Cứ mỗi năm qua đi những xu hướng công nghệ mới lại có thêm nhiều biến đổi, có thể là những xu hướng công nghệ quá đỗi quen thuộc được nâng lên một tầm cao mới hay những công nghệ hữu ích mà ít người biết đến. Dưới đây là một vài dự đoán của Way.com.vn về các xu hướng công nghệ sẽ lên ngôi trong năm 2020.
1. Nhà Thông Minh: Tự Động Hóa Thực Sự
Trong những năm qua, các "ông lớn" công nghệ như Amazon, Apple và Google đã tranh giành lấy thị trường béo bở này.
Những trợ lý ảo - Alexa, Google Assistant và Siri - có thể tự động mở nhạc, điều khiển bóng đèn và khởi động máy hút bụi sau khi nghe mệnh lệnh từ con người.
Vào tháng 12 vừa qua, 3 hãng công nghệ này quyết định “đình chiến” và hợp tác cùng nhau. Họ tuyên bố đang phối hợp để xây dựng một tiêu chuẩn chung cho phép các sản phẩm nhà thông minh tương thích với nhau.
Nói cách khác, khi bạn mua một bóng đèn kết nối Internet có khả năng tương thích với trợ lý ảo Alexa, thì bóng đèn này cũng sẽ tương thích với Siri và Google Assistant. Nhờ đó, khách hàng sẽ không còn cảm thấy bối rối khi mua những sản phẩm gia dụng thông minh vì tất cả sản phẩm này đều có thể tương thích với các trợ lý ảo.
Nhà phân tích công nghệ Carolina Milanesi thuộc công ty nghiên cứu Creative Strategies cho rằng, việc chuẩn hóa công nghệ là một bước đi cần thiết giúp các ông lớn công nghệ đạt được mục tiêu tối hậu, đó là xây dựng những ngôi nhà thông minh, tự động hóa hoàn toàn, con người không cần phải trực tiếp ra lệnh cho các trợ lý ảo phải làm gì.
“Nếu tôi mở cửa, cái cửa cần ‘thông báo’ với những bóng đèn rằng cửa đã mở và do đó đèn cần phải bật lên”, Milanesi giải thích thêm.
Khi điều đó thành hiện thực, ngôi nhà của chúng ta sẽ thực sự… thông minh.
2. Công Nghệ 5G Phát Triển
Năm 2019, ngành công nghiệp kết nối không dây bắt đầu dịch chuyển sang công nghệ 5G, giúp truyền dẫn dữ liệu với tốc độ cực nhanh. Với công nghệ này, chúng ta chỉ mất vài giây để tải về một bộ phim.
Tuy vậy, việc trình làng công nghệ 5G chưa tạo được tiếng vang và chưa được nhân rộng. Tại Mỹ, các nhà mạng chỉ triển khai 5G ở một số thành phố, và chỉ một số ít mẫu smartphone có thể tương thích với công nghệ mới này.
Đến năm 2020, công nghệ 5G sẽ đạt được những bước tiến mới. Nhà mạng Verizon của Mỹ kỳ vọng một nửa dân số nước này sẽ tiếp cận công nghệ 5G vào năm nay. Trong khi đó, nhà mạng AT&T cho rằng dịch vụ 5G Plus của họ sẽ được triển khai đến 30 thành phố vào đầu năm 2020.
Theo dự đoán, sẽ có ngày càng nhiều thiết bị có thể tương thích với công nghệ kết nối không dây 5G. Cụ thể, Samsung đã bắt đầu tích hợp công nghệ 5G trên một số thiết bị Galaxy đời mới. Trong khi đó, Apple cũng được kỳ vọng sẽ cho ra mắt những chiếc iPhone tương thích với công nghệ 5G vào năm nay.
3. Thiết Bị Đeo Thông Minh
Trong vài năm gần đây, sự cạnh tranh khốc liệt khiến các hãng chăm chút, tạo ra những chiếc vòng đeo tay, đồng hồ thông minh tốt hơn.
