Các hình phạt của Google thì nhiều vô kể, hiện nay Google update các thuật toán liên tục chứ không chỉ 2 lần/năm như trước, động thái này là muốn nhắc nhở các website, các SEOer,... không nên sử dụng những thủ đoạn gian lận để làm tăng thứ hạng trang web hay cạnh tranh không lành mạnh với các đối thủ khác.
Các hình phạt này của Google không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng website, mà còn có thể khiến quá trình hồi phục website trở nên khó khăn hơn. Trong bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng Way.com.vn tìm hiểu Các hình phạt của google hiện nay và cách khắc phục, nếu như vô tình phạm luật nhé !
TỔNG HỢP CÁC THUẬT TOÁN VÀ HÌNH PHẠT CỦA GOOGLE HIỆN NAY
1. Google Sandbox
Google Sandbox – đây là hình phạt nặng nhất của Google, nhằm hạn chế sự thao túng thứ hạng của những webpage SEO quá đà. Hay nói một các khác, Sandbox là một bộ lọc của Google để chặn nhưng trang web cố tình lừa bọ tìm kiếm (bot engine) bằng những thủ thuật đen, vi phạm Chính sách nội dung của Google.
Dấu hiệu page của bạn bị Sanbox: webpage của bạn đang có thứ hạng cao tự dưng biến mất, index giảm nghiêm trọng. Kiểm tra trong Search Console thì thấy lượng backlink giảm từng ngày đến khi còn dưới 10 backlink??
Dính Google Sandbox đồng nghĩa với việc Tên miền + URLs web bạn biến mất khỏi Google, không index, không xếp hạng và không hiển thị gì nữa.
Số lượng web dính Sandbox không nhiều lắm, chỉ là những web cố tình vi phạm rất nhiều thuật toán trên của Google, vi phạm nhiều lần và cố tình không sửa chữa thì mới dính Sandbox.
Cách khắc phục Google Sandbox: Không, không thể khắc phục được khi web dính vào Google Sandbox! Cũng có trường hợp thoát khỏi nhưng mất đi 90% công lực SEO, vậy thì thà làm web mới và bắt đầu SEO lại cho nhanh! Các SEOer mới thường dính em này, sau nước mắt sẽ thu hái được kinh nghiệm xương máu
2. Google Panda
Google Panda là thuật toán đánh giá chất lượng nội dung trang web để xếp hạng Tìm kiếm. Panda sẽ quét nội dung xem phù hợp nguyên tắc quản trị chất lượng không, nếu không sẽ hạ toàn bộ web đó xuống.
Google Panda được giới thiệu chính thức từ 24/02/2011. Trước 2016 Panda được cập nhật theo thời gian khoảng 3 tháng 1 lần càn quét, từ 2017 thì có vẻ Panda hoạt động trực tiếp theo thời gian thực.
Mục tiêu mà Google Panda nhắm tới để quét:
+ Trùng lặp nội dung: Nhiều URL có tiêu đề, mô tả giống nhau. Nhiều Page giống hệt nhau.
+ Tỷ lệ bounce rate cao: Tỷ lệ thoát của web trên 95% – Chất lượng web kém sẽ bị phạt.
+ Nội dung sơ sài: Nội dung cung cấp quá kém, không rõ nghĩa và cho người xem cái họ cần.
Nói thì là thế nhưng chi tiết Panda như thế nào thì chỉ Google mới biết, mà cũng chỉ có vài người ở Google biết nên vừa làm chúng ta vừa lựa mà theo thôi.
Cách khắc phục Google Panda:
Dựa vào các mục tiêu mà Panda nhắm tới ở trên, sửa các lỗi mà nó đánh vào thôi. Xem cụ thể web bạn dính vào lỗi nào, sửa lỗi đó.
+ Viết lại Tiêu đề và Mô tả ngắn cho phù hợp, mỗi URL cần có mô tả riêng biệt có nghĩa
+ Tăng liên kết nội link để giảm tỷ lệ thoát.
+ Cập nhật nội dung cho phù hợp hơn với người đọc. Chờ Google làm việc lại là xong.
3. Google Blacklist
Google Blacklist là thuật toán đánh giá lại Tên miền đã được Google index, nó đánh giá lại mọi điểm từ code web, Máy chủ hosting và link liên kết trỏ về (backlink), dính Blacklist đồng nghĩa với việc mất kết quả SEO.
