Vậy nghi thức này nên thực hiện khi nào? Mục đích, cách thức cũng như các lưu ý ra sao để mỗi gia chủ có thể hoàn thiện nghi thức này một cách tối hảo nhất? Mời các Bạn cùng Way.com.vn theo dõi bài viết dưới đây.
TỈA CHÂN HƯƠNG ( CHÂN NHANG) BÀN THỜ LÀ GÌ?
Theo quan niệm dân gian, “Tỉa chân hương” (hay “Rút chân hương”, “Tỉa chân nhang”) là nghi thức không thể thiếu của các gia đình duy trì tập tục thờ cúng Gia tiên. Thông thường, tỉa chân hương đa phần được các gia chủ thực hiện vào 23 tháng Chạp (hay ngày Rằm các tháng trong năm, song ít hơn), trong một loạt các nghi thức chuẩn bị cho năm mới.
Mục đích của việc tỉa chân hương không chỉ giúp tịnh sái ban thờ, ban thờ nhờ đó thêm gọn gàng, sạch đẹp mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu xa mà người sống mong gửi gắm tới Chư vị Thần linh và Tiên tổ.
MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC TỈA CHÂN NHANG BÀN THỜ
Bát nhang là biểu tượng tâm linh linh thiêng trên bàn thờ. Đây là cầu nối thể hiện tấm lòng tưởng niệm, tưởng nhớ cũng như ước nguyện của gia chủ với các vị thần linh, gia tiên.
Thông thường, có 3 loại bát hương:
- Thờ Phật: Cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.
- Thờ Thần: Thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.
- Thờ gia tiên: Thờ những người đã khuất trong gia đình hoặc dòng họ.
Theo quan niệm dân gian, khi chân hương quá đầy, các nén hương được thắp lên tiếp theo không chạm được vào bát hương được sẽ chèn lên chân hương trước, ý nghĩa tâm linh vì vậy đã không còn giữ được nhiều ý nghĩa.
Cạnh đó, để chân hương quá cao không chỉ khiến ban thờ dễ bụi bẩn, nguy cơ hỏa hoạn tiềm ẩn mà còn như một tấm chắn “che mắt” thần linh, là điều tối kỵ.
Bởi vậy, việc tỉa chân hương bàn thờ Gia tiên không những đưa lại sự thuận tiện cho việc thờ cúng, khiến gian thờ thêm sạch đẹp, mà còn thể hiện trực tiếp nhất cho lòng thành của gia chủ hướng tới Chư vị Thần linh và những người đã khuất.
Sau một thời gian thắp hương, bát hương thường đầy. Một số người cho rằng, bát hương càng đầy thì càng linh. Tuy nhiên, quan niệm này cũng chỉ là suy đoán, bởi bát hương đầy thì nguy cơ gây hỏa hoạn là có thể xảy ra. Do đó, mỗi năm ít nhất 1 lần, các gia đình thường phải rút tỉa chân nhang.
NÊN TỈA CHÂN HƯƠNG BÀN THỜ NGÀY NÀO LÀ TỐT NHẤT?
Thông thường, việc tỉa rút chân hương (nhang) được các gia đình thực hiện sau lễ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp. Đây là thời điểm quét dọn bàn thờ, lau chùi đồ thờ cúng để ban thờ được sạch sẽ, gọn gàng và nghiêm trang đón năm mới. Có quan niệm cho rằng, chỉ được phép di chuyển các đồ đạc khác, nhưng bát hương thì không được phép di chuyển.
Với những gia đình việc lên hương ở ban thờ Gia tiên diễn ra không thật thường xuyên, thì thời điểm tỉa chân hương vào dịp 23 tháng Chạp mỗi năm có thể lý giải. Song, thực tế, có không ít gia chủ là trưởng họ hay con trưởng, phải đảm đương và thực hiện nhiều nghi thức tâm linh khác nhau, nếu chỉ rút chân hương một lần trong năm, bát hương sẽ rất đầy.
Do đó, tùy vào tình hình thực tế, khi bát hương quá đầy, các bạn có thể thực hiện nghi thức tỉa chân hương bàn thờ Gia tiên vào ngày Rằm của tháng, hoặc chọn ngày lành tháng tốt, phù hợp với tuổi của gia chủ, và cần phải thực hiện đúng và đủ các bước với lòng thành kính là được.
LỄ VẬT CHO NGHI THỨC BAO SÁI BAN THỜ
- 1 miếng thịt luộc.
- 1 đĩa xôi.
- 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ.
