” đâu.
Vậy làm thế nào để đo lường được lượng traffic tiềm năng của 1 từ khóa bất kì ?
Đơn giản…hãy nhìn vào website đứng top 1 có lượng traffic là bao nhiêu
Ví dụ: Từ khóa “best VPN” có lượng search là 105k
Nhưng khi bạn kéo xuống phần Keywords Explorer Overview, bạn sẽ thấy hằng tháng nó kéo về tới 180k+ traffic mỗi tháng.
Bởi vì mỗi website lên top đồng loạt từ rất nhiều các từ khóa dài. Lượng traffic tiềm năng thực sự từ “best VPN” vượt xa mức ước lượng.
7. Hãy Tìm Ra Những Nội Dung Mà Website Bạn Còn Thiếu
“Những nội dung bạn còn thiếu” – ở đây ý tôi là những từ khóa đối thủ bạn đã xếp hạng mà bạn chưa có.
Thật không hay chút nào, đúng không?! ?
May mắn là bạn có thể giải quyết được bài toán này bằng cũng bằng Ahrefs
Audit content cho website:
Site Explorer > Nhập domain > search > Organic search > Content gaps > Nhập domains của đối thủ> Show keywords
Từ đây mà bạn sẽ biết đối thủ hiện tại đang có những content nào? đang lên top những từ khóa nào mà bạn lại chưa có.
8. Tìm Ra Câu Hỏi Thực Sự Người Dùng Muốn Biết Và Trả Lời Bằng Những Nội Dung Hữu Ích
Các trang web Hỏi & Đáp (như Quora) là một nguồn ý tưởng để bạn tìm những từ khoá / nội dung tuyệt vời.
Bí quyết ở đây là hãy tìm các câu hỏi đã được hỏi nhiều lần. Bởi hiện tại chưa có câu trả lời hay nào được tìm thấy trên Google, người ta mới vào đây hỏi nữa.
Thêm một mẹo khác:
+ Nếu bạn search một từ khóa, mà kết quả search có trang Quora hoặc website tương tự khác nằm trong top 3 thì từ khoá đó có lẽ không cạnh tranh lắm.
+ Và nếu nó không quá cạnh tranh, thì đó là một cơ hội cho bạn!
+ Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để tìm ra được những từ khóa “cơ hội” này. Hãy sử dụng report “Organic keywords” của Ahrefs site explorer.
Site Explorer > Nhập Quora.com > Organic keywords > Lọc những từ liên quan đến thị trường của bạn > Lọc 3 vị trí top đầu > Sort by volume
Có thể thấy rằng Quora xếp hạng #3 cho từ khóa “SEO lead” (với 450 lượt tìm kiếm / tháng) …
Tất cả chúng ta cần làm để đánh bại Quora trong kết quả tìm kiếm bằng cách tạo ra nội dung hay hơn liên quan đến từ “SEO lead”
Bạn có cũng thể tìm thấy các từ khóa liên quan khác với Ahrefs Keywords Explorer:
Keywords Explorer >Nhập từ khóa liên quan> Phrase Match >Lọc bằng những cụm chứa từ “là gì”, “như thế nào”, “ở đâu”
PHẦN 2: THỦ THUẬT SEO WEBSITE VỚI CONTENT
Giai đoạn nghiên cứu từ khóa… Đã xong !
Giờ thì chắc bạn đã sẵn sàng bắt tay vào tạo dựng nội dung xoay quanh những từ khóa này rồi đấy.
Đây được coi là phần thiết yếu nhất của SEO.
Vì suy cho cùng, bạn không thể xếp hạng nếu không có nội dung! Việc tạo ra nội dung hay là một nghệ thuật và người có cách viết content thu hút, lôi cuốn là một nghệ sĩ! Bắt đầu nào.
9. Tìm Kiếm Ý Tưởng Tạo Nội Dung Cho Bất Kì Từ Khóa Nào
Nhiều bạn gặp phải vấn đề là không biết tạo nội dung gì cho từ khóa cần tối ưu cả. Bản thân tôi cũng vậy. Nhưng cái khó ló cái khôn.
Tại sao trước tiên ko nghiên cứu thử nội dung tốt nhất hiện nay là gì ? Cũng với Ahrefs, bạn dễ dàng nghiên cứu được.
Chỉ cần: Content Explorer >Nhập chủ đề của từ khóa> Explore
Trong trường hợp, bạn đã có sẵn trong đầu ý tưởng về từ khóa, thì sao? Hãy chọn lựa đối thủ & cạnh tranh trực tiếp!
Lúc này bạn hãy vào phần “Top Content” trong Ahrefs Site Explorer để tìm những nội dung nào của đối thủ cạnh tranh được chia sẻ nhiều nhất… sau đó thì cố gắng tạo ra một cái gì đó tốt hơn là được!
Site Explorer > Nhập domain của đối thủ > Explore > Pages > Top Content
Bạn sẽ có ngay 1 list những nội dung hay nhất của đối thủ mình, xếp từ trên xuống dưới.
Hãy học hỏi những ý tưởng bài viết này, đầu tư công sức tạo ra một nội dung mới hay hơn, hấp dẫn hơn, phù hợp với xu hướng tìm kiếm ngay thời điểm hiện tại.
10. Sử Dụng Case Study Thực Tế Trong Bài Viết
Một trong những cách SEO top google hiệu quả mà đơn giản để làm nổi bật nội dung của bạn khi viết về các từ khóa phổ biến là hãy viết về những ví dụ thực tế trong cuộc sống.
Đưa vào bài viết những dữ liệu thực tế là cách tốt để tạo độ tin tưởng và mô phỏng các sản phẩm dịch vụ của bạn.
11. Thu Hút Sự Chú Ý Của Đọc Giả Ngay Từ Những Dòng Chữ Đầu Tiên
OK, Đã có người click vào website của bạn từ kết quả tìm kiếm…Hay đấy ! Nhưng bạn mới chỉ thành công nửa chặng đường thôi.
Việc của bạn tiếp theo là làm sao giữ chân được đọc giả trên website của bạn. Đó là lý do tại sao bạn phải tạo được ấn tượng mạnh mẽ ngay từ những dòng chữ đầu tiên của phần mở đầu.
Sau đây là một vài tips để bạn viết một phần mở đầu ấn tượng:
+ Cố gắng ngắn gọn, súc tích.
+ Vào thẳng vấn đề: đọc giả sẽ nắm bắt được thông tin gì khi đọc bài viết của bạn.
+ "Thả mồi" người đọc.
Nhưng, điều quan trọng là…
Không “thủ thuật” nào hiệu quả nếu nội dung bạn viết không thể trả lời được vấn đề đọc giả đang tìm kiếm.
May mắn thay, có một cách rất dễ để tìm ra những truy vấn này. Chỉ cần vào phần “organic keywords” trong Ahrefs.
Nhập vào bất kỳ URL nào là bạn sẽ nhận được danh sách tất cả các từ khóa kéo traffic vào trang đấy.
12. Nội Dung Phải Dễ Đọc Dể Hiểu
Không có gì tồi tệ hơn việc nhấp vào một kết quả tìm kiếm mà đọc một bài viết chẳng hiểu gì.
