1. SAI LẦM NGAY TỪ Ý TƯỞNG
Nhiều người nhất thời nãy ra một ý tưởng kinh doanh nào đó, ngẫm đi ngẫm lại vẫn thấy nó hay, nó độc. Nhưng sự thật lại không như họ nghĩ. Có đến 42% các Startup thất bại vì ý tưởng quá xa rời thực tế, không khả thi hoặc không có “cầu”.
Chính vì vậy, trước khi đưa ra một ý tưởng kinh doanh và bắt tay vào thực hiện. Chúng ta cần phải khảo sát xem ý tưởng có khả thi không, có phù hợp với thực tế không, có đáp ứng nhu cầu, giải quyết được vấn đề, khó khăn nào trong cuộc sống không? Kiểm tra xem ý tưởng đã có ai thực hiện chưa, nếu có rồi thì bạn có thể làm được gì tốt hơn không?…
2. KHÔNG CÓ KẾ HOẠCH CỤ THỂ
Nhiều người có ý tưởng kinh doanh thật sự hay nhưng lại “quên” lập cho mình một bản kế hoạch cụ thể. Cuối cùng, họ đi “chệch hướng” so với dự định ban đầu và “thất bại”.
Ý tưởng của bạn là gì? Cần bao nhiêu vốn để phát triển ý tưởng? Chi phí duy trì là bao nhiêu? Bạn sẽ vận hành doanh nghiệp như thế nào? Kế hoạch marketing ra sao? Doanh nghiệp sẽ mở ở đâu… Hãy viết tất cả những thứ đó ra.
Một kế hoạch, chiến lược cụ thể rất quan trọng. Nó sẽ giúp chúng ta “mường tượng” được những việc cần làm để xây dựng và phát triển doanh nghiệp trong tương lai.
3. NHÂN SỰ KHÔNG CHẤT LƯỢNG, CHƯA ĐỦ “MẠNH”
Một trong các chìa khóa then chốt trong việc thành lập công ty, doanh nghiệp startup đó chính là nhân sự. Nhiều công ty khởi nghiệp ban đầu chỉ có quy mô tầm 5-7 nhân viên nhưng toàn các cá nhân xuất sắc, đa năng và làm được nhiều đầu việc nên phát triển rất nhanh, lại có thể tiết kiệm nguồn nhân lực cho công ty.
Ngược lại, nếu công ty của bạn có đội ngũ nhân viên hiệu suất làm việc thấp, bạn phải thuê nhiều người chỉ để làm các công việc giống nhau thì lúc này bạn nên xem lại hệ thống nhân sự của mình. Đây là yếu tố mà ít nhà kinh doanh nhận ra cho đến khi quá muộn.
4. THIẾU VỐN
Nhiều công ty, doanh nghiệp startup hoạt động khá ổn định trong những bước đầu, thế nhưng khi khả năng hoạt động và quy mô công ty cần mở rộng hơn, họ lại rơi vào tình cảnh “đuối” và thiếu vốn để đầu tư. Theo thống kê, cứ mỗi 1.000 startup thì chỉ có 2 startup được rót vốn. Và khi được rót vốn rồi, thì cơ may được định giá từ 1 tỷ USD trở lên là 1/10.000.
Vì thế, vấn đề về vốn luôn là nỗi niềm trăn trở của không ít các startup mới thành lập.
5. KHÔNG CÓ CHÍNH SÁCH QUẢN LÍ CHI PHÍ PHÙ HỢP
Như chúng tôi đã đề cập, chi phí là vấn đề quyết định sống còn đến nhiều doanh nghiệp startup. Trên cơ sở đó, một trong các nguyên nhân dẫn đến khởi nghiệp thất bại đó chính là cách các nhà lãnh đạo công ty sử dụng chi phí.
Theo một tư liệu nghiên cứu chuyên sâu về khởi nghiệp, các doanh nhân khởi nghiệp giỏi nhất chỉ bỏ tiền ra cho những vấn đề cần thiết, và họ luôn chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng ít nhất là 6 tháng trước thời điểm mà công ty dự kiến sẽ cạn vốn. Bằng cách này, kinh phí duy trì công ty của bạn sẽ ít bị rơi vào trạng thái báo động và bạn luôn có cách xoay sở kịp thời trước khi quá muộn.
6. HỌ CHỈ CÓ MỘT MÌNH
Khởi nghiệp không phải là môn thể thao cá nhân. Những người phải vất vả chống đỡ nhất có vẻ là những người chần chừ chia sẻ với người khác nhất – dù là chia sẻ khối lượng công việc, hoặc cổ phần, hoặc thậm chí là mạng lưới quan hệ.
Không có gì to lớn mà chỉ một mình bạn có thể đảm đương hết. Ngay cả khi bạn đang sở hữu toàn phần những gì mà bạn đang xây dựng thì bạn vẫn cần người khác. Bạn cần ai đó để thiết kế, phát triển hoặc sản xuất nó. Và một khi xử sự với người khác như “hàng hóa” thay vì là đối tác giá trị thì cũng là lúc tự đưa mình đến thất bại thậm chí trước cả khi bắt đầu.