Khởi đầu với Nike Fuelband, thiết bị nhỏ gọn đeo trên cổ tay có thể cung cấp những thông số cơ bản về sức khỏe thông qua ứng dụng kết nối với smartphone. Đến năm 2015, sự ra đời của Apple Watch là bước ngoặt của thiết bị theo dõi sức khỏe đeo tay khi có thể đếm bước đi, tính toán lượng calo, đưa ra cảnh báo khi chúng ta ngồi quá lâu và nhiều công cụ hữu ích khác.
Năm 2016, Apple ra mắt tai nghe không dây hoàn toàn AirPods tích hợp trợ lý ảo Siri, khả năng kết nối và đồng bộ hoàn hảo với các thiết bị thuộc hệ sinh thái của Apple. Nhờ ra mắt đúng thời điểm, Apple đã trở thành một trong những hãng sản xuất thiết bị đeo lớn nhất thế giới.
Sau Apple, rất nhiều cái tên lớn như Xiaomi, Samsung hay Huawei cũng gia nhập thị trường này. Cuối năm ngoái, Google đã chi 2,1 tỷ USD mua lại Fitbit nhằm hy vọng cạnh tranh sòng phẳng với Táo khuyết.
Với chip xử lý siêu nhỏ, những thiết bị đeo trong tương lai có thể đảm nhiệm nhiều công việc hơn, ví dụ như tai nghe theo dõi sức khỏe kiêm máy trợ thính.
4. Công Nghệ Edge Ngày Càng Được Hỗ Trợ
Điện toán biên (Edge computing) là một cấu trúc liên kết nơi mà việc xử lý thông tin, thu thập nội dung và phân phối được đặt gần nguồn thông tin hơn, với mục tiêu giữ lưu lượng truy cập nội bộ sẽ giảm độ trễ (latency). Sự đầu tư tập trung của công nghệ này là kết quả của nhu cầu về việc hệ thống IoT có thể đáp ứng được các năng lực phân tán, ứng dụng nhúng trong lĩnh vực IoT. Loại hình cấu trúc liên kết này sẽ giải quyết các thách thức của chi phí WAN cao và mức độ trễ không thể chấp nhận được. Hơn nữa, nó sẽ cho phép tập trung được vào chi tiết cụ thể của giải pháp kinh doanh kỹ thuật số và CNTT.
“Công nghệ và tư duy sẽ tiến tới một điểm nơi mà trải nghiệm sẽ kết nối mọi người với hàng trăm thiết bị biên (Edge)”
Từ nay cho tới 2028, Gartner kì vọng sự gia tăng ổn định trong việc nhúng cảm biến, lưu trữ, tính toán và các năng lực AI tiên tiến trong các thiết bị Edge. Nói chung, tính thông minh của một loạt các thiết bị đầu cuối, từ thiết bị công nghiệp đến màn hình đến điện thoại thông minh cho máy phát điện ô tô sẽ dịch chuyển về Edge.
5. Những Cải Tiến Theo Hướng AI
Những cải tiến theo định hướng AI sẽ hướng vào các công cụ, công nghệ và các phương pháp hay nhất để nhúng AI vào các ứng dụng và sử dụng AI để tạo các công cụ hỗ trợ AI cho quá trình phát triển sản phẩm. Xu hướng này đang phát triển theo ba chiều:
Các công cụ được sử dụng để xây dựng các giải pháp hỗ trợ AI đang mở rộng từ các công cụ hướng mục tiêu là các nhà khoa học dữ liệu (cơ sở hạ tầng AI, khung AI và nền tảng AI) cho tới các công cụ nhắm đến cộng đồng nhà phát triển phần mềm chuyên nghiệp (nền tảng AI, dịch vụ AI). Với những công cụ này, nhà phát triển phần mềm chuyên nghiệp có thể đưa vào các năng lực và mô hình hỗ trợ AI vào một ứng dụng mà không cần sự tham gia của một nhà khoa học dữ liệu chuyên nghiệp.
Các công cụ được sử dụng để xây dựng các giải pháp được vận hành bởi AI đang được trang bị năng lực hướng AI hỗ trợ các nhà phát triển chuyên nghiệp và tự động hóa các nhiệm vụ liên quan đến việc phát triển các giải pháp nâng cao AI. Phân tích tăng cường, thử nghiệm tự động, tạo mã tự động và phát triển giải pháp tự động sẽ đẩy mạnh quá trình phát triển và tạo điều kiện cho nhiều người dùng hơn để phát triển các ứng dụng.