Google Blacklist – Tác vụ thủ công: được coi là một hình phạt của Google thông qua việc rà soát các trang và phát hiện có tình trạng spam, với các mức nhẹ thì nhận được cảnh báo còn nặng là bị loại khỏi kết quả tìm kiếm.
Danh sách đen hay còn gọi là Blacklist được tích hợp trong Search Console và được thông báo cho admin nếu Blacklist được phát hiện.
Google Blacklist tập trung phạt và hạ bệ toàn bộ URL web các trường hợp sau:
+ Website có chứa mã độc Virus, Malware gây nguy hiểm cho trình duyệt, máy tính người dùng
+ Web spam baclink số lượng lớn (vài chục nghìn backlink/tháng), dùng phầm mềm auto đi backlink
+ Website copy y hệt nội dung website khác, dùng Tool hoặc update bằng tay đều dính blacklist
+ Nhân bản Database web, từ 2 web trở lên, giống hệt nhau nội dung, chỉ khác Tên miền
+ Dùng các phần mềm SEO vô tội vạ, chủ yếu là spam Domain lên internet quá nhiều trong thời gian ngắn.
+ Mua bán backlink ở những web đã bị liệt vào Blacklist. Điều tối kỵ nhé! Không nên mua backlink.
Khi đã bị liệt vào Danh sách đen của Google, Tên miền đó sẽ biến mất khỏi mọi vị trí hiển thị tìm kiếm. Google sẽ gửi thông báo đến Webmaster để Admin biết và thực hiện thay đổi gấp.
Cách khắc phục Google Blacklist:
Có thể khắc phục được Google Blacklist nhưng sẽ không thể khôi phục được 100% kết quả SEO như ban đầu! Việc khôi phục kết quả SEO với Blacklist khá phức tạp, tùy vào web bạn dính lỗi gì. Nếu lỗi Spam, 99,9% bạn sẽ bị đưa vào Google Sanbox.
Việc khắc phục Blacklist thường mất nhiều thời gian và công sức, cộng thêm chút may mắn nữa. Bạn bỏ spam backlink, dùng Google Disavow để loại bỏ domain bạn nghi là nguyên nhân dính Google Blacklist, báo coder xóa Virus (nếu có) để gỡ thuật toán này. Tạm thời ngừng đi backlink, thêm nhiều nội dung, bài viết mới chất lượng cho web.
4. Google Penalty
Google penalty là thuật toán đánh giá xếp hạng URL Search của Google, chủ yếu tập trung vào backlink kém chất lượng & mua bán backlink. Nếu website của bạn có quá nhiều backlink trong thời gian ngắn hoặc chúng kém chất lượng thì rất có thể sẽ bị phạt.
Google Penalty theo đúng nghĩa đen của nó, lấy cảm hứng từ môn thể thao vua Bóng đá: Google sút bay những website spam, chất lượng xấu, vi phạm các tiêu chí của Google. Ra khỏi trang tìm kiếm là điều tất yếu khi dính Penalty.
Biểu hiện của Google Penalty có thể là một thông báo trong Google Webmasters hoặc người quản trị viên thấy lượng truy cập giảm đột ngột, mất index và mất backlink trong webmaster.
Cách khắc phục Google Penalty: Việc gỡ web khỏi Google Penalty cũng có thể làm được, cách khắc phục và kết quả cũng giống Google Blacklist ở trên thôi, không bao giờ được 100% công sức đã SEO.
5. Google Penguin
Google Penguin là thuật toán đánh giá link liên kết trỏ về một website – đánh giá backlink chất lượng hay không, có thực tế hay không. Xem xét web mua bán backlink hoặc các liên kết giả qua mạng web vệ tinh (kém chất lượng) để tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google.
Google Penguin được phát hành vào 24/4/2012 nhằm mục đích giảm thứ hạng các trang web vi phạm Nguyên tắc quản trị nội dung của Google. Penguin càn quét rất mạnh tay và đánh tụt hạng rất nhiều website lâu năm.
Mục tiêu của Google Penguin là các đánh tụt hạng website mua bán backlink số lượng lớn, nhận các liên kết ảo từ những web trong blacklist của Google. Penguin rất khó gỡ, dính nó rất đau đầu.
