Banner TOP 1

20 Nguyên Nhân Dẫn Đến Khởi Nghiệp Thất Bại Thường Gặp Nhất

Mới nhất
khám phá tuyệt phẩm cty mix's thiết kế phòng ăn
BẠC ĐẠN NSK GIÁ TẬN GỐC CHÍNH HÃNG

Khởi nghiệp đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ hướng đến. Nhưng do chưa hiểu đúng về dự án khởi nghiệp (start-up) nên nhiều doanh nghiệp trẻ đã thất bại. Để không khởi nghiệp thất bại, bạn cần nắm rõ ngọn nguồn của các nguy cơ, các sai lầm trong kinh doanh và có biện pháp phòng tránh ngay từ ban đầu. Bài viết này của Way.com.vn sẽ liệt kê “20 nguyên nhân dẫn đến khởi nghiệp thất bại thường gặp nhất ” mà nhiều công ty, đơn vị từng mắc phải. Tùy theo từng case-study mà bạn có thể áp dụng cho các hoạt động kinh doanh hiện tại của mình !

20 Nguyên Nhân Dẫn Đến Khởi Nghiệp Thất Bại Thường Gặp Nhất20 Nguyên Nhân Dẫn Đến Khởi Nghiệp Thất Bại Thường Gặp Nhất

LÝ DO KHỞI NGHIỆP KINH DOANH THẤT BẠI VÀ CÁCH BẠN CÓ THỂ KHẮC PHỤC

1. Không Am Hiểu Thị Trường

Việc bạn nghĩ rằng sản phẩm của bạn có thể giải quyết được vấn đề của thế giới hay không là không quan trọng. Cái quan trọng là thị trường mục tiêu của bạn nghĩ gì. Nói một cách rộng hơn, bạn đã thực sự xác định được thị trường mục tiêu chưa?

Đừng bao giờ quá đắm đuối với ý tưởng của bạn để quên đi việc hiểu được khách hàng tiềm năng của bạn thực sự cần gì. Hãy nhớ rằng, họ là người sẽ trả tiền cho sản phẩm của bạn. Và để sẵn sàng bỏ đồng tiền dành dụm của họ, họ cần phải thực sự muốn có sản phẩm của bạn. Lý do quan trọng mà họ bị thuyết phục mua sản phẩm của bạn được gọi là ‘nỗi đau của khách hàng’. Nếu tìm ra được nó, bạn sẽ dễ dàng bán sản phẩm của bạn hơn.

Sau khi bạn đã xác định được phạm vi và giá trị của sản phẩm của bạn, hãy cân nhắc xem bạn có đủ sẵn sàng để bán sản phẩm cho thị trường mục tiêu bằng mọi giá với sự nhẫn tâm đủ đề làm cho cả một nhà độc tài phải cúi nhường. Hãy quan sát cách mà mục tiêu của bạn phản ứng với các sản phẩm tương tự. Điều gì khiến họ mua cái này, bỏ cái kia? Đừng chỉ hỏi bạn bè và đồng nghiệp, vì họ thường sẽ ủng hộ bạn. Hãy tham khảo ý kiến của những người nghiêm khắc nhất nếu cần.

Đừng làm giống như một người bán hàng giả vờ khoe khoang rằng họ có thể bán bất kỳ thứ gì. Việc thuyết phục chỉ đưa bạn tới một điểm nhất định. Hãy nhớ rằng, thành công của sản phẩm phụ thuộc vào độ sẵn sàng mua của khách hàng. Hãy đặt những câu hỏi này: Khách hàng của bạn có thật sự cần sản phẩm của bạn không? Sản phẩm của bạn có giúp giải quyết phấn đề của khách hàng mà các sản phẩm của đối thủ không làm được không? Vì sao khách hàng nên mua nó ở mức giá đó nếu họ có thể mua sản phẩm tương tự với mức giá rẻ hơn?

Hiểu được thị trường mục tiêu và gắn liền sản phẩm của bạn với nhu cầu của họ có thể tăng khả năng thành công của bạn..