Các công cụ được AI hỗ trợ đang phát triển theo hướng từ việc hỗ trợ và tự động hóa các tác vụ liên quan đến phát triển ứng dụng (AD) để được nâng cao với chuyên môn về lĩnh vực kinh doanh và tự động hóa hoạt động cao cấp hơn trong quy trình AD (từ phát triển chung đến thiết kế giải pháp kinh doanh).
Thị trường sẽ chuyển từ tập trung vào các nhà khoa học dữ liệu hợp tác với các nhà phát triển phần mềm thành mô hình các nhà phát triển phần mềm hoạt động độc lập bằng cách sử dụng các mô hình được xác định trước. Điều này cho phép nhiều nhà phát triển phần mềm sử dụng dịch vụ hơn và tăng tính hiệu quả. Các xu hướng này cũng dẫn đến việc sử dụng chính thống hơn từ các nhà phát triển phần mềm ảo và các nhà phát triển ứng dụng không chuyên llà công dân.
6. Điện Toán Đám Mây
Điện toán đám mây, nền tảng cho phép các ứng dụng và dữ liệu được sử dụng, truy cập và quản lý mọi lúc, mọi nơi đã trở nên thông dụng trong thập kỷ qua. Đó là bởi vì điện toán đám mây đã mang đến những lợi thế vượt trội từ khả năng mở rộng, khả năng phục hồi và tiết kiệm chi phí so với các mô hinh tính toán truyền thống chủ yếu dựa trên hạ tầng phần cứng tốn kém nằm trong các trung tâm dữ liệu tập trung của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều tổ chức đã sớm nhận thấy việc đưa toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp lên nền tảng của một nhà cung cấp dịch vụ đám mây duy nhất thường không khả thi. Đơn giản là có quá nhiều hệ thống dữ liệu khác nhau về mặt kỹ thuật và địa lý để phối kết hợp. Và vì vậy, gần đây, các tổ chức lớn đang áp dụng cách tiếp cận đa đám mây lai - sự pha trộn giữa đám mây công cộng, đám mây riêng và tài nguyên tại chỗ từ các nhà cung cấp khác nhau. Điều này cho phép doanh nghiệp sử dụng giải pháp tốt nhất cho các nhiệm đồng thời tránh bị phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp nào. Cách tiếp cận đa đám mây lai này đã trở thành một hướng đi khả thi cho các doanh nghiệp, đặc biệt khi các dịch vụ đám mây công cộng trong môi trường lai đã chứng minh khả năng hỗ trợ các nhu cầu bảo mật, bảo vệ dữ liệu và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của doanh nghiệp.
Mặc dù điện toán đám mây lai cung cấp tính linh hoạt tối đa, nhưng nó chỉ hoạt động nếu dựa trên các tiêu chuẩn mở để các nhà phát triển phần mềm có thể xây dựng ứng dụng một lần và chạy nó ở bất cứ đâu.
Hiện nay, tính ưu việt của điện toán đám mây lai đã được công nhận rộng rãi, trong năm 2020, đám mây lai sẽ đi theo hướng chính thống, tạo tiền đề thiết lập mô hình cho việc ứng dụng và xử lý dữ liệu của doanh nghiệp và sẽ tiếp tục phát triển trong thập kỷ tới. Các nhà phân tích đánh giá đám mây lai sẽ tạo ra cơ hội thị trường trị giá 1,2 nghìn tỷ đô la và gần 80% những người ra quyết định CNTT sẽ ứng dụng đám mây lai trong tương lai.
7. Điện Toán Lượng Tử
Hiện vẫn còn là ở giai đoạn sơ khai của một trong những công nghệ hứa hẹn nhất của tương lai - Điện toán lượng tử. Tuy nhiên trong thập kỷ tới, điện toán lượng tử sẽ vượt ra khỏi phạm vi của lý thuyết để bước vào thế giới của những trải nghiệm, ứng dựng thực tế. Kể từ khi máy tính lượng tử đầu tiên được đưa lên đám mây vào năm 2016, IBM đã tập trung nâng cao tính sẵn sàng của công nghệ này, tạo tiền đề để có thể sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau, các trường đại học, viện nghiên cứu và bất kỳ ai được truyền cảm hứng từ tiềm năng điện toán lượng tử.