Bạn phải tránh điều này bằng mọi giá.
Dưới đây là một vài gợi ý để giữ cho bài viết rõ ràng và dễ đọc:
+ Chỉ cần dán bản thảo của bạn vào trình soạn thảo và làm việc theo cách của bạn thông qua các gợi ý và lời khuyên.
+ Phân tích nội dung thành phần hợp lý
+ Viết các câu văn ngắn, đơn giản. Mỗi đoạn văn dài tối đa 2, 3 câu.
+ Đưa vào các ví dụ thực tế xuyên suốt bài viết
+ Sử dụng từ ngữ dễ hiểu
+ Đánh dấu, đánh số mỗi ý trong bài
+ Chia nhỏ nội dung bằng hình ảnh
+ Sử dụng video và các nội dung đa phương tiện khác (ở nơi thích hợp) trong bài viết
13. Không Nên Cố Gắng Viết Dài Dòng Để Tăng Độ Dài Bài Viết
Không rơi vào sự ảo tưởng “nội dung dài hơn là tốt hơn cho SEO”.
Điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Có những trường hợp cần ngắn gọn … hãy giữ cho bài viết ngắn.
Ngoài ra, bạn cũng nên loại bỏ những phần không cần thiết ra khỏi bài viết.
Và chắc chắn rằng, bạn không phải là kẻ “chém gió” ngay trong bài viết của bạn nhé.
14. Link Out Rất Tốt Cho Người Đọc Và Cho Cả Hiệu Quả SEO
Nếu trong nội dung bài viết của bạn có những link out đến các nội dung khác có chất lượng cao, có độ tin cậy và liên quan đến chủ đề bạn viết, thì sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ với chủ nhân các trang web khác.
PHẦN 3: THỦ THUẬT SEO: TỐI ƯU ON-PAGE SEO
Một nội dung tuyệt vời cũng chưa đủ để giúp bạn đứng top cao…
Nội dung ấy cần phải được tối ưu cùng lúc cho cả Google VÀ người đọc.
Nếu các yếu tố On-page không được tối ưu, thì ngay cả nội dung TỐT NHẤT cũng có thể thất bại.
Để đơn giản hóa các mẹo dưới đây, tôi khuyên bạn nên cài đặt plugin SEO Yoast vào website bạn nhé(trường hợp bạn đang sử dụng nền tảng WordPress).
15. Chèn Từ Khóa Vào Tiêu Đề Bài Viết Và Những Nơi Thích Hợp Khác
Có những trường hợp mà một số trang web sẽ xếp hạng mà không cần từ khoá xuất hiện trong thẻ tiêu đề. Nhưng phần lớn, đa số có một sự tương quan rõ ràng giữa các từ khóa trong thẻ tiêu đề và thứ hạng như sau:
+ Vì vậy bạn cần đảm bảo rằng mỗi trang trên website của bạn phải có một thẻ tiêu đề duy nhất và từ khoá chính của bạn được xuất hiện một lần.
+ Không phải hai lần mà là chỉ một lần!
+ Tương tự như vậy cho thẻ mô tả meta description và thẻ H1 của bài viết
+ Tuy nhiên cũng đừng dại dột mà lạm dụng cố gắng nhồi nhét từ khóa vào.
16. Cố Gắng Tạo Ra Một Tiêu Đề Nổi Bật, Kích Thích Người Đọc
Nếu mục tiêu của bạn là giành được vị trí xếp hạng thứ 3, kéo về lượng traffic đáng kể cho website. Thì bạn phải tạo ra được cái tiêu đề hấp dẫn.
Bạn chỉ có 55 kí tự để viết thành một tiêu đề hay, nên cần phải đầu tư một ít chất xám ở đây.
Làm sao viết ra được một tiêu đề hấp dẫn, thu hút sự chú ý, kích thích cảm xúc người đọc ấy?
Nếu bạn cần tìm một số ví dụ về tiêu đề hay thì hãy nhìn vào những nội dung viral trên Facebook. Những post có tỷ lệ click siêu cao và được chia sẻ như điên ấy.
Tôi cho bạn thêm một mẹo nữa này…
Nếu tất cả các tiêu đề trong trang web bạn theo một định dạng nhất định, thì hãy thử viết một cái gì đó khác đi thử. Vậy thì tiêu đề của bạn sẽ nổi bật trong SERPs. Có thể sự thay đổi này sẽ mang về cho bạn vài cú nhấp chuột đấy.
Đặc biệt, nếu tỷ lệ nhấp chuột của bạn tăng lên, thì thứ hạng của bạn cũng sẽ cải thiện nữa!
17. Nếu Bạn Đang Có Website Thương Mại Điện Tử. Hãy Thêm Vào Những Từ Khóa Thể Hiện “Ý Định” Mua Hàng Có Khả Năng Mang Lại Doanh Thu.
Nếu bạn đang chạy website Thương mại điện tử, bạn tất nhiên sẽ muốn nhắm mục tiêu những người tìm kiếm “sẵn sàng” mua hàng.
Ví dụ: Nếu ai đó tìm kiếm ‘áo tím’ có thể search về:
+ Review sản phẩm
+ Hình ảnh về cái áo tím
+ Thông tin về những cái áo tím.
Nhưng ai đó tìm kiếm cụm từ ‘mua áo tím’ nghĩa là họ có nhiều khả năng sẽ sẵn sàng mua hàng.
Vì vậy, chỉ cần thêm một từ như ‘mua’ vào tiêu đề của bạn là bạn đã có thể nhắm vào những đối tượng sẵn sàng mua hàng của bạn rồi.
Cú pháp đặt tiêu đề trang web trang các trang ecommerce thường như thế này:
+ Mua {tên sản phẩm} Trực tuyến, Mua {tên sản phẩm} Online/
+ Những tiêu đề này được định dạng cố định như vầy sẽ tiết kiệm thời gian cho bạn khi phải viết tiêu đề tùy chỉnh cho hàng ngàn sản phẩm khác nhau!
18. Tăng Tỷ Lệ Click Chuột Vào Website (CTR) Bằng Thẻ Meta Description
Thẻ tiêu đề có 512px để hiển thị trên kết quả tìm kiếm dành cho máy tính để bàn, sau đó phần còn lại hiện dấu 3 chấm…
Dấu 3 chấm này có tác động xấu không nhỏ lên tỷ lệ click chuột. Vì vậy, giữ các thẻ tiêu đề của bạn khoảng 512px và meta mô tả khoảng 923px (tối đa) để giảm thiểu cắt ngắn trong kết quả tìm kiếm.
Một nguyên tắc chung là:
+ Các thẻ tiêu đề của bạn <55 ký tự
+ Mô tả meta <155 ký tự.
19. Thẻ Meta Description Quyết Định Phần Lớn Tỷ Lệ Click Chuột Vào Website Bạn
Thật đấy! Thẻ Mô tả meta giống như môt mẩu quảng cáo của bạn trong kết quả tìm kiếm.
Không phải lúc nào thẻ mô tả cũng sẽ xuất hiện y như bạn muốn (đôi khi Google sẽ chọn ngẫu nhiên từ ngữ phù hợp hơn với truy vấn của người dùng).