2. Không Lập Kế Hoạch Kinh Doanh

Lập kế hoạch kinh doanh là hoạt động cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Có thể nói đây là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ gặp thất bại khi khởi nghiệp vì có những thiếu sót căn bản trong bản kế hoạch kinh doanh. Bản kế hoạch phải thực tế dựa trên những thông tin chính xác ở thời điểm hiện tại, và có dự tính trong tương lai.

Những thành phần chính cần phải có trong bản kế hoạch kinh doanh gồm mục tiêu, phân tích thị trường, tài chính, rủi ro, phân tích dòng tiền, dự toán doanh thu và chi phí,…

3. Chọn Sai Địa Điểm Kinh Doanh

 

 

Địa điểm kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của một doanh nghiệp. Một địa điểm kinh doanh thuận lợi sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Ngược lại, vị trí xấu sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến phát triển của doanh nghiệp.

Khi lựa chọn địa điểm kinh doanh, bạn cần xem xét các yếu tố như khách hàng của bạn đang ở đâu, vị trí đối thủ cạnh tranh, giao thông,…

4. Không Kiếm Được Đủ Vốn Và Không Tạo Được Dòng Tiền Tốt

Startup thất bại khi nó hết tiền, chấm hết.

Thả nổi bởi niềm đam mê và thái độ tích cực, nhiều nhà kinh doanh bắt đầu chỉ với tiền tiết kiệm ít ỏi và không có thêm bất kỳ nguồn vốn nào khác. Họ chỉ dựa vào một nhà đầu tư và sụp đổ khi nhà đầu tư đó rút vốn. Họ không lường trước các chi phí chìm và do đó không hề có vốn dự phòng.

Bạn không thể bắt đầu chuyến đi mà không đổ đầy bình xăng. Một chuyến đi dài thì cần nhiều bình xăng dự trữ để trong cốp. Hay ít nhất bạn cần một tấm bản đồ hay GPS để hướng dẫn bạn đến những trạm xăng trên đường đi nếu cần. Hãy áp dụng nguyên lý nào khi startup hoặc bạn có rủi ro hết xăng ngay giữa nơi hoang vu.

Hãy chi tiêu thông minh và tiết kiệm. Hãy lập một lưới an toàn đủ để bạn có thể tiếp hoạt động trong một năm bằng cách điều chỉnh chi phí hằng ngày, tuần, tháng. Số tiền chi phải không được vượt quá số tiền thu. Hãy cắt giảm nếu cần: mượn xe thay vì mua xe; thuê tạm thời thay vì thuê nhân viên toàn thời gian; sắp xếp trao đổi hàng hóa với những nhà cung cấp thay vì trả tiền.

Đừng lệ thuộc vào vốn ban đầu của bạn. Hãy tìm kiếm thêm nhiều nhà đầu tư, hoặc tìm thêm các nguồn thu nhập. Điều này khả thi ngay cả khi sản phẩm của bạn đang trong giai đoạn phát triển. Bạn có thể thực hiện các dịch vụ liên quan đến mục tiêu của doanh nghiệp, điều này có thể giúp đỡ sản phẩm của bạn. Ví dụ: trong khi nhà hàng của bạn còn nhiều tháng nữa mới mở theo kế hoạch, bạn có thể bắt đầu giao hàng đồ ăn đến các văn phòng gần đó. Việc này có thể tạo ra thu nhập thêm và đồng thời giúp mọi người biết đến nhà hàng sắp mở của bạn.

5. Đội Ngũ Quản Lý Kém

 

 

Một doanh nghiệp chỉ tốt ngang với lãnh đạo của nó. Để trở nên thành công, các thành viên đồng sáng lập phải có tâm huyết với doanh nghiệp và sở hữu kỹ năng cần thiết cũng như đạo đức nghề nghiệp.

Tức là bạn phải nghe theo lý trí chứ không phải con tim. Rất dễ để bạn quyết định hợp tác với người quen hay bạn học cũ vì họ khả dụng, ủng hộ bạn và không đắt đỏ, nhưng liệu họ có khả năng hoàn thành nghĩa vụ của họ khi thử thách ngày càng khó hơn và giờ làm việc tăng thêm? Họ có thể giải quyết các vấn đề khẩn cấp không? Liệu cháu của bạn, người chỉ vừa tốt nghiệp marketing, có thể thương lượng với các đối tác lớn? Liệu người dì yêu dấu của bạn có thể quản lý các sổ sách phức tạp mà các nhà đầu tư quan tâm tới? Liệu bạn thân của bạn có thể thực sự đạt được hợp đồng với các khách hàng quan trọng?