8. Chuỗi Khối (Blockchain)
Năm 2019, blockchain đã thể hiện là một trong những xu hướng công nghệ chính được xem xét nghiên cứu và ứng dụng vào các doanh nghiệp. Năm tới, công nghệ “Sổ cái số” sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng trở thành phương tiện mà các doanh nghiệp có thể tin tưởng và xác minh mọi giao dịch, ngay cả khi giao dịch với chuỗi cung ứng lớn nhất toàn cầu.
IBM Food Trust là mạng blockchain đang được sử dụng bởi các nhà bán lẻ như WalMart, Albertson và Carrefour. Các nhà cung cấp thực phẩm lớn như Dole và Raw Seafoods, cũng như một loạt các đối tác trong chuỗi cung ứng, cũng đang sử dụng công nghệ để theo dõi nguồn cung ứng, vận chuyển và giao hàng. Hơn 200 ứng dụng mạnh mẽ của Food Trust cho phép các nhà bán lẻ theo dõi nhanh chóng và chính xác nguồn gốc của nhiều loại thực phẩm cụ thể trong trường hợp phải thu hồi liên quan đến an toàn.
Một ví dụ khác là TradeLens, một mạng lưới blockchain cho chuỗi cung ứng vận chuyển toàn cầu, được tạo ra bởi A.P. Moller-Maersk và IBM. TradeLens hiện mang dữ liệu của hơn một nửa số hàng hóa vận chuyển đường biển trên thế giới. Khi các mạng blockchain như Food Trust và TradeLens phát triển và trưởng thành, chúng đã bắt đầu thu thập hàng triệu điểm dữ liệu, điều này sẽ mở ra cơ hội mới cho khả năng học máy và khả năng dựa trên AI.
Với việc blockchain trở thành một nền tảng nghiệp vụ cơ bản cho ngày càng nhiều ngành công nghiệp, trọng tâm công nghệ sẽ chuyển sang khả năng tương tác - thiết lập các tiêu chuẩn cho các hệ thống mở để các mạng blockchain hiện tại có thể giao tiếp và tích hợp với các hệ thống đang có và các mạng blockchain bên ngoài khác. Các tiêu chuẩn mở sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng tốc độ áp dụng blockchain trên các ngành công nghiệp.
9. Đa Trải Nghiệm (Multiexperience)
Việc trải nghiệm sẽ thay đổi từ "người hiểu công nghệ" sang "công nghệ phải hiểu con người". Công nghệ đa trải nghiệm cho phép người dùng trải nghiệm nhiều nhất chỉ trong một ứng dụng, thiết bị. Ví dụ cho công nghệ này, Domino's Pizza - Thương hiệu đồ ăn nổi tiếng đã thiết kế app vượt xa ứng dụng đặt hàng thông thường. Ứng dụng cho phép linh hoạt giao vận, theo dõi quá trình vận chuyển Pizza và giao tiếp với khách hàng bằng loa thông minh. Trong tương lai, đa trải nghiệm sẽ hiện hữu xung quanh cuộc sống con người.
Sự kết hợp của các công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế ảo tăng cường (AR), và công nghệ cảm biến sẽ giúp người dùng trải nghiệm đa không gian, trong nhiều lĩnh vực như giải trí, nghiên cứu, giảng dạy, an ninh…
10. Máy Tính Lượng Tử
Điện toán lượng tử là một loại máy tính phi cổ điển dựa trên trạng thái lượng tử của các hạt hạ nguyên tử đại diện cho thông tin được biểu thị dưới dạng các bit lượng tử hoặc “qubit”.
Các máy tính lượng tử là một mô hình tính toán có thể mở rộng theo cấp số nhân. Một cách để hình dung sự khác biệt giữa các máy tính truyền thống và lượng tử là tưởng tượng ra một thư viện sách khổng lồ.
Trong khi một máy tính truyền thống sẽ đọc mọi cuốn sách trong một thư viện theo dạng tuyến tính thì máy tính lượng tử sẽ đọc tất cả các cuốn sách cùng một lúc. Về mặt lý thuyết, máy tính lượng tử có thể làm việc trên hàng triệu phép tính cùng một lúc. Điện toán lượng tử khi được ứng dụng vào dịch vụ thương mại với giá cả phải chăng và đáng tin cậy sẽ biến đổi một số ngành khác nhau.
Các ứng dụng trong thế giới thực bao gồm từ cá nhân hóa y học để tối ưu hóa nhận dạng các mẫu. Công nghệ này vẫn đang trong giai đoạn phát triển, đồng nghĩa với việc đây là thời điểm tốt để các doanh nghiệp nâng cao hiểu biết của họ về các ứng dụng tiềm năng và rà soát các tác động về bảo mật. Thuật toán lượng tử cụ thể sẽ mang lại lợi thế lớn cho một nhóm các doanh nghiệp nhất định nhưng ngoài các doanh nghiệp đó thì hầu hết các doanh nghiệp khác có thể vẫn ở trong giai đoạn thăm dò thị trường cho đến năm 2022 và bắt đầu khai thác công nghệ này sau đó.
11. Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Streaming
Streaming hoặc media streaming là một kỹ thuật để chuyển dữ liệu, có thể được xử lý như một dòng ổn định và liên tục. Hiện chúng ta hay “live stream”. Chúng ta đã tiến rất nhanh đến kỷ nguyên của công nghệ streaming. Và xu thế này chắc chắn sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
Theo hãng nghiên cứu eMarketer, vào năm 2019, Netflix là dịch vụ xem video phổ biến nhất tại Mỹ. Cụ thể, người Mỹ dành trung bình 23 phút mỗi ngày để xem các video của Netfflix.
Tuy vậy, đến năm 2020, khoảng thời gian người Mỹ dành để xem video trên nền tảng Netflix sẽ giảm đi do sự xuất hiện của những dịch vụ xem video khác như Disney Plus, HBO Max và Apple TV Plus.
Ross Benes, một nhà phân tích tại eMarketer cho biết: “Mặc dù người Mỹ đang dành nhiều thời gian hơn để xem các video trên Netflix, sự chú ý của người dân sẽ bị phân tán do sự xuất hiện của nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác".
Mrs Hoàng Quyên
Bạn đang sở hữu căn hộ chung cư và có dự định thiết kế nội thất nhưng chưa biết lựa chọn phong cách nào? Thì hãy cùng Way.com.vn điểm qua 7 phong cách thiết kế nội thất chung cư phổ biến đang được ưa chuộng nhất và chọn ra phong cách phù hợp nhất với ngôi nhà của bạn nhé!
Chân lý chính là sự thật của cuộc sống, nó luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian . Nó giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu hay làm một thứ gì và nếu áp dụng thành thạo Chân lý vào đời sống hiện thực thì sẽ rất hữu ích cho chúng ta. Thật ra chân lý đôi khi chỉ là những điều rất đơn giản và gần gủi, nhưng không phải ai cũng thấu hiểu.
Những ý tưởng kinh doanh mới lạ sẽ biến thương hiệu của bạn trở nên độc đáo và luôn thu hút khách hàng.
Một ý tưởng kinh doanh dù độc đáo hay không, trước hết phải là một ý tưởng kinh doanh đem lại giá trị cho người sử dụng. Nó có thể giải quyết một vấn đề mà mọi người đang gặp phải, hoặc đáp ứng một nhu cầu mọi người đang có.
Chúng ta đang sống trong thời đại thương mại điện tử. Việc sở hữu một website thương mại điện tử cho riêng mình đã trở thành "điều kiện cần" để các doanh nghiệp/chủ shop tham gia sân chơi thương mại toàn cầu. Vì vậy, nếu bạn đang muốn bắt đầu kinh doanh Thương mại điện tử của riêng mình, bạn có thể lấy cảm hứng từ một số website thương mại điện tử hàng đầu thế giới
Đi đâu bạn cũng nghe đến cụm từ 4.0 và điện thoại cũng không ngoại lệ cho những cái “chạm tay ” và sử dụng trong thời buổi công nghệ số. Hàng ngàn thiết kế, sản phẩm điện thoại số ra đời nhưng cái nào đáng mua, nên mua điện thoại nào chính là nỗi băn khoăn của nhiều người.