Cách khắc phục Google Penguin: Cách duy nhất là bỏ spam backlink, dùng Google Disavow để loại bỏ domain bạn nghi là nguyên nhân dính Penguin. Tạm thời ngừng đi backlink, thêm nhiều nội dung, bài viết mới chất lượng cho web.
6. Google Hummingbird
Google Hummingbird là thuật toán mới đánh giá xếp hạng tìm kiếm, cho ra các kết mở rộng với web không có từ khóa giống với truy vấn tìm kiếm nhưng vẫn đạt được thứ hạng cao. Xem xét các từ khóa đồng nghĩa, gần nghĩa có giá trị cao, theo vùng miền. (VD: từ khóa đồng nghĩa: bình nóng lạnh – máy nước nóng)
Google Hummingbird được cập nhật từ 26/9/2013 tập trung vào việc cải thiện thói quen sử dụng từ ngữ tìm kiếm của người dùng. Hummingbird như bộ não mới, làm Google hiểu những từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ.
Cách khắc phục Hummingbird: Hummingbird không có tác dụng rõ rệt lên các website, nhưng bạn nên mở rộng độ bao phủ của từ khóa SEO, nhất là các từ khóa phụ, thêm các từ đồng nghĩa nhiều người dùng vào nội dung. thì bài viết đó sẽ được đánh giá cao.
7. Google Zebra
Google Zebra hay gọi là Thuật toán ngựa vằn, được update chính tức từ khoảng tháng 3/2013 với nhiều mục đích nhằm ngăn chặn vấn đề spam các mạng xã hội. Tình trạng vấn đề spam mạng xã hội ngày càng bị lạm dụng, Zebra được kỳ vọng sẽ giải quyết triệt để vấn đề này. Google Zebra chú trọng đến mạng xã hội G+ quen thuộc với cộng đồng SEO. Zebra sẽ trừng phạt những trường hợp sau:
+ Spam liên kết lên comment, spam lên Group không đúng danh mục – sẽ bị tự động chặn.
+ Mạo danh tài khoản Google+: Mạo danh hay sử dụng không đúng quy chuẩn cũng bị phạt rất nặng
+ Kết bạn bừa bãi: Số lượng bạn bè là rất tốt, nhưng nếu tăng bất thường thì bạn lại tự giết mình
+ Lạm dụng Social Bookmarking: spam lên hàng loạt web Bookmark giờ là vô nghĩa, hãy cẩn trọng
Điểm chất lượng mà Google+ dành cho bạn. Google sẽ theo dõi mọi động thái của bạn nên chỉ cần bạn spam, dải link liên tịc và chỉ cần 1 báo cáo hay xóa của admin thì bạn sẽ bj trừ điểm khá mạnh.
Cách khắc phục Google Zebra:
Tin buồn là Google Plus đã chính thức bị khai tử từ tháng 4/2019 do hoạt động không hiệu quả và chỉ là bến đỗ cho dân SEO. Việc chấm dứt Google+ không có nghĩa Google Zebra cũng ngừng hoạt động, nó sẽ chuyển hướng sang các Mạng xã hội khác như Facebook, Twitter và đặc biệt là việc spam vô tội vạ bài trên Linkedin post
Các khắc phục rất đơn giản: Gỡ các bài bạn đã spam lên Mạng xã hội, ngồi chờ Google duyệt lại URL là được.
8. Google Pigeon
Google Pigeon Được đưa ra vào ngày 24 tháng 7 năm 2014 cho kết quả bằng tiếng Anh của Hoa Kỳ, “Pigeon Update” là một thuật toán mới cung cấp nhiều kết quả tìm kiếm địa phương hữu ích, liên quan và chính xác hơn gắn liền với các tín hiệu xếp hạng tìm kiếm web truyền thống.
Google tuyên bố rằng thuật toán mới này cải thiện khoảng cách và các thông số xếp hạng vị trí của họ. Mới nhất thì khoảng tháng 8/2018 Google Pigeon đã đến Việt Nam, với ngôn ngữ tiếng Việt và làm xáo trộn hàng triệu kết quả tìm kiếm.
Việc xác thực Google doanh nghiệp rất quan trọng nhưng cần lưu ý tính trung thực trong SEO. Việc thiết lập Google Business Map gần như là bắt buộc cho một website – nếu muốn SEO, nhưng hãy cẩn trọng và thường xuyên update nội dung thực lên đó.