- 3 lễ tiền vàng
- Hoa quả theo mùa.
- 2 lọ hoa.
- 1 tách nước sôi để nguội.
- 3 chén rượu nhỏ.
Chú ý: Với các gia chủ có ban thờ Phật thì lễ vật sẽ bớt đi các đồ mặn. Việc dâng lễ cúng do vậy cần sự linh hoạt, sao cho phù hợp và tối ưu nhất tùy điều kiện và bài trí tâm linh nơi tư gia.
CÁCH RÚT TỈA CHÂN HƯƠNG BÀN THỜ ĐỂ KHÔNG PHẠM ĐẠI KỊ TRÁNH MẤT LỘC
Theo các chuyên gia, lau dọn bát hương thì cố gắng không làm xê dịch, không xoay hoặc sai vị trí của bát hương. Nếu vì lý do bất khả kháng thì sau khi lau dọn xong phải thành tâm sám hối và đặt lại đúng như trước.
Thực tế nhiều người cho rằng phải chờ đến ngày 23 tết ông Công ông Táo mới tỉa chân hương và lau chùi – đó là quan niệm sai lầm. Thậm chí có người còn để chân hương quá nhiều, tầng tầng lớp lớp năm này qua năm khác. Đó là sự mê tín và có ý khoe khoang để chứng tỏ rằng “ta là người tín tâm, chăm thắp hương thờ cúng… Đứng về mặt Tâm linh thì sự “khoe khoang” đó chỉ chứng minh rằng tín chỉ là người rất hay vụ lợi, thích kể lể công lao…
Cũng có nhiều gia đình cẩn thận, trước khi rút chân hương có biện lễ vật, thắp hương xin phép được thực hiện việc lau dọn bàn thờ. Sau khi xin phép, gia chủ sẽ rút tỉa từng chân hương cho tới khi còn lại một số lẻ sao cho đẹp nhất.
Thông thường, sẽ để lại 3, 5, 7 hoặc 9 chân hương trong bát hương. Số còn lại sẽ được mang đi hóa thành tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Cần lưu ý, tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc các nơi ô uế.
Khấn xong thì có thể tiến hành lau dọn ngay, khi lau dọn phải chọn khăn mới, chổi mới (hoặc khăn lau, chổi quét chuyên dùng), lau dọn bằng nước sạch, khăn sạch, chổi sạch…
Chọn Người Tịnh Sái Ban Thờ
Người phù hợp nhất để tịnh sái ban thờ, tỉa chân hương bàn thờ Gia tiên cần là người cẩn trọng, chỉn chu và có tâm với công việc tâm linh. Trước khi tiến hành các nghi thức liên quan việc tỉa chân nhang, người này cần tắm rửa sạch sẽ, vận trang phục chỉn chu khi hành lễ.
Xin Phép Trước Khi Tịnh Sái Ban Thờ
Để nghi thức tỉa chân hương được chu tất, gia chủ nên chuẩn bị đồ lễ từ trước, lên hương và xin phép các Cụ (Ban Thần linh cũng như Gia tiên) để trình báo và xin phép sự chấp thuận để con cháu thực hiện nghi thức được tối hảo, an tâm.
Để tránh sự nhầm lẫn, các bạn nên chuẩn bị một chiếc bàn, trên có trải lụa hay giấy màu đỏ, tiện cho đặt bài vị. Nhiều gia đình có đặt chung bài vị các Thần và Gia tiên, nên để tránh xáo trộn vị trí, ta có thể đặt ở 2 nơi khác nhau cho tiện phân biệt.
Khi tuần hương tàn, ta có thể bắt đầu cho nghi thức được tiến hành.
Các Bước Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên Chuẩn Nhất
- Chuẩn Bị:
+ Rượu gừng sạch: Dùng củ gừng tươi, rửa sạch giã nát, hòa vào rượu.
+ Chậu nước sạch.
+ Hai chiếc khăn sạch.
+ Một tấm vải hay tờ báo sạch.
Lưu ý: Các vật dụng tỉa chân hương luôn cần mới và sạch. Trong trường hợp dùng đồ cũ thì các vật dụng đó cũng chỉ chuyên phục vụ cho việc tịnh sái ban thờ.
- Bước 1: Để bắt đầu nghi thức tỉa chân hương, các bạn lên hương và khấn theo bài được đính kèm dưới đây:
“Con Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần
Tín chủ tên Là ....................
Cư ngụ tại địa chỉ ....................
Hôm nay ngày .. tháng .. năm tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được tịnh tịnh, xanh yên .