7. CHỌN SAI ĐỐI TÁC ĐỂ KHỞI NGHIỆP
Khi thành lập công ty hay doang nghiệp, chắc chắn bạn sẽ cần làm việc với các nhà cung cấp và các đơn vị hỗ trợ cho việc phát triển công ty, doanh nghiệp của bạn. Thế nhưng, việc chọn lựa không đúng cũng sẽ dẫn đến khởi nghiệp thất bại. Chẳng hạn như trong khâu vận chuyển, bạn chọn được một đơn vị nhưng đây lại là đơn vị có mức giá dịch vụ cao, chất lượng lại không ổn định. Hoạt động cùng với đơn vị như vậy không chỉ khiến túi tiền của bạn ngày càng cạn kiệt mà còn giảm uy tín của doanh nghiệp bạn trên thị trường – điều mà không công ty startup nào nên mắc phải.
8. CHƯA BIẾT CÁCH TIẾP THỊ, QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU ĐẾN KHÁCH HÀNG
Theo nhiều quan sát và thống kê về các doanh nghiệp startup trên thị trường, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong các nguyên nhân chính yếu dẫn đến khởi nghiệp thất bại là do doanh nghiệp chưa tiếp thị đúng cách. Bạn có thể bắt gặp một loại hình dịch vụ hay, hấp dẫn hay một loại sản phẩm chưa ai từng nghĩ đến, thế nhưng những sản phẩm, dịch vụ này nhanh chóng “chết yểu” vì không được quảng bá và thúc đẩy để tiếp cận đến những người dùng cần nó thực sự.
Để cải thiện vấn đề này, bạn nên tập trung vào yếu tố các kênh mạng xã hội, truyền thông, mạng Internet… thay vì các kênh quảng bá truyền thống.
9. KHÔNG THỂ NHẬN RA ĐIỀU MÀ HỌ KHÔNG BIẾT
Đây có thể là một nguyên nhân hàng đầu cho sự thất bại trong khởi nghiệp.
Ngay cả khi bạn có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, giây phút mà bạn nghĩ rằng mình có tất cả câu trả lời thì cũng là lúc bạn dừng lắng nghe. Và khi bạn dừng lắng nghe, bạn dừng học hỏi, nhận thức của bạn bị che mờ và bạn bắt đầu ra quyết định dựa trên những giả định.
Hãy luôn dè chừng những gì mà bạn không biết. Và khi bạn tìm ra điều gì đó, đừng tự đặt mình ở tư thế “kẻ bề trên”. Hãy ngồi xuống. Hãy khiêm tốn. Bạn sẽ phát triển và học nhanh hơn với cách đó.
10. KHÔNG Ở TRONG “LÀN ĐƯỜNG CỦA HỌ”
Một nhà sáng lập không có kinh nghiệm về sáng tạo lại thích ý kiến về chuyện này.
Ở trong làn đường của bạn cũng chính là một kỹ năng. Điều đó có nghĩa là sẵn sàng bước sang một bên và để người khác có kiến thức và kinh nghiệm hơn lái xe, như thế bạn có thể duy trì tốt trách nhiệm chính của bạn.
Ngay khi một nhà khởi nghiệp cố đội lên đầu mọi chiếc mũ, họ bắt đầu bước xuống một lối đi nguy hiểm.
11. HỌ KHÔNG THỂ ĐẢM ĐƯƠNG TRÁCH NHIỆM
Sự thật thì nhiều người muốn danh xưng “giám đốc điều hành” hay “nhà sáng lập” và thích ý tưởng trở thành “nhà khởi nghiệp” suy nghĩ cấp tiến hơn là họ thực sự muốn làm một người như thế bằng xương bằng thịt.
Thành thật mà nói, là một nhà khởi nghiệp thì việc phải gánh trách nhiệm phục vụ người khác chiếm phần lớn so với việc được nhìn nhận vai trò này. Nếu bạn có nhân viên làm việc cho bạn, họ đang trông cậy bạn sẽ chăm lo cho họ. Bạn là người trả lương hằng tháng. Bạn là người phải bảo đảm rằng mọi người hạnh phúc, hay thậm chí là thỏa mãn. Bạn là người phải thức dậy mỗi sáng và định hướng con tàu dù cho bạn đang cảm thấy thế nào đi nữa.
Bất cứ ai nghĩ rằng việc khởi nghiệp là để được nhìn nhận như một nhà khởi nghiệp thì ngay từ đầu đã không bao giờ là một nhà khởi nghiệp.