Nhưng đa phần, khi xuất hiện một mô tả thật độc đáo, hấp dẫn cho mỗi trang trên website thì bạn hiển nhiên sẽ thu hút được nhiều nhấp chuột.
Cách tốt nhất để bạn biết được mô tả nào tốt đó là liên tục thử nghiệm với các định dạng mô tả meta khác nhau để tối ưu hóa CTR.
20. Tối Ưu Nội Dung Trang Web
Tại sao mọi người ghé thăm website bạn? Đó là vì nội dung, phải không?
Vì vậy, hãy đảm bảo rằng trong 1s khi đọc giả vào website, họ dễ dàng nắm bắtđược những nội dung họ đang tìm kiếm.
Ít nhất là phần tiêu đề phải hiển thị đầy đủ mà người dùng ko cần phải cuộn xuống.
Bạn cũng nên giảm thiểu việc sử dụng bất cứ thứ gì làm phân tán sự tập trung của người đọc, chẳng hạn như:
+ Quá nhiều quảng cáo gây phiền nhiễu người đọc
+ Các pop up banner xuất hiện gây phiền: có thể đây là ý tưởng hay để tăng tỷ lệ chuyển đổi, chẳng hạn như thêm nhiều người đăng kí. Nhưng song song đó, nhiều đọc giả lại cảm thấy phiền phức với dạng banner kiểu này. Và họ sẵn sàng tắt ngay trang web bạn. Hãy cẩn trọng rằng khi bạn sử dụng pop up, chúng dễ dàng tắt đi được.
+ Quảng cáo trung gian: Google tuyên bố rằng có thể phạt các trang web hiển thị quảng cáo chuyển tiếp, quảng cáo toàn màn hình cho người dùng trên thiết bị di động. Vì vậy hãy cẩn thận với quảng cáo chuyển tiếp. Đặc biệt là những quảng cáo chặn người dùng đọc nội dung ngay khi họ chạm vào trang của bạn.
21. Đảm Bảo Rằng Website Bạn Tương Thích Với Tất Cả Các Thiết Bị
Trang web của bạn phải hoạt động trên nhiều thiết bị, hệ điều hành và kích cỡ màn hình khác nhau.
Điều đó có nghĩa là nó phải được tối ưu hóa hiển thị trên điện thoại di động!
Và cũng nên tối ưu tốt nhất để cả người khuyết tật cũng có thê truy cập được.
22. Kéo thêm traffic về từ Google Image
Google tìm kiếm hình ảnh có thể mang về một lượng lớn traffic vào website bạn.
Điều này đặc biệt đúng đối với những người đang kinh doanh thương mại điện tử. Bởi vì nhiều người dùng bắt đầu tìm kiếm sản phẩm bằng cách search hình ảnh trên Google. Chứ không phải là một tìm kiếm thông thường nữa.
Nhưng vấn đề là Google chưa đủ thông minh để xác định những gì trong hình ảnh của bạn. Bạn phải nói cho Google biết đó là gì. Vì vậy, hãy thêm văn bản alt mô tả (phụ đề) cho tất cả các hình ảnh của bạn.
Bạn cũng nên nén và tối ưu hóa hình ảnh lại để tải xuống càng nhanh càng tốt.
Tại sao? Bởi vì đây là một yếu tố xếp hạng không chỉ trong Google Images mà còn trên tìm kiếm thông thường.
Có 1 plugin trên WordPress gọi là Short Pixel có thể giúp bạn việc này.
Plugin sẽ tự động nén hình ảnh của bạn khi bạn tải chúng lên.
23. Đặt Tên URL Ngắn Gọn, Thể Hiện Ý Nghĩ Nội Dung
Hãy sử dụng các URL mô tả ngắn gọn cho các trang nội dung của bạn.
Đây là lý do tại sao:
+ Chúng nhìn đẹp hơn
+ Sử dụng các từ khoá trong URL sẽ có lợi cho SEO
+ Khi các baclink trỏ về với anchor text là link trần, chúng sẽ hiển thị luôn các từ khóa cần SEO
Tôi khuyên bạn nên đặt URL dài cỡ 2-3 từ nối với nhau bằng dấu gạch nối.
24. Giảm Thiểu Sự Trùng Lặp Nội Dung Để Làm Hài Lòng Google Panda
Tối kị các đoạn văn bản xuất hiện trên nhiều lần trên trang của bạn.
Có thể đây không phải là vấn đề quá lớn khi website bạn có rất nhiều nội dung. Nhưng những trang web Thương mại điện tử lại khác. Điều này thật sự không tốt chút nào.
Tại sao? Bởi vì các trang sản phẩm đôi khi chỉ có 50 từ duy nhất mô tả sản phẩm. Sau đó, có 500 từ về các điều khoản giao hàng và vân vân, lặp lại nhiều lần trên mỗi trang.
Vậy Google sẽ hiểu như thế nào?
Nó hiểu rằng “chỉ có 10% nội dung duy nhất trên tất cả các trang này và chúng cung cấp rất ít / không có giá trị gì cho người dùng cả”.
Và điều đó có nghĩa là Google Panda sẽ “dòm ngó” đến bạn ngay.
25. SEO Local
Thông tin liên hệ về cty bạn nên được phải được tìm thấy dễ dàng trên Google. Nếu bạn là một doanh nghiệp nhắm mục tiêu địa phương, thì điều đó thậm chí còn quan trọng hơn.
Trên thực tế, tôi khuyên bạn nên thêm địa chỉ thực của bạn và chi tiết liên hệ đến footer của mỗi trang.
26. Chọn Một Tên Domain Thương Hiệu, Thay Vì Tên Miền Có Từ Khóa Chính Xác
Nếu tên miền của bạn có từ khóa chính xác thì cũng chỉ mang đến 1 lợi ích nhỏ cho SEO mà thôi.
Tôi chỉ thấy một sự tương quan nhỏ về hiệu quả SEO với những tên miền có từ khóa chính xác.
Vì vậy, hãy chọn cho bạn một tên domain hay ho thay vì cứ chăm chăm chọn tên miền có từ khóa dài loằng ngoằn như tukhoachinhxacseo.com.
Bỏ đi giá trị SEO … thì nó chỉ có vẻ tốt hơn nhiều!
27. Cải Thiện Tốc Độ Load Trang Web Bằng Cách Áp Dụng Những Gợi Ý Của Google
Tốc độ tải trang thực sự là một yếu tố xếp hạng. Nếu loại bỏ đi các yếu tố khác thì, những website có tốc độ tải trang nhanh sẽ xếp hạng cao hơn.
Khi tôi nghiên cứu về tối ưu tốc độ tải trang trong phần Onpage SEO, sự tương quan giữa kết quả xếp hạng và load trang chỉ nhỏ thôi. Nhưng hiển nhiên, nó có mặt.
Cách đơn giản nhất để cải thiện tốc độ website mình là sử dụng Google Pagespeed Insight. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều gợi ý từ Google ở đây. Làm theo hướng dẫn là được ngay.