Tín chủ xin kính cáo với các chư Vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn đc ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ”.
Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ. Cho cung tài không động, cung lộc không hao.
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho”.
Khấn xong vái 3 vái , lên 3 nén hương , đợi hương tàn rồi bắt đầu tịnh sái bàn thờ, tỉa chân hương.
- Bước 2: Trải tấm vải hay tờ báo sạch ở sát bát hương. Để cố định vị trí bát hương, một tay giữ bát hương; tay còn lại, ta rút từng chân hương một cách nhẹ nhàng.
Các khóm chân hương đã rút khỏi bát hương, ta để gọn vào tấm vải hay tờ báo đã trải sẵn; cần làm cẩn thận, tránh làm rơi vãi tàn hương.
Bạn tuần tự tỉa chân nhang, cho đến khi trong bát hương chỉ còn lại 3, 5, 7 hay 9 chân hương. Số chân hương đã tỉa ta để riêng ở khu vực sạch sẽ và hóa thành tro ở công đoạn kết thúc.
Nếu phải thay tro của bát hương, Bạn nên dùng tro rơm sạch sẽ tốt hơn là dùng cát, và chú ý khi thay tro hay cát trong lư hương hành động phải thật dứt khoát, tránh xê dịch nhiều. Hãy chuẩn bị một chiếc khăn lớn sạch, hoặc một mảnh vải sạch, trải lên bàn rồi nhấc dứt khoát lư hương ra, sau đó đổ tro cát trong lư hương ra giữ lại 1/3 tro cũ. Dùng khăn sạch bọc quanh bát hương, đổ thêm cát mới vào sao cho chiều cao khoảng 2/3 lư hương. Lau sạch bát hương rồi để ngay ngắn về vị trí cũ, tránh bị xê dịch hay xiên lệch sang hướng khác.
- Bước 3: Vắt khô khăn thấm rượu gừng; vẫn một tay giữ bát nhang, tay còn lại làm sạch bát hương. Nếu có tinh dầu nước hoa, các bạn có thể thêm một chút sẽ thêm linh khí.
- Bước 4: Tỉa chân nhang và tịnh sái bát hương xong, ta nên rửa lại ly rượu, chén nước, mâm (đĩa) bồng hoa quả, đèn, bình hoa…
Các đồ trên có thể cho vào chậu sạch, rửa kỹ và dùng khăn khô được chuẩn bị từ trước đó để lau khô. Với riêng ly đựng nước, bạn nên dùng nước sôi sạch để tráng.
- Bước 5: Tro của chân hương đã được để riêng (ở Bước 2) sẽ được đem đi hóa. Sau khi hóa xong, ta nên vùi vào gốc cây lớn (vùi gốc cây non, cây sẽ khó sống).
Cần hết sức tránh việc đổ tro tùy tiện ở nơi ô uế hay không phù hợp, dễ phạm phải “tán tài” theo quan niệm dân gian. Đến đây, việc tỉa chân hương xem như được hoàn thành.
- Bước 6: An vị đồ thờ, kính cáo và thỉnh cầu sự phù trợ.
Sau khi đã tịnh sái, tỉa chân hương bàn thờ Gia tiên xong, các bạn cần lên hương, sắp xếp đồ lễ đã được chuẩn bị (liệt kê ở phần đầu bài viết) và đọc 1 bài văn khấn.
Mục đích của nghi thức này để mời Chư vị Thần linh về ngự lại nơi ban thờ, tiếp tục phù hộ và giám sát cho gia chủ.
CÁC LƯU Ý KHI TỊNH SÁI BAN THỜ
- Về thứ tự tịnh sái trên ban thờ: Nếu ban thờ có bài vị, ta sẽ làm sạch bài vị trước, sau đó mới đến bát hương; sau cùng mới là các đồ thờ khác.
- Với gia chủ thờ Phật, cần thực hiện tịnh sái ban thờ Phật trước xong mới đến đồ thờ gia tiên và thần linh.
- Khăn lau hay chổi phục vụ việc tịnh sái ban thờ nên là đồ mới hay chuyên dụng, tránh dùng đồ bẩn hay chung đụng. Với khăn hay chổi đã quá cũ, cần thay đồ mới.
- Nước phục vụ tịnh sái ban thờ phải tinh khiết. Sử dụng rượu trắng và gừng (hoặc nước ngũ vị) cho việc tịnh hóa ban thờ.
- Trường hợp chân hương, tro của bát hương quá đầy, ta chỉ nên bỏ bớt một phần chân hương và tro đi. Theo quan niệm, tro được xem là tài lộc của gia chủ, do đó, gia chủ chỉ nên tránh, không đổ tro đi quá nhiều.