Hãy phân định rõ ràng quan hệ cá nhân và việc kinh doanh. Hãy lập một nhóm quản lý giỏi để có thể đẩy bản thân họ và bạn đến mục tiêu. Xem xét xem các thành viên hợp tác với bạn có đủ năng lực để giúp doanh nghiệp phát triển. Và hơn hết, đảm bảo rằng các đối tác của bạn đáng để bạn tin tưởng. Startup như một cuộc chiến vậy, và bạn cần có những người có thể giúp đỡ và trông chừng lẫn nhau.

6. Không Xác Định Đúng Và Không Đáp Ứng Được Nhu Cầu Của Khách Hàng

Nhiều startup thành lập với các ý tưởng độc đáo, sáng tạo th,ế nhưng lại không phù hợp hay không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trên thực tế, khách hàng rất ngại thử những sản phẩm mới của một công ty không có tên tuổi, chưa được xác nhận gì về uy tín.

Chính vì vậy, nếu sản phẩm hay dịch vụ của bạn quá mới lạ, chưa từng có trước đây, bạn có thể “làm thân” với khách hàng bằng cách chạy thử các chương trình thăm dò thị trường và sau đó điều chỉnh lại sản phẩm chính thức cho phù hợp với những người dùng phù hợp.

7. Lên Kế Hoạch Quá Nhiều

Lập kế hoạch là một điều tốt. Điều này có thể giúp bạn vạch ra những bước cần thực hiện để tạo hiệu quả trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, nếu đưa ra quá nhiều kế hoạch cũng như dự định, có thể khiến dự án xa rời thực tế, không thể tạo ra lợi nhuận. Bạn nên lập ra một bản kế hoạch và đưa ra một tiến trình thực thi cụ thể, sau đó vận dụng chúng ngay vào thực tế.

8. Không Quan Tâm Đến Tiếp Thị

 

 

Xây dựng thương hiệu có thể giúp hình ảnh công ty được biết đến nhiều hơn thay vì chờ đợi khách hàng gọi đến. Bắt đầu kinh doanh thông qua phương thức quảng cáo truyền miệng có thể mang lại lợi thế, tuy nhiên bạn không thể trông chờ vào mỗi cách này.

Bạn cũng không nhất thiết bỏ ra một số tiền lớn cho hoạt động quảng cáo mà có thể nghĩ ra một số hình thức để tăng việc lan truyền cho sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với ngân sách và đồng thời đạt được mục tiêu mong muốn.

9. Vô Tình Tạo Ra Một Sản Phẩm Lỗi

Cách thị trường nhìn nhận sản phẩm của bạn tùy thuộc vào cách bạn giới thiệu nó. Sau khi giải quyết các điểm lỗi trong giai đoạn thiết kế, bạn cần phải đảm bảo nó đáp ứng đúng những hứa hẹn mà bạn đưa ra cho khách hàng.

Đó là điểm thất bại của hầu hết các startup. Do quá vội vàng đưa ra sản phẩm của họ mà họ không thực hiện kiểm tra chất lượng thấu đáo. Họ muốn sản phâm được đưa ra thị trường càng sớm càng tốt để tạo ra doanh thu thỏa mãn các nhà đầu tư thiếu kiên nhẫn. Nhưng nếu không kiểm tra kỹ, sản phẩm có thể gặp sự cố trong lúc giới thiệu sản phẩm, hoặc tệ hơn, sau khi sản phẩm đã được bán ra và trong khi khách hàng đang sử dụng sản phẩm. Không có gì làm khách hàng chán ngán hơn một sản phẩm không đáp ứng kỳ vọng mà nó tạo ra. Phản ứng tiêu cực của khách hàng có thể lan tỏa nhanh như cháy rừng, khiến nhiều doanh nhân phải thực hiện kiểm soát thiệt hại cho người tiêu dùng, hoặc chịu rủi ro mất cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

Hãy dùng thời gian đủ để phát triển sản phẩm của bạn một cách hoàn thiện. Thường nó sẽ phải qua nhiều công đoạn: khái niệm, nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá, nghiên cứu thị trường, và thực hiện.