28. Nếu Bạn Xài Wordpress, Hãy Cài Ứng Dụng Caching Plugin
Plugin này sẽ tạo sự khác biệt lớn cho tốc độ tải trang của bạn. Vì nếu không được cài, WordPress sẽ phản hồi dữ liệu rất chậm website bạn tốn nhiều thời gian loading, nhất là khi có nhiều người cùng lúc truy cập vào website bạn.
Caching Plugin lưu lại những html tĩnh từ lịch sử truy cập của người dùng. Sau đó khi người dùng vào lại website, chúng dễ dàng truy xuất ra ngay. Từ đó, server của bạn không cần phải làm việc quá nặng nhọc.
Tôi khuyến khích bạn sử dụng plugin tên WP Rocket
29. Cài Đặt AMP (Accelerated Mobile Pages)
AMP sẽ giúp bạn tải trang web tức thì. Google ngày càng tăng cường xếp hạng các trang đã cài đặt AMP vì tính tối ưu với trải nghiệm người dùng, giữ chân họ lâu hơn trên trang web, giảm tỉ lệ thoát trên website và cải thiện thứ hạng trên các thiết bị di động.
Nếu trang web của bạn đang chạy trên WordPress, bạn có thể sử dụng plugin miễn phí (https://wordpress.org/plugins/amp/) để dễ dàng thiết lập AMP.
Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra giao diện AMP của mình, sẽ cần phải điều chỉnh đôi chút đối với các website wordpress.
30. Set Up Rich Snippets/Structured Data Để Tăng Tỷ Lệ CTR
Organic traffic hiện nay cạnh tranh hơn bao giờ hết.
Rich snippet là một đoạn thông tin/content đặc biệt (như hình ảnh, review đánh giá, thẻ điều hướng breadcrumb, …) làm cho website của bạn nổi bật trên bảng xếp hạng và có thêm nhiều lượt click hơn nữa.
Bạn nên thêm vào những đoạn mã bổ sung là các thẻ HTML mô tả giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của một trang web.
Hiển nhiên, điều này sẽ giúp bạn cải thiện tỷ lệ CTR đấy, chắc luôn!
31. Tìm Các Từ Khoá Xếp Hạng Cao Nhưng CTR Thấp…Sau Đó Cải Thiện CTR Để Kéo Traffic
Báo cáo phân tích tìm kiếm có lẽ là thông tin hữu ích nhất trong Google Search Console.
Bạn cũng có thể sử dụng báo cáo này để tìm các từ khóa lượng search cao. Nhưng chúng lại có CTR thấp hơn trung bình cho vị trí xếp hạng của chúng.
Khi đã xác định được những từ khóa này, thì bạn nên thực hiện các thí nghiệm thay đổi thẻ tiêu đề, thẻ mô tả để tăng tỷ lệ CTR đến mức mong muốn nhất.
32. Thường Xuyên Làm Mới Nội Dung
Nếu bạn đã có bài viết trên trang web với một từ khóa cụ thể, không nên viết một bài khác với cùng một chủ đề.
Khi nhiều trang cạnh tranh cho cùng một từ khóa rất có thể không có trang nào sẽ được xếp hạng. Hãy cập nhật nội dung blog cũ. Điều này giúp giữ nội dung tươi mới, có liên quan và “xếp hạng” tốt hơn từ việc có được sự tin tưởng của Google.
Nội dung bài đăng càng chất lượng, bạn càng nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn.
Trả lời các câu hỏi của người dùng vào bên dưới mỗi bài viết.
Đây là một tính năng mới của Ahrefs, bạn chọn Keywords Explorer > Nhập từ khóa > Questions
33. Xây Dựng Liên Kết
Khi nói đến SEO, việc xây dựng liên kết (link building) thực sự là công việc lớn…
Bạn muốn được xếp hạng cao thì backlink vẫn là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc để triển khai vì theo Neil Patel, backlink chiếm 20,26%
34. Sửa Những Backlink Hỏng
Vào phần “best by link” trong Ahrefs để tìm những broken link bạn nhé.
Site Explorer >Nhập domain > Pages > Best by links >chọn “404 not found”
Bạn có thể khắc phục chúng bằng cách liên hệ với chủ các website liên kết. Yêu cầu họ cập nhật lại các liên kết này hoặc chỉ cần thiết lập chuyển hướng 301.
Rồi thế là xong! Ngon lành cành đào.
35. Đánh Cắp Các Broken Link Của Đối Thủ
“Trộm cắp” các backlink đối thủ là một cụm từ được sử dụng khá nhiều, nhưng trong trường hợp này nó thực sự là vậy!
Tìm các backlink bị hỏng trên nội dung trên trang web đối thủ.
Liên hệ với chủ các website của các backlink ấy và kêu họ trỏ về website mình để thay cho những broken link kia
Bạn có thể tìm tất cả các liên kết bị hỏng trỏ đến trang web đối thủ của bạn trong vài giây bằng cách chạy báo cáo “Broken backlinks” trong Ahrefs Site Explorer.
Site Explorer >Nhập domain của đối thủ> Explore > Backlinks > Broke.
Tuy nhiên, cách làm này ít được SEOer Việt Nam sử dụng. Nó đòi hỏi bạn phải tốn nhiều công sức hơn để tìm ra & liên lạc đến chủ web.
Thay vì vậy, bạn có thể áp dụng cách bên dưới…
36. Tập Trung Vào Việc Xây Dựng Các Liên Kết Mang Về Traffic
Loại backlink nào tốt nhất bạn có thể mang về website của mình ?
Đó là 1 liên kết dẫn traffic vào website của bạn.
(Sau tất cả, đó không phải là nhiệm vụ của backlink hay sao ?)
Bất kỳ backlink nào mang lại lưu lượng truy cập trang web của bạn sẽ tốt cho cả doanh nghiệp và SEO. Nó sẽ hoàn toàn an toàn trước những cập nhật của Google trong tương lai.
Nhưng làm thế nào để bạn xác định được backlink đó có khả năng mang về traffic?
Hãy tự hỏi mình câu hỏi sau “Bạn có nghĩ trang web này / trang web sẽ mang về traffic hay không và khách truy cập có thể sẽ nhấp vào liên kết của tôi không ?”
Tuy nhiên, cũng có 1 cách để giúp bạn ước lượng nhờ vào công cụ Ahrefs Site Explorer >Nhập URL/Doamin> Overview
Một số chỉ số bạn cần chú ý như sau:
+ Domain Rating (DR);
+ URL Rating (UR);
+ Ahrefs Rank (AR);
37. Đừng Xem Thường Những Backlink No Follow – Hãy Chú Ý Đến Sự Cân Bằng Giữa Link Doffolow & No Follow
Trong khi backlink dofollow tốt hơn cho thứ hạng, nhưng các chuyên gia SEO cũng khẳng định rằng liên kết nofollow có một số ảnh hưởng lên SEO
Dù bằng cách nào đấy thì nên có 1 tỷ lệ cân xứng giữa cả hai loại liên kết trong câu chuyện backlink của bạn
Vì vậy, bạn không nên quá quan tâm dù một liên kết là dofollow hoặc nofollow.