9. Google Payday
Ra mắt vào ngày 11 tháng 6 năm 2013 – “Payday là một thuật toán mới nhằm mục đích dọn dẹp các kết quả tìm kiếm cho các truy vấn spam “truyền thống”, các truy vấn có nội dung khiêu dâm.
Điểm nhấn của Thuật toán Payday là việc cuối 2016 Google hạ bệ, xóa hàng triệu trang web xây dựng bằng Blogger có nội dung người lớn mà không gắn mác “người lớn” (cấm trẻ em)
Việt Nam hiện chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi thuật toán Google Payday này, nhưng chúng ta cần lưu ý với những website phát triển nội dung Porn, web bạo lực!
10. Google Pirate
Google Pirate là một thuật toán được giới thiệu vào tháng 8 năm 2012 được thiết kế để ngăn chặn các trang web có nhiều báo cáo vi phạm bản quyền được gửi qua hệ thống DMCA của Google – đây là trang chuyên xử lý các tranh chấp bản quyền nội dung (có trả phí). Bộ lọc được cập nhật định kỳ.
Khi bị phạt, bạn sẽ nhận được thông báo từ Search Console và Email của Google. Các trang web bị ảnh hưởng có thể khắc phục nếu họ đã thực hiện những cải tiến đúng với các nội dung họ báo cáo. Đơn giản hơn, xóa những URL đó khỏi website là được.
11. Google Top Heavy
Google Top Heavy được giới thiệu vào tháng 01/2012 nhằm mục đích ngăn chặn các trang web đặt quá nhiều quảng cáo trong trang, gây sự khó khăn trong việc sử dụng của người dùng.Đặc biệt, nó đánh mạnh vào các web đánh lừa người dùng, click bất kỳ cũng ra quảng cáo, hay quảng cáo để ẩn trong background web.
Google Top Heavy được cập nhật định kỳ hàng tháng. Khi có một bản cập nhật, các trang web đã xóa quảng cáo quá mức có thể lấy lại thứ hạng bị mất.
12. Google EMD
Google EMD (Tên miền đối sánh chính xác) là một bộ lọc Google ra mắt vào tháng 9 năm 2012 để ngăn các trang web chất lượng kém xếp hạng tốt, bởi vì họ có từ phù hợp với cụm từ tìm kiếm trong tên miền của họ. Khi Google cập nhật EMD, các trang web đã cải thiện nội dung của họ có thể giành được thứ hạng tốt.
Mở rộng, việc chọn Tên miền trùng từ khóa SEO là việc rất nhiều SEOer áp dụng, vừa nhanh và tiện. Có điều, bạn nên phát triển website đó với nội dung thực sự tốt sẽ qua mặt được Google EMD
Ranh giới của SEO rất mong manh, chỉ cần một thủ thuật sai lệch, website của bạn sẽ gặp những nguy cơ không hề nhỏ trên thị trường online. Không ai muốn website của mình bị lọt vào tầm ngắm của Google bởi các hình phạt của Google gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động SEO ONpage của website, do đó cần chú ý nhiều hơn nữa vào việc xây dựng nội dung thật chất lượng để không còn lăn tăn nỗi lo với những thuật toán Google. Chúc các bạn thành công, và đừng quên theo dõi Way.com.vn để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nữa nhé !.
Mrs Nguyễn Ngọc
Content là chìa khóa thành công trong các chiến dịch quảng cáo. Nhưng làm sao để viết content hấp dẫn, thu hút khách hàng. Thậm chí là khiến họ muốn “xì tiền” ngay cho bạn lại càng khó. Nhưng dân trong nghề luôn có những bí quyết và các công thức viết Content đỉnh cao. Đem lại hiệu quả cao cho các chiến dịch truyền thông của bạn.
Tính năng thanh toán bằng QR code trên ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng cho phép anh em sử dụng camera điện thoại quét mã QR để thực hiện nhanh một số giao dịch như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua hàng. Sự ưu việt của phương thức thanh toán mới này nằm ở tính tiện lợi, nhanh chóng do mọi thao tác được thực hiện ngay trên ứng dụng Mobile Banking và an toàn nhờ hai lớp bảo mật.
Ngày nay khi người tiêu dùng tiến hành mua các sản phẩm hàng hiệu trên thị trường đều tự hỏi đó có phải là hàng chính hãng hay không, nhất là các sản phẩm có giá trị về mặt vật chất hoặc các sản phẩm mua từ nước ngoài về.