Hãy thận trọng trong quá trình phát triển sản phẩm. Đừng đốt cháy giai đoạn, dù startup của bạn có đang làm ra tiền hay không. Hãy phân bổ đủ thời gian cho mỗi công đoạn và thực hiện kiểm tra nhiều lần. Bạn có thể tham khảo ý kiến của những chuyên gia nghiêm khắc nhất mà bạn có thể liên lạc để thực hiện đánh giá sản phẩm để chắc chắn rằng sản phẩm đã thực sự hoàn thành. Sửa các điểm lỗi và thử nghiệm sản phẩm trong môi trường khắc nghiệt nhất. Cải thiện những điểm cần cải thiện – ngay cả khi bạn phải từ bỏ cái tôi và chấp nhận rằng bạn có điểm sai.

Một sản phẩm có thể thay đổi theo thời gian, nhưng mẫu đầu tiên phải hoạt động bình thường ngay sau khi nó được đưa ra khỏi dây chuyền sản xuất.

10. Thờ Ơ Đối Tượng Khách Hàng Mục Tiêu

 

 

Dù có ý tưởng tuyệt vời về một sản phẩm hay dịch vụ, nhưng thị trường vẫn không chấp nhận và bạn không bán được hàng. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên xem lại thị trường mục tiêu và nhu cầu của khách hàng. Trong bản kế hoạch kinh doanh thường mô tả những nét khác biệt trên sản phẩm hay dịch vụ và đối tượng khách hàng nhắm đến. Nếu hai yếu tố nói trên không ăn khớp với nhau, bạn phải tìm hiểu nguyên nhân từ đâu.

11. Thụ Động Trong Việc Kiếm Tiền

Đừng ngồi chờ để có được vị khách hàng đầu tiên hay chỉ mong có thể chào bán lần đầu một sản phẩm. Bạn nên nghĩ đến việc làm thế nào để tạo doanh thu ngay nếu có thể. Hãy nhận các đơn đặt hàng trước, lên lịch gặp gỡ khách hàng hay tìm cách nào đó để có thể tạo ra thu nhập. Điều này giúp bạn giữ có một thái độ tích cực và tạo ra động lực để bạn có đà phát triển tốt hơn.

12. Chi Tiêu Quá Tay

Điều này đặc biệt xảy ra đối với các công ty mới bắt đầu, tất cả những người mới khởi nghiệp đều muốn sử dụng tiền để đầu tư vào những vấn đề theo cách của họ như tiếp thị, công nghệ, sản phẩm...

Nhưng điều quan trọng là phải phù hợp với ngân sách; nếu không tính toán cẩn thận bạn có thể bỏ ra nhiều tiền quá mức cần thiết và sẽ không còn đủ cho các hoạt động trong tương lai.

13. Mở Rộng Phát Triển Quá Nhanh

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa thành công và tốc độ mở rộng kinh doanh. Đã có nhiều trường hợp thất bại khi khởi nghiệp do công ty phát triển quá nhanh chóng. Họ không thể chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, tài chính cho hoạt động mở rộng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ khó đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Đồng thời nhân viên cũng bị quá tải với khối lượng công việc quá lớn.

Tập trung vào tăng trưởng chậm nhưng ổn định là cách tối ưu nhất đối với các doanh nghiệp “trẻ”. Khi đã có cơ sở dữ liệu khách hàng và dòng tiền lưu thông ổn định, bạn có thể đưa ra quyết định chính xác về tốc độ tăng trưởng cho doanh nghiệp.