Nếu đó là một liên kết chất lượng cao (tức là nó có khả năng mang đến traffic, độ liên quan, sức mạnh), hãy cố gắng lấy được nó!
38. Sử Dụng Anchor Text Từ Khóa Chính Xác, Nhưng Đừng Xài Quá Liều
Tôi có một bài viết về các loại anchor text và cách sử dụng chúng tại đây. Bạn nên vào nghiên cứu kĩ hơn sự ảnh hưởng các loại anchor text đối với sự xếp hạng.
Anchor text từ khóa chính xác có tác dụng lớn đến SEO những chỉ nên sử dụng ở mức độ 2% trên tổng các loại anchor text khác. Vì bạn rất dễ rơi vào tình trạng over optimized đấy !
39. Remove/ Disavow Những Backlink Xấu
Nếu bạn nghiêm túc về công việc kinh doanh của mình, đừng phí thời gian xây dựng liên kết spam.
Chúng đơn giản chẳng có tác dụng gì cả, mà còn gây tác động xấu đến bạn.
Dù bằng cách nào, bạn phải thường xuyên kiểm tra các backlink của mình vì bạn chỉ muốn nhận được những liên kết tốt mà thôi.
Bạn có thể xuất toàn bộ liên kết của bạn bằng cách sử dụng Ahrefs Site Explorer.
+ Site Explorer >Nhập domain > Backlink profile > Backlinks > Export
+ Bất kỳ liên kết nào đáng nghi ngờ và / hoặc chất lượng thấp nên được loại bỏ – Hãy liên hệ với quản trị viên web và yêu cầu xóa.
+ Hoặc tự mình disavow nó bằng công cụ của Google Webmaster Tool.
40. Theo Dõi Backlink Đối Thủ Cạnh Tranh
Nếu trang web đang liên kết với đối thủ cạnh tranh của bạn, thì bạn cũng sẽ muốn lấy một liên kết từ họ !
Sử dụng Ahrefs Site Explorer để xuất các backlink mà đối thủ của bạn đang có và tìm kiếm cơ hội theo cách của bạn.
Site Explorer >Nhập domain đối thủ > Backlink profile > Backlinks > Export
Bạn cũng nên giám sát chặt chẽ đối thủ cạnh tranh khi họ có các backlinks mới.
Ahref có thể gửi một email thông báo hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng mỗi khi phát hiện một backlink mới trỏ đến một trang web cụ thể.
Chỉ cần thiết lập một cảnh báo cho miền của đối thủ của bạn (và một trang đặc biệt) và bạn sẽ sớm nhận được một danh sách các khách hàng tiềm năng có liên kết tốt thẳng đến hộp thư đến của bạn.
Alerts > Backlinks > Add alert > Set frequency > Daily/weekly/monthly
41. Tìm Các Trang Web Liên Kết Với Nhiều Đối Thủ Cạnh Tranh … Và Chắc Chắn Họ Sẽ Muốn Liên Kết Với Bạn Luôn.
Nếu một trang web đang liên kết đến một số đối thủ cạnh tranh của bạn, nhưng không liên kết với bạn, thì đó là một cơ hội để có thêm một liên kết nữa.
Sử dụng Công cụ liên kết Ahrefs Link Intersect để tìm các liên kết với nhiều đối thủ cạnh tranh và cho họ biết họ cũng nên liên kết với bạn !
Tools > Link Intersect >nhập tối đa 10 domains > Show link opportunities
42. Tìm Các Backlink Của Đối Thủ
Tìm nguồn backlink liên tục của đối thủ (tức là các trang web liên kết với họ nhiều lần) là một cách hay để có cơ hội xây dựng liên kết có chất lượng.
Thêm vào đó, bạn cũng sẽ có được cái nhìn sâu sắc về chiến lược quảng cáo của họ.
43. Tìm Những Nội Dung Của Đối Thủ Có Nhiều Backlink Nhất. Hãy Viết Một Nội Dung Hay Hơn Rồi "Trộm" Backlink Của Họ
Tìm hiểu nội dung nào đang có nhiều liên kết trỏ nhất đến trang web của đối thủ bằng cách chạy báo cáo Best by links trong Ahrefs Site Explorer.
Site Explorer >Nhập domain > Explore > Pages > Best by links
Chỉ số RD cho biết số lượng domain được trỏ về mỗi trang.
Hãy tạo ra một nội dung tốt hơn và tiếp cận với tất cả các trang web liên kết để ăn cắp các liên kết!
44. Tạo Ra Chiến Lược “Linkbait” Để Thâu Tóm Nhiều Backlink Và Traffic
"Link bait" chiến lược nội dung được xây dựng để thu hút các liên kết.
Nội dung ấy phải rất hay, giá trị và độc đáo mà bất kỳ các logger / influencer nào không thể không trỏ liên kết về đó.
Các liên kết này sau đó giúp cải thiện thứ hạng của trang web trong các công cụ tìm kiếm.
Khá đơn giản, đúng không nào ?
Mọi người thích chia sẻ bài viết về các chủ đề mà họ đam mê.
Nếu bạn có thể tạo ra một cái gì đó thú vị và trực quan liên quan đến niềm đam mê của khán giả, nội dung của bạn sẽ viral
45. Sử Dụng Ahrefs Alerts Để Tăng Tỉ Lệ Outreach Của Bạn Lên
Nếu như bạn là những con người theo trường phái backlink mũ trắng, sử dụng các chiến thuật guestpost, tạo dựng content siêu truất’ss để khiến các blogger khác link tới bài viết của bạn thì bạn chắc chắn sẽ thích điều này.
Hãy tưởng tượng rằng, nếu một blogger nào đó trong thị trường bạn mới tạo dựng một content rất chất lượng, sau đó bạn email để đóng góp cũng như làm rõ ý bài viết hơn thì hãy giới thiệu bài viết của bạn trong bài viết của blogger đó.
Nếu như bài viết của bạn giúp bài viết của họ được cộng hưởng giá trị trong mắt thị trường, họ sẽ sẵn sàng cho bạn một backlink đấy.
Để tìm những content có cùng chủ đề với content bạn nhưng mới toanh, hãy thiết lập một Ahrefs Alerts
Alerts > Mentions > Add alert > Enter query > Set frequency > Add
Ahrefs sẽ gửi bạn một email thông báo bài viết cùng chủ đề với từ khóa bạn đưa ra.
Bạn chỉ cần email cho họ giống như bên dưới tôi triển khai & thành công là được.
46. Sử Dụng Công Cụ Marketing Để Gửi Email Ở Quy Mô Lớn
Các chiến dịch tiếp cận nhỏ hơn có thể được thực hiện trong ứng dụng email thông thường của bạn.
Nhưng khi bạn có một danh sách khách hàng tiềm năng lớn hoặc đang làm việc trong một nhóm, thì bạn nên sử dụng một công cụ để đẩy nhanh quá trình.
Bạn cũng sẽ muốn theo dõi tất cả các địa chỉ liên lạc / thư tín.
Buzzstream sẽ là công cụ tốt để quản lý và theo dõi các chiến dịch tiếp cận mở rộng bằng email cho bạn.