12. HỌ KHÔNG BIẾT CÁCH ĐỂ “NÔN NÓNG MỘT CÁCH KIÊN NHẪN”
Cụm từ này thể hiện sự cân bằng giữa tham vọng và nhẫn nại, khát khao và hài lòng. Thường thì mọi người nghĩ chỉ có thể có cái này hoặc cái khác. Nhưng không hẳn là vậy. Điểm cân bằng là “nôn nóng một cách kiên nhẫn”. Bạn phải ý thức rằng cần có thời gian để đạt được những điều lớn lao và sẵn lòng bước đi trên con đường dài, đồng thời đủ nôn nóng, thôi thúc để không bao giờ chịu chấp nhận nguyên trạng. Bạn mong muốn ăn mừng chiến thắng và đẩy mình tiến về thắng lợi kế tiếp.
13. KHÔNG XEM TRỌNG KHÁCH HÀNG
Khách hàng giờ đây có nhiều lựa chọn hơn trước kia. Không mua hàng của người này họ có thể mua của người khác. Có thể sản phẩm của bạn tốt thật đấy nhưng điều đó sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn đối đãi với khách hàng “không đủ tốt”. Họ có thể bỏ bạn đi bất cứ lúc nào.
14. KHÔNG HỌC HỎI TỪ NHỮNG SAI LẦM
Một số startup thất bại chỉ vì bảo thủ, cứng đầu không chịu thừa nhận và sửa chữa những sai lầm. Dù khách hàng, nhân viên có có đề xuất, góp ý gì thì họ vẫn không chịu thay đổi, cứ giữ khư khư cái tôi của mình.
Nếu không rút ra kinh nghiệm từ những sai lầm, không chịu thay đổi thì bạn chỉ tốn thêm nhiều thời gian, tiền bạc mà thôi. Không những vậy, càng cố chấp bạn càng khiến nhân viên, khách hàng rời xa mình.
Nguyễn Ngọc
Một cửa hàng áo cưới đẹp và thu hút chắc chắn sẽ giúp khơi nguồn cảm hứng cho cô dâu và chú rể về một đám cưới trong mơ với những bộ trang phục lộng lẫy nhất. Việc thu hút khách hàng từ việc trang trí là vô cùng quan trọng, giúp cửa hàng áo cưới của bạn có thể lôi kéo khách hàng tìm đến.
Bạn ấp ủ ý định mở một cửa hàng bánh ngọt và mong muốn cung cấp những chiếc bánh ngọt do mình làm ra đến với nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, Bạn lại chưa hình dung được các bước phải chuẩn bị để kinh doanh tiệm bánh, cũng như còn lăn tăn trong đầu để mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn.
Mỹ phẩm từ trước đến nay đều là “vũ khí tối thượng” trong việc làm đẹp của chị em. Do vậy, mặt hàng mỹ phẩm luôn được các chị em săn đón theo cách nhiệt tình nhất. Nói như vậy không có nghĩa là các chàng trai của chúng ta không có hứng thú với nó, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, trị mụn… cũng là những mỹ phẩm cần thiết cho các quý ông trong quá trình chăm chút cho vẻ đẹp nam tính của mình. Vậy nên, Kinh doanh cửa hang, shop mỹ phẩm là một trong những ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp khá hot hiện nay.
Thời trang là một ngành không phải mới mẻ, nhưng lại là ngành luôn có sức hút đầu tư đáng kinh ngạc từ đủ mọi cá nhân, tổ chức lớn nhỏ. Là con đường mà có tới 30% người bắt đầu kinh doanh chọn để khởi nghiệp. Vậy nên bắt đầu từ đâu để sự nghiệp kinh doanh shop thời trang của bạn đi đúng hướng và có thể trở nên thành công.
Hiện nay dịch covid đang hoành hành ở khắp các quốc gia nói chung và việt nam nói riêng và trong thời đại 4.0 ngày càng phát triển hiện nay việc xu hướng bán hàng online ngày càng được ưa chuộng. Nhưng không phải ai bán hàng cũng hiệu quả.
Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống là một lĩnh vực thu hút rất nhiều sự đầu tư, bởi lẽ nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng cao. Trong đó, kinh doanh quán ăn nhỏ được nhiều người chọn lựa để khởi nghiệp.
“Startup vốn như một chiếc tàu lượn siêu tốc, lên – xuống và lao đi với tốc độ chóng mặt. Nhiều khi không có đủ các thông tin cần thiết nhưng vẫn phải chọn một phương án tốt nhất để ra quyết định, và chấp nhận rủi ro là bị thất bại”.
Đề án kinh doanh là một văn kiện chính thức, sử dụng nhiều lí lẽ để thuyết phục những người có quyền quyết định chấp nhận thực hiện đề xuất của bạn. Một đề án kinh doanh tốt sẽ cân nhắc tất cả các cách tiếp cận khả thi cho vấn đề và hỗ trợ người chủ doanh nghiệp chọn ra được phương án tốt nhất cho tổ chức.
Với những startup, việc nắm bắt được các xu hướng mới nhất luôn là điều then chốt dẫn đến thành công.