14. Làm Việc Một Mình

 

 

Ngay cả khi bạn đang là chủ sở hữu và vẫn có ý định duy trì điều này, thì bạn cũng không nên làm việc một mình. Bạn cần lắng nghe và tiếp thu những lời góp ý có giá trị từ người khác vì đây là cách tốt để hoàn thiện chính bản thân cũng như cho hoạt động kinh doanh của mình. Hãy tham gia các hội nhóm thương mại hay các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp vì nơi đây có thể giúp bạn chia sẻ các ý tưởng và tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

15. Chọn Đối Tác Sai

Nếu quyết định hợp tác làm ăn với một đối tác, ắt hẳn bạn muốn chọn một người nào đó có thể bổ sung vào kỹ năng cũng như năng lực bạn còn khiếm khuyết. Nếu chọn đối tác thích hợp, đương nhiên công việc làm ăn của bạn có khả năng thành công cao hơn.

16. Thuê Nhân Viên Trước Khi Đạt Doanh Thu Ổn Định

Các doanh nghiệp mới thường thuê nhân viên với mong đợi công việc kinh doanh trong tương lai trở nên sáng sủa hơn. Tuy nhiên, điều này có thể tạo ra áp lực về tài chính cho công ty và khi đó nhân viên có thể mất việc trước khi doanh nghiệp phát triển về sau. Vì vậy, bạn nên chọn thời điểm khi nguồn doanh thu công ty ổn định thì mới nghĩ đến việc tuyển ứng viên phù hợp.

17. Đưa Cảm Xúc Vào Công Việc Kinh Doanh

Khi đưa cảm xúc của mình vào trong hoạt động kinh doanh, bạn có thể trở nên không còn sáng suốt và dễ đưa ra các quyết định sai lầm. Do đó, bạn hãy giữ bình tĩnh để đưa ra quyết định hợp lý phù hợp với hoàn cảnh bạn phải đối mặt.

18. Không Biết Tận Dụng Các Mối Quan Hệ

Một sai lầm thường gặp ở các công ty khởi nghiệp là luôn cố gắng tự mình làm mọi thứ và hiểu mọi thứ thay vì tìm kiếm sự giúp đỡ. Nếu công ty khởi nghiệp có các mối quan hệ với các nhà đầu tư hoặc các nhà cố vấn, các công ty phải tận dụng các mối quan hệ này, hỏi thẳng xin trợ giúp và để họ tham gia vào ngay từ đầu.

Khởi nghiệp không phải là môn thể thao cá nhân. Những người phải vất vả chống đỡ nhất có vẻ là những người chần chừ chia sẻ với người khác nhất – dù là chia sẻ khối lượng công việc, hoặc cổ phần, hoặc thậm chí là mạng lưới quan hệ.

Không có gì to lớn mà chỉ một mình bạn có thể đảm đương hết. Ngay cả khi bạn đang sở hữu toàn phần những gì mà bạn đang xây dựng thì bạn vẫn cần người khác. Bạn cần ai đó để thiết kế, phát triển hoặc sản xuất nó. Và một khi xử sự với người khác như “hàng hóa” thay vì là đối tác giá trị thì cũng là lúc tự đưa mình đến thất bại thậm chí trước cả khi bắt đầu.

19. Các Vấn Đề Pháp Lý

Đôi khi chỉ từ một ý tưởng đơn giản ban đầu, công ty khởi nghiệp phát triển và tiến hoá nó thành một hệ thống phức tạp có liên quan tới các quy định pháp lý. Đây có thể là nguyên nhân chính dẫn tới việc đóng cửa công ty ngay lập tức.

20. Chấp Nhận Thua Cuộc Quá Sớm

Theo kinh nghiệm của tôi, nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người khởi nghiệp thất bại là khi cảm thấy mệt mỏi, họ sẽ bỏ cuộc và đóng cửa công ty.

Họ nên học hỏi những doanh nhân thành công như Steve Jobs và Thomas Edison. Mặc dù cả hai gặp khá nhiều thất bại nhưng họ luôn kiên định với tầm nhìn của mình cho đến khi cánh cửa thành công được mở khóa.

Tấn Phát

khám phá ngay bí quyết “làm sao để xây được nhà phố đẹp dinh thự sang
BẠC ĐẠN TIMKEN GIÁ RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Một cửa hàng áo cưới đẹp và thu hút chắc chắn sẽ giúp khơi nguồn cảm hứng cho cô dâu và chú rể về một đám cưới trong mơ với những bộ trang phục lộng lẫy nhất. Việc thu hút khách hàng từ việc trang trí là vô cùng quan trọng, giúp cửa hàng áo cưới của bạn có thể lôi kéo khách hàng tìm đến.