- Trong quá trình thực hiện tịnh sái ban thờ, tỉa chân nhang, cần đặc biệt tránh việc kẹp đồ cúng vào chân, nách hay háng. Bộ ngũ sự và các đồ để cúng khác cần đặt cẩn thận, tránh làm sứt mẻ đồ cúng.
- Hết sức tránh việc bát hương bị xiên lệch hay khập khiểng
- Đối với các bức tượng bằng đồng không nên lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất để tránh cho đồng khỏi bị ô xy hóa, han rỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.
- Đại kỵ làm đổ vỡ đồ thờ cúng: Theo quan niệm dân gian, việc bất cứ vật phẩm nào vỡ cũng là điềm không hay, nhất là đồ thờ cúng lại gắn với tính thiêng liêng – biểu trưng cho sự an ổn, tôn kính của gia chủ với Thần linh và các vị Tiên tổ.
Ngọc Nguyễn
Tự thiết kế nội thất phòng khách thật sự mang lại dấu ấn cho ngôi nhà của bạn. Điều này khiến căn nhà của bạn trở nên đẹp, sang trọng theo phong cách riêng và cũng có thể giúp bạn tiết kiệm phần nào chi phí thiết kế. Nhưng cũng chính vì vậy không ít người đã phạm phải những sai lầm lãng nhách này khi thiết kế.
Phong cách Á Đông là lối thiết kế dung hòa giữa nền văn hóa của các nước thuộc khu vực phía Đông Châu Á mang đậm bản sắc dân tộc. Vì vậy các thiết kế nội thất phong cách Á Đông sẽ giúp bạn cảm nhận được một cái gì đó đậm chất truyền thống hơn. Một vẻ đẹp tách biệt với phương Tây hiện đại.
Từ bàn thờ của Phật, bàn thờ Gia Tiên cho đến bàn thờ thần Tài, ông Địa đều không thể thiếu bình hoa thơm ngát. Theo quan niệm của người xưa, bình hoa dâng cúng bàn thờ là nơi tập trung nhiều linh khí tốt đẹp của đất trời. Chính vì thế, bình hoa không chỉ tăng thêm sắc đẹp cho bàn thờ mà còn mang đến ý nghĩa tâm linh sâu sắc, giúp gia chủ thể hiện sự tri ân và tưởng nhớ đến những người đã qua đời.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người ngày càng đề cao tinh thần bảo vệ môi trường, từ đó mà Phong cách Eco được ra đời trong thiết kế nội thất để mang lại một phong cách xanh hay không gian xanh vào bên trong ngôi nhà, nơi làm việc của bạn
Theo các chuyên gia phong thủy, mỗi người sẽ có cuộc sống vận mệnh gắn liền với những con số khác nhau tùy vào từng tuổi. Có những con số sẽ mang lại nhiều may mắn cho cuộc sống của bạn và cũng có những con số mang đến những điềm xui xẻo.
Mỗi người được sinh ra với từng đặc điểm trên cơ thể không giống nhau, những đặc điểm ấy vừa có tác dụng để nhận diện người này với người kia, đồng thời nó cũng cho ta biết được vận mệnh của một người sẽ như thế nào. Theo nhân tướng học, đôi tai chính là một trong những đặc điểm mà ta có thể dựa vào đó để nhìn thấy một vài khía cạnh nào đó trong cuộc sống của một người.
Trong nhân tướng học, dựa vào tướng mạo, hình dáng và nhiều đặc điểm khác trên cơ thể con người ta có thể luận đoán được phần nào tính tình, cốt cách, phẩm chất cũng như dự báo trước số phận sung túc, hạnh phúc, giàu sang hay nghèo khổ, túng thiếu của họ.
Chân lý chính là sự thật của cuộc sống, nó luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian . Nó giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu hay làm một thứ gì và nếu áp dụng thành thạo Chân lý vào đời sống hiện thực thì sẽ rất hữu ích cho chúng ta. Thật ra chân lý đôi khi chỉ là những điều rất đơn giản và gần gủi, nhưng không phải ai cũng thấu hiểu.
Theo thuyết Ngũ hành việc lựa chọn màu sắc dựa vào sở thích, tính cách của bản thân, hay như việc lựa chọn màu sắc nào sẽ đem lại nhiều may mắn, phúc lộc cho người đó là dựa trên quan điểm ngũ hành tương sinh tương khắc.