Thêm vào đó, nó sẽ tự động hiển thị thông tin liên lạc (bao gồm cả email) cho khách hàng tiềm năng của bạn, giúp tiết kiệm được một khoảng thời gian.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng Infusionsoft, MailChimp, GetResponse để gửi email marketing cho những người đã đăng ký nhận bản tin từ bạn.
Cho dù bạn lựa chọn công cụ nào, hãy luôn luôn tìm ra những khách hàng đã mở email nhiều lần nhưng không phản hồi. Họ là những ứng cử viên chính cho một cuộc theo dõi-chỉ cần đợi một vài ngày trước khi làm như vậy.
Ngoài ra … không gửi quá nhiều email cùng lúc.
Có một ranh giới mỏng manh giữa marketing và spam. Và đó là giới hạn mà bạn không muốn bước qua !
47. Đa Dạng Hóa Content Và Đăng Chúng Ở Nhiều Dạng Khác Nhau
Khai thác tối đa nội dung tốt nhất của bạn bằng cách biến nó thành hình thức hiển thị bằng hình ảnh, trình chiếu SlideShare hoặc video và chia sẻ nó trên các trang web có liên quan.
Bạn cũng có thể mở rộng đối tượng khách hàng với những nội dung thú vị nhất của bạn bằng cách đăng tải chúng trên các website như:
+ Medium; Linkedin Pulse; Social Media Today, Pinterest, ….
+ Và đừng lo lắng về việc trùng lặp nội dung.
+ Miễn là bạn trích dẫn nguồn bài viết gốc thì ok cả thôi
48. Lấy Link Từ Wikipedia
Bất cứ ai cũng có thể thêm một liên kết tới Wikipedia. Nhưng thủ thuật seo ở đây là làm sao giữ được link này không bị xóa.
Câu trả lời rất đơn giản: Làm cho nội dung của bạn thật tuyệt vời. nếu không thì Mod của Wikipedia sẽ xóa nó đi ngay.
Hãy thử chèn liên kết 10 lần xem, có thể bạn sẽ thành công đến 9 lần đấy. Nếu nội dung bạn trỏ đến thật sự tốt.
49. Trả Lời Câu Hỏi Trên Các Website Quora/Forum Để Kéo Traffic Về
Các liên kết từ các trang web hỏi đáp như Quora có thể không cung cấp giá trị SEO nhiều nhất trên thế giới, nhưng chúng có thể dẫn đến lưu lượng truy cập.
Và lưu lượng truy cập (và bán hàng) là những gì chúng ta thực sự cần, phải không ?
Tương tự với các diễn đàn, hãy tham gia, trả lời các câu hỏi và bạn sẽ có thể chia sẻ liên kết và mang lại lưu lượng traffic cho web bạn.
Và điều thú vị là, khi người dùng click vào, họ có thể đã có một sự tin tưởng nhất định dành cho bạn.
Có nghĩa là họ có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn !
50. Tìm Kiếm Backlink Từ Những Lần Thương Hiệu Của Bạn Được Nhắc Đến
Nếu ai đó đề cập đến thương hiệu của bạn nhưng không trỏ liên kết đến trang của bạn, đó là một cơ hội để bạn kiếm được một backlink
Họ đã biết đến bạn, vì vậy bạn sẽ dễ tiếp cận và hỏi nếu họ chèn liên kết bạn vào nữa.
Cũng rất dễ để biết, theo dõi những đề cập đến thương hiệu của bạn.
Chỉ cần thiết lập một cảnh báo cho tên thương hiệu của bạn và bạn sẽ nhận được bất cứ khi nào nó được đề cập ở bất cứ đâu trên web.
Alerts > Mentions > Add alert > nhập tên thương hiệu của bạn vào ô tìm kiếm > set frequency > Add
51. Đừng Ngần Ngại Bắt Đầu Blog Của Riêng Mình…Rồi Blog Bạn Sẽ Thịnh Vượng Qua Thời Gian Thôi
Rất nhiều dân SEO, chỉ biết tập trung vào phát triển các bài viết SEO của mình hay chỉ copy bài tin tức/chia sẻ ở các trang khác về trang của mình.
Nhưng bạn không nhận ra một giá trị rất lớn, đó là…
Rất nhiều thương hiệu to lớn đều được xây dựng trên nền tảng Content marketing qua Blog/Vlog, như Gary Vaynerchuck, Digital Marketer, Backlinko…
Với những thông điệp bạn muốn truyền tải qua content, hãy tạo ra giá trị khác biệt so với người khác trong cùng lĩnh vực và liên tục tạo dựng content, bạn dần sẽ tạo được một lượng fan đông đảo cho blog/vlog.
Cũng từ đó mà traffic vào website của bạn ngày một nhiều, thương hiệu & doanh thu đều phát triển.
Và tuyệt vời hơn, website của bạn sẽ mạnh lên (do có traffic) giúp cho các bài viết khác bạn muốn SEO ở thị trường cạnh tranh cũng sẽ dễ dàng hơn trước.
52. Được Ghi Nhận Cho Việc Sử Dụng Tài Liệu Có Bản Quyền Của Bạn. (Vâng, Một Backlink Đấy !)
Bất kì khi nào bạn phát hiện ra người nào khác đang sử dụng hình ảnh/content của bạn, hãy email họ và hỏi họ có thể trích nguồn về web bạn để cho người dùng dễ dàng tìm hiểu được không ?
Từ đấy mà bạn cũng sẽ có được một backlink rất tốt đấy.
53. Thêm Liên Kết Nội Bộ Để “Thúc Đẩy” Content
Bạn muốn content tốt nhất/ở thị trường cạnh tranh nhất của bạn một chút “lực” để có thể lên top cao hơn ?
Đơn giản bằng cách sử dụng liên kết nội bộ ở các trang có UR cao khác, hay các trang có nhiều traffic/liên quan.
PHẦN 4: NHỮNG KỸ THUẬT SEO WEB KHÁC
54. Xóa/No Index Các Thin Content
Thin Content các content mang ít giá trị cho người dùng hoặc những content quá ngắn (ví dụ 200-300 chữ)
Thuật toán google panda sẽ phạt những website với quá nhiều thin/duplicate content.
Sử dụng giải pháp khắc phục website bị phạt thuật toán Google Panda.
Hoặc là loại bỏ chúng hoặc là để “no-index”
55. Kiểm Tra Trang Web Của Bạn Bị Hack / Chèn Các Liên Kết Lạ
Nếu trang web bạn bị tấn công, lưu lượng truy cập của bạn sẽ rớt như thác đổ vậy…
Và Google thậm chí có thể xóa bạn khỏi SERPs (website không còn hiển thị trên google nữa)
Vì vậy, điều quan trọng là đảm bảo rằng trang web bạn chưa bị tấn công và không có liên kết đáng ngờ được chèn lên.
Sucuri's free site check sẽ giúp bạn scan sơ bộ website xem coi có bất kì điều gì lạ/hack/vấn đề bảo mật một cách miễn phí và thậm chí cả blacklist.
Nếu bạn có bất kỳ vấn đề, Sucuri cũng cung cấp một dịch vụ thanh toán trả tiền
56. Tìm Ra Nguyên Nhân Sự Sụt Giảm Đột Ngột Trong Lưu Lượng Truy Cập Tìm Kiếm
Việc Traffic của bạn bị giảm đột ngột thường là dấu hiệu đầu tiên cho thấy website có thể đã bị phạt.
Nhưng trước khi bạn hoảng sợ, hãy đảm bảo rằng không có gì xảy ra với website của bạn đã gây ra sự sụt giảm.
Ví dụ:
Website bạn đã “mất kết nối” trong một khoảng thời gian?
Mã theo dõi phân tích của bạn được cài đặt đúng cách?
Bạn có chỉnh No-index toàn trang? (tôi đã thấy rất nhiều trang bị vậy – và cả ngay khi tôi cũng bị)
Nếu mọi việc trông ổn, bạn có thể bị phạt.
Giảm lưu lượng truy cập phù hợp với cập nhật của Google là một dấu hiệu ban đầu về các hình phạt về thuật toán.
57. Chú Ý Tới Thông Báo Hình Phạt Của Google
Thậm chí tệ hơn việc traffic giảm là một hình phạt thủ công từ google
Hình phạt thủ công có nghĩa là một kỹ thuật viên Google đã thực sự xem xét trang web của bạn (hoặc liên kết tiểu sử) và tìm thấy một điều đáng ngờ.
Đó có thể là:
+ Liên kết đáng ngờ tới website
+ Nội dung kém chất lượng
+ Outlink ra ngoài đáng ngờ
+ Nội dung do người dùng chưa được kiểm soát;
+ Sử dụng schema sai (bài viết mà sử dụng schema sản phẩm)
Các hình phạt bằng webspam bằng tay thường sẽ được thông báo qua email và một tin nhắn trong Google Search Console.
Việc khôi phục các hình thức xử phạt thủ công không phải là vấn đề đơn giản, do đó bạn phải cẩn thận khi loại bỏ các liên kết, lập chỉ mục các trang,…
58. Mở Khoá Từ Khóa “Not Provided” Bằng Cách Liên Kết Google Analytics & Google Search Console …
Google Analytics là một công cụ SEO web miễn phí cực kì hữu ích của google khi nói tới việc đo lường traffic.
NHƯNG, trong khi vẫn nói với bạn rất nhiều, nó không còn cho bạn biết từ khóa nào đang thúc đẩy lưu lượng tìm kiếm của bạn.
Vâng, nó có … nhưng nó khá nghèo.
Điều này là do Google nhóm hầu hết các từ khoá theo “(not provided)”, như sau:
+ Điều này rõ ràng rất tệ. Nó đưa ra ít hoặc thậm chí không có thông tin nào hữu ích cho bạn.
+ Thật may, bằng cách kết nối Search Console với Analytics, bạn có khả năng kéo dữ liệu từ khoá từ báo cáo “Truy vấn Tìm kiếm” của Search Console.
+ Nó không phải là hoàn hảo, nhưng nó chắc chắn là một sự cải tiến.
59. Lọc Ra Các Traffic Rác
Traffic spam từ các nguồn giới thiệu (refferal) thường xảy ra khi những kẻ lừa đảo lừa Google Analytics báo cáo các giới thiệu mà chưa bao giờ xảy ra.
Phiền thật đấy. Và nó làm xáo trộn dữ liệu Google Analytics của bạn.
Đây là những gì thường giống như trong Google Analytics:
+ Những Traffic “bóng ma” này sẽ khiến cho các bản báo cáo traffic trở nên không chính xác.
+ Thậm chí những traffic này có thể tới từ nguồn sex !
Dẫn tới việc website bạn bị “ảnh hưởng không hề nhẹ”
60. Theo Dõi Các Outbound Link Với Event Tracking
Kiến thức của bạn nhiều hơn về cách người dùng tương tác với website của bạn tốt hơn, do đó, nó có giá trị thiết lập theo dõi sự kiện (event tracking) cho các outbound link ở trang bạn.
Nếu bạn gửi cho ai đó nhiều lưu lượng truy cập giới thiệu, thì họ có thể đã nhận thấy điều đó. Vì vậy, họ có thể sẽ dễ chấp nhận những bài guest post của bạn.
61. Khiến Cho Các Content Của Bạn Dễ Dàng Chia Sẻ
Social media không có ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí thứ hạng của bạn.
NHƯNG, nó giúp phổ biến nội dung của bạn và khiến cho nhiều người chú ý tới content bạn hơn.
Social Traffic cũng có thể có tác động gián tiếp lên các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng, chẳng hạn như:
+ Traffic
+ Tìm kiếm thương hiệu(brand)
+ Gõ trực tiếp Url vào trình duyệt
Vì vậy, trên tinh thần hãy làm cho các content của bạn dễ dàng (và hấp dẫn) để được chia sẻ trên mạng xã hội.
62. Thêm Đường Dẫn Breadcrumb Vào Trang Của Bạn
Thêm Breadcrumb đem lại nhiều lợi ích cho website của bạn, đặc biệt đối với trang thương mại điện tử.
Breadcrumb tạo nên kết cấu cho website của bạn.
Đa số, hoặc hầu hết các trang web bán hàng online đều dẫn đường link từ trang danh mục đến các sản phẩm cụ thể. Điều này có nghĩa là, trang danh mục đã khiến các trang web riêng của từng loại sản phẩm được hiển thị công bằng hơn.
Tôi chắc rằng ai cũng muốn trang danh mục của mình đạt thứ hạng cao, vì nó được tối ưu cho các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, nhưng nếu sử dụng thẻ breadcrumb điều hướng, bạn sẽ càng củng cố thêm sức mạnh cho trang danh mục khi kết nối chúng với tất cả các sản phẩm nhỏ có liên quan.
Nếu bạn đang dùng CMS, điều này còn dễ dàng hơn nữa.
Hầu hết các template có sẵn đều đã có các thẻ điều hướng, nên hãy đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra phần cài đặt các template này trước.
Nếu là website được xây trên nền tảng tự điều chỉnh, bạn cần có kiến thức về lập trình để thực hiện điều này. Hoặc nhờ đến một lập trình viên cài đặt breadcrumb để tiết kiệm thời gian và công sức của bạn !
63. Thiết Lập Tracking Trên Trang Web
Theo dõi (tracking) là việc làm rất quan trọng.
Nếu bạn không chịu theo dõi & kiểm tra thứ hạng thường xuyên, bạn khó có thể nhận ra được vấn đề website mình gặp phải.
Những trang nào khiến người xem thoát ra một cách nhanh chóng? Bạn nên cải thiện những trang này trước tiên, đặc biệt nếu như chúng có lượng tìm kiếm (Search volume) cao.
Thêm vào đó, nếu bạn không kiểm tra lượng truy cập tự nhiên, bạn sẽ không biết được:
+ Website có đang phát triển hay không
+ Công cụ tìm kiếm có đang phạt web hay không
+ Thứ hạng của bạn có bị rớt xuống hay không
+ Làm cách nào để tăng traffic, mở rộng chiến lược SEO Marketing của bạn
Dùng Google Search Console và Google Analytics để theo dõi lượng truy cập tự nhiên và các vấn đề với trang web của bạn. Chúng khá dễ cài đặt miễn là bạn có quyền truy cập vào server.
Thậm chí, bạn có thể cài đặt chúng thông qua CMS.
Dùng Google Tag Manager để thực thi các mã code theo dõi. Chúng cũng dễ dàng quản lý hơn sau này.
Nếu bạn muốn đặt được level cao hơn, thử dùng HotJar đi. Nó có thể tạo ra một bản đồ nhiệt hiển thị nơi người dùng click vào nhiều nhất trên một trang web. Tuy nhiên, để đọc, hiểu và tận dụng Hotjar để cải thiện trải nghiệm người dùng, cần phải có một người có kinh nghiệm.
64. Nén & Tối Ưu Hình Ảnh Của Bạn:
Hình ảnh chiếm nhiều không gian nhất trên máy chủ của bạn. Điều đó có nghĩa là chúng cũng chiếm nhiều dung lượng nhất trên thiết bị của người xem. Và tất nhiên họ cũng mất nhiều thời gian nhất để tải hình ảnh.
Thời gian tải chậm ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyển đổi giữa các trang web.
Thêm nữa, hình ảnh 2000 x 2000 pixel sẽ chiếm nhiều dung lượng hơn hình ảnh 500 x 500 pixel.
Do đó, không tải hình ảnh 2000 x 2000px và thu nhỏ nó thành 500 x 500 px bằng CSS. Trình duyệt sẽ phải tải xuống hình ảnh lớn hơn gấp 4 lần so với nhu cầu.
65. Sử Dụng Lại Nội Dung Hiện Có
Bạn dễ dàng có được lưu lượng truy cập tìm kiếm mới bằng cách sử dụng lại nội dung hiện có. Hoặc biến nó thành file PDF và sử dụng nó để xây dựng và gởi danh sách emails, hoặc biến nó thành một video hoặc một podcast.
Bạn thậm chí có thể sử dụng nội dung đó để chia sẻ trực tiếp trên phương tiện truyền thông xã hội như một câu chuyện. Theo đó, các bài viết dài không có liên kết sẽ tiếp cận nhiều hơn trên các nền tảng như Facebook.
Các đối tượng khác nhau thích các dạng nội dung khác nhau, do đó việc mở rộng format ra nhiều hơn văn bản text thuần túy là một việc làm thông minh, đặc biệt khi nhu cầu về content trên video đang gia tăng!
66. Làm Cho Trang Web Của Bạn Thân Thiện Với Thiết Bị Di Động
Đây là một phần không thực sự dễ dàng của những chiến thuật SEO. Hãy xem xét tuổi trang web, có thể bạn phải thiết kế lại toàn bộ, hoặc thậm chí xây dựng lại từ đầu trang web.
Bởi vì Google sẽ xếp hạng các trang của bạn tùy thuộc vào cách người dùng xem trên thiết bị di động.
Bạn có thể sửa mọi thứ trên CMS bằng cách cài đặt đơn giản mẫu có sẵn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các plugin bạn đã cài đặt, một số chức năng có thể bị thay đổi.
Nó thực sự là một thay đổi không hề nhỏ, nhưng chắc chắn sẽ đem lại kết quả cao!
67. Học/Thử Nghiệm Nhiều Nhất Có Thể
Kiến thức là sức mạnh.
Nhưng quan trọng hơn đó là các kinh nghiệm bạn có được khi áp dụng các kiến thức ấy.
Hãy luôn cập nhập & áp dụng các kiến thức SEO hằng ngày.
Sau khi bạn hoàn thiện nó, tham khảo quy trình SEO học & làm của chúng tôi để có một nền tảng vững chắc.
68. Chú Ý Tới Tình Hình Của Các Google Updates (Và Các Case Study Trong Giới)
Mọi thứ thay đổi trong SEO, vì vậy hãy không ngừng cập nhập và chú ý tới các thuật toán.
Hãy đọc/nghiên cứu các Case Study trong giới và xem bản thân có thể áp dụng được những gì.
Tuy nhiên, đừng vội vàng chỉnh sửa website hay tiến hành bất kỳ thay đổi nào khi Google cập nhật thuật toán, làm theo 8 điều này để khôi phục website ngay!
69. Kiên Nhẫn
SEO hiệu quả làm việc chăm chỉ và thời gian, nhưng nỗ lực và chờ đợi là giá trị nó.
Bạn phải biết rằng, không như trước, Google kiềm hãm thời gian bạn lên top & nhận backlink đi rất nhiều.
Hiện tại ở 2019, bạn phải mất 30 – 45 ngày để thấy sự hiệu quả của backlink.
Và đối với website mới, thời gian này dường như mất đến 2 tháng vì thuật toán Google Sandbox.
Vì vậy hãy kiên nhẫn khi áp dụng các thủ thuật SEO này nhé!
70. Đừng Spam
Cá nhân tôi thấy rất nhiều bạn cầm một bài content, spin liên tục
Sau đó, cầm loạt content này đăng lên hàng loạt forum rồi backlink về. Rồi hỏi tại sao không lên top?
Sự thật là, google không có “đần”…. Nên đừng spam, hãy làm các chiến thuật bền vững.
Bên trên là tổng hợp tất cả các thủ thuật SEO web hiệu quả trong 2019. Có thể bạn đã từng nghe những thủ thuật SEO này trước đây, nhưng câu hỏi ở đây là bạn đã thực sự thử chúng chưa?
Không phải tất cả các thủ thuật SEO này đều có thể dễ thực hiện, nhưng bạn chắc chắn sẽ có thể cải thiện thứ hạng của bạn với các thủ thuật seo trên.
Bạn không cần là chuyên gia thì mới có thể thực hiện được các thủ thuật seo này, và chắc chắn, những thủ thuật seo này không hề mang lại nguy cơ bị phạt nào cho website.
Bạn đã thử áp dụng mục nào trong các thủ thuật SEO website này rồi? Hãy cho tôi biết bên dưới bài post này nhé !
Mr Tấn Phát
Content là chìa khóa thành công trong các chiến dịch quảng cáo. Nhưng làm sao để viết content hấp dẫn, thu hút khách hàng. Thậm chí là khiến họ muốn “xì tiền” ngay cho bạn lại càng khó. Nhưng dân trong nghề luôn có những bí quyết và các công thức viết Content đỉnh cao. Đem lại hiệu quả cao cho các chiến dịch truyền thông của bạn.
Tính năng thanh toán bằng QR code trên ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng cho phép anh em sử dụng camera điện thoại quét mã QR để thực hiện nhanh một số giao dịch như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua hàng. Sự ưu việt của phương thức thanh toán mới này nằm ở tính tiện lợi, nhanh chóng do mọi thao tác được thực hiện ngay trên ứng dụng Mobile Banking và an toàn nhờ hai lớp bảo mật.
Ngày nay khi người tiêu dùng tiến hành mua các sản phẩm hàng hiệu trên thị trường đều tự hỏi đó có phải là hàng chính hãng hay không, nhất là các sản phẩm có giá trị về mặt vật chất hoặc các sản phẩm mua từ nước ngoài về.