19/05/2018

Bạn ấp ủ ý định mở một cửa hàng bánh ngọt và mong muốn cung cấp những chiếc bánh ngọt do mình làm ra đến với nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, Bạn lại chưa hình dung được các bước phải chuẩn bị để kinh doanh tiệm bánh, cũng như còn lăn tăn trong đầu để mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn.

19/05/2018

Mỹ phẩm từ trước đến nay đều là “vũ khí tối thượng” trong việc làm đẹp của chị em. Do vậy, mặt hàng mỹ phẩm luôn được các chị em săn đón theo cách nhiệt tình nhất. Nói như vậy không có nghĩa là các chàng trai của chúng ta không có hứng thú với nó, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, trị mụn… cũng là những mỹ phẩm cần thiết cho các quý ông trong quá trình chăm chút cho vẻ đẹp nam tính của mình. Vậy nên, Kinh doanh cửa hang, shop mỹ phẩm là một trong những ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp khá hot hiện nay.

19/05/2018

Thời trang là một ngành không phải mới mẻ, nhưng lại là ngành luôn có sức hút đầu tư đáng kinh ngạc từ đủ mọi cá nhân, tổ chức lớn nhỏ. Là con đường mà có tới 30% người bắt đầu kinh doanh chọn để khởi nghiệp. Vậy nên bắt đầu từ đâu để sự nghiệp kinh doanh shop thời trang của bạn đi đúng hướng và có thể trở nên thành công.

19/05/2018

Hiện nay dịch covid đang hoành hành ở khắp các quốc gia nói chung và việt nam nói riêng và trong thời đại 4.0 ngày càng phát triển hiện nay việc xu hướng bán hàng online ngày càng được ưa chuộng. Nhưng không phải ai bán hàng cũng hiệu quả.

Xem nhiều

Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống là một lĩnh vực thu hút rất nhiều sự đầu tư, bởi lẽ nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng cao. Trong đó, kinh doanh quán ăn nhỏ được nhiều người chọn lựa để khởi nghiệp.

“Startup vốn như một chiếc tàu lượn siêu tốc, lên – xuống và lao đi với tốc độ chóng mặt. Nhiều khi không có đủ các thông tin cần thiết nhưng vẫn phải chọn một phương án tốt nhất để ra quyết định, và chấp nhận rủi ro là bị thất bại”.

Đề án kinh doanh là một văn kiện chính thức, sử dụng nhiều lí lẽ để thuyết phục những người có quyền quyết định chấp nhận thực hiện đề xuất của bạn. Một đề án kinh doanh tốt sẽ cân nhắc tất cả các cách tiếp cận khả thi cho vấn đề và hỗ trợ người chủ doanh nghiệp chọn ra được phương án tốt nhất cho tổ chức.

Kinh doanh gas là một trong số các ý tưởng kinh doanh nổi bật nhờ nhu cầu lớn của thị trường. Cùng tìm hiểu một số kinh nghiệm mở đại lý gas dành cho người đang muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh ngành nghề cung cấp gas hiện nay.
 

Với những startup, việc nắm bắt được các xu hướng mới nhất luôn là điều then chốt dẫn đến thành công.

thiết kế vậy ai chịu được
thiết kế vậy ai chịu được
cung cấp Bạc đạn giá rẻ nhất việt nam
cung cấp Bạc đạn giá rẻ nhất việt nam
u mê với mẫu phòng ngủ có 1 - 0 - 2
u mê với mẫu phòng ngủ có 1 - 0 - 2
khám phá công ty thiết kế nội thất tuyệt đẹp phong cách decor tuyệt vời
khám phá công ty thiết kế nội thất tuyệt đẹp phong cách decor tuyệt vời
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
  • Email
    Hỗ trợ
    Support 01
    Hỗ trợ
    Support 02
Hotline: 0919315977
Support 01
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Support